Đánh giá hiệu quả của chính sách hai con ở Trung Quốc
Chính sách mới này đã có hiệu lực từ tháng 3/2017 sau khi Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc lần thứ XII chính thức thông qua.
Theo "Diễn đàn Đông Á" số mới ra, trong Đại hội trên, ông Wang Pei'an, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia về sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình của Trung Quốc đã báo cáo trong năm 2016, số trẻ sinh ra tại các bệnh viện trung ương lên tới 18.460.000 trẻ và tỷ lệ sinh đạt 1,7% - mức cao nhất kể từ năm 2000.
Tiến bộ ban đầu này là nhờ nỗ lực của Chính phủ và xã hội Trung Quốc trong năm qua.
Để khuyến khích các cặp vợ chồng sinh con thứ hai, Hội nghị lần thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc đã xem xét “Sửa đổi luật dân số và kế hoạch hóa gia đình”. Dự thảo mới này nhằm thực hiện “chính sách hai con toàn diện” và khuyến khích các cặp vợ chồng nên có hai con.
Trong dự thảo, chính phủ đã chú ý sử dụng thuật ngữ “khuyến khích” thay vì “cho phép”.
Khuyến khích sinh sản trở nên phổ biến trong nhiều lĩnh vực của xã hội Trung Quốc. Ví dụ, nhiều đài truyền hình đang nỗ lực tạo ra một bầu không khí tôn trọng gia đình và khả năng sinh sản, thông qua các chương trình truyền hình về Lễ hội Mùa xuân thường niên.
Tuy nhiên, chính sách hai con không dễ gì giải quyết được các vấn đề về dân số ở Trung Quốc. Gia tăng dân số hàng năm trong năm 2016 là 17.860.000 người, nhiều hơn so với năm 2015 là 1.310.000 người. Song ở một số tỉnh, tỷ lệ sinh sản năm 2016 vẫn còn thấp hơn so với năm trước đó.
Theo Ủy ban Quốc gia về sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình, kể từ đầu năm 2016, hơn một nửa trong số 90 triệu cặp vợ chồng mới có phụ nữ ở độ tuổi từ 35 trở lên.
Geng Linlin, Phó Giám đốc Trung tâm lâm sàng, Viện Nghiên cứu Khoa học thuộc Ủy ban này lưu ý rằng phần lớn trong số những người phụ nữ này cảm thấy khó khăn trong việc sinh con thứ hai.
Ngoài ra, theo nghiên cứu của học giả về dân số Liang Jianzhang, 70-80% cặp vợ chồng Trung Quốc muốn có hai con, nhưng chỉ có 3% “dám” sinh con thứ hai. Trong thập kỷ tới, số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sẽ giảm xuống còn khoảng 40%.
Do đó, nhiều khả năng tỷ lệ sinh trong năm 2018 sẽ giảm mạnh. Ngay cả với những thay đổi chính sách, các yếu tố xã hội khác cũng đang tiếp tục cản trở tỷ lệ sinh.
Trong một cuộc khảo sát được Ủy bay này thực hiện hồi năm 2015, rất nhiều cặp vợ chồng ngại sinh con thứ hai do áp lực tài chính, công việc nuôi dạy con cái và thiếu người chăm sóc. Các yếu tố xã hội hạn chế tỷ lệ sinh cũng rất đa dạng, từ phân biệt đối xử lao động nữ cho đến ô nhiễm môi trường, sử dụng hóa chất phổ biến hoặc tiếp xúc với bức xạ điện từ.
Tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng đến khả năng và mong muốn tiếp tục sinh đẻ của người dân. Kết quả là ngày càng có nhiều người Trung Quốc tìm cách ra nước ngoài để thực hiện ước mơ của họ về việc sinh con thứ hai.
Các nhà nghiên cứu và chuyên gia ủng hộ Chính phủ Trung Quốc phải có thêm các biện pháp. Liang Jianzhang đã lập luận rằng “ngay khi có một kế hoạch đầy tham vọng thì phải có các biện pháp thích hợp để thực hiện”.
Mặc dù “chính sách hai con toàn diện” của Trung Quốc có thể tạm thời giải tỏa việc giảm tổng dân số và lực lượng lao động đang có nguy cơ bị thu hẹp, nhưng vấn đề khó khăn hơn là Chính phủ Trung Quốc phải có những giải pháp nào để làm chậm cơ cấu dân số đang lão hóa và suy giảm trong thời gian dài hạn.
Liệu các chính sách về kế hoạch hóa gia đình có nên được bãi bỏ hoàn toàn hay không?
Tháng 11/2016, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc đã công bố một bản báo cáo rất quan trọng chỉ ra rằng những thay đổi lối sống có thể dẫn đến sự chậm trễ trong hôn nhân và sinh đẻ.
Để tránh rơi vào “bẫy sinh đẻ thấp” - khi mà sinh sản và hành vi sinh sản của người dân tiếp tục giảm bất chấp các biện pháp chính sách tích cực - Trung Quốc cần phải tiếp tục nới lỏng hoặc thậm chí xóa bỏ các hạn chế về sinh sản.
Ngày 5/3/2017, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã nêu trong Báo cáo công tác của chính phủ rằng “để thích ứng với việc thực hiện chính sách hai con toàn diện, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cần phải được tăng cường”. Đây dường như là một bước đi đúng hướng.
Tuy nhiên, để khuyến khích các cặp vợ chồng có con thứ hai, Chính phủ Trung Quốc nên xem xét đưa ra thêm biện pháp để hỗ trợ và trợ cấp các chi phí liên quan đến cuộc sống gia đình, đặc biệt là trong các lĩnh vực giáo dục, chăm sóc y tế và việc làm.
Điều này sẽ giảm bớt áp lực nuôi trẻ và giúp điều chỉnh một số gánh nặng xã hội và tài chính vốn làm nản lòng các cặp vợ chồng trẻ ở Trung Quốc ngày nay.
>>> Trung Quốc sẽ tạo hơn 50 triệu việc làm mới ở thành thị đến năm 2020
Tin liên quan
-
Kinh tế số
Cửa hàng tiện lợi ở Nhật Bản “tiến thoái lưỡng nan” do thiếu lao động
18:21' - 25/04/2017
Tình trạng thiếu hụt nhân lực ngày càng trầm trọng ở Nhật Bản đang đe dọa các chuỗi cửa hàng tiện lợi.
-
Kinh tế Thế giới
Dân số Trung Quốc sẽ đạt 1,42 tỷ vào năm 2020
07:37' - 08/02/2017
Đến năm 2020, tổng dân số cả nước Trung Quốc sẽ đạt khoảng 1,42 tỷ người.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Khám phá thành phố Taxco - “thủ đô bạc” của Mexico
07:00'
Giữa những dãy núi trùng điệp của bang Guerrero (Mexico), có một thành phố nhỏ nhưng đầy mê hoặc là Taxco.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 12/7
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 12/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 12/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Kết nối hỗ trợ, bảo vệ trẻ bị bạo hành tại Trường Mầm non Gia Thụy, Hà Nội
19:12' - 11/07/2025
Cô giáo chia sẻ, do cháu không ngủ trưa cô phạt, nhà trường mong muốn gia đình bỏ qua sự việc nhưng gia đình không đồng ý.
-
Đời sống
Hà Nội: Hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho 768.000 học sinh tiểu học
16:20' - 11/07/2025
Hà Nội dự kiến sử dụng tổng kinh phí hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học tại các trường công lập và tư thục ở thành phố.
-
Đời sống
Ngày Dân số Thế giới 11/7: Dân số thế giới sẽ đạt đỉnh vào giữa những năm 2080
15:47' - 11/07/2025
Ngày Dân số Thế giới là một sự kiện thường niên diễn ra vào ngày 11/7 hằng năm, nhằm nâng cao nhận thức của toàn thế giới về các vấn đề dân số toàn cầu.
-
Đời sống
Rùa biển quý hiếm bất ngờ trở lại Hòn Cau đẻ trứng
15:45' - 11/07/2025
Đây là lần thứ 2 trong năm, cá thể rùa mẹ nói trên quay lại Hòn Cau để đẻ trứng. Lần trước vào ngày 23/6 với ổ trứng có 108 trứng. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng.
-
Đời sống
Giữ hồn dân tộc qua những lớp học chữ Khmer
14:30' - 11/07/2025
Những năm qua cứ vào dịp hè, nhiều ngôi chùa Khmer trên địa bàn tỉnh An Giang đều mở các lớp dạy chữ Khmer, thu hút đông đảo học sinh tham gia học.
-
Đời sống
FPT Play sở hữu độc quyền bản quyền Giải vô địch bóng đá U23 Đông Nam Á Mandiri Cup 2025
13:33' - 11/07/2025
FPT Play vừa công bố trở thành đơn vị sở hữu độc quyền bản quyền và sẽ phát sóng trọn vẹn giải ASEAN U23 Mandiri Cup2025 tại Việt Nam.
-
Đời sống
Đà Lạt - điểm đến tiết kiệm hàng đầu châu Á mùa Hè 2025
10:49' - 11/07/2025
Đà Lạt xuất hiện nổi bật trong top 5 điểm đến với chi phí phải chăng nhất châu Á mùa hè, cho thấy sức hút ngày càng lớn của thành phố cao nguyên.