Đà phục hồi hoạt động hàng không xuyên Đại Tây Dương bị cản trở
Các hãng hàng không kỳ vọng việc chấm dứt yêu cầu xét nghiệm COVID-19 ở Bắc Mỹ sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi các chuyến bay qua Đại Tây Dương.
Tuy nhiên, giá vé tăng cao do chi phí nhiên liệu leo thang cùng tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng có thể kìm hãm đà phục hồi của các chuyến bay vượt Đại Tây Dương - thị trường du lịch quốc tế lớn nhất thế giới.
Các hãng vận tải cũng cho rằng việc Chính phủ Mỹ yêu cầu hành khách trình kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính cũng là nguyên nhân khiến nhu cầu đi lại giảm. Một tuần sau khi Nhà Trắng bãi bỏ quy định này, các hãng hàng không cho biết sự quan tâm đối với đi lại quốc tế tăng lên. Đây là một điểm sáng của ngành vận tải trước cuộc họp thường niên của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) diễn ra tại Qatar. Ông Willie Walsh, Tổng Giám đốc IATA, đồng thời từng là lãnh đạo của hãng hàng không của Anh British Airways, dự báo các hãng hàng không sẽ ưu tiên cho các chuyến bay qua Đại Tây Dương quan trọng, những tuyến đường đã mang lại nhiều lợi nhuận cho ngành trong những năm qua. Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters trước cuộc họp tại Doha, dự kiến diễn ra từ ngày 19-21/6, ông Walsh cho hay công suất hoạt động ở những khu vực khác sẽ giảm. Hãng hàng không Mỹ United Airlines cho biết lượt tìm kiếm các chuyến đi quốc tế từ Mỹ, châu Âu đã tăng lên. Nền tảng quản lý du lịch TripActions cũng cho biết lượt đặt các chuyến bay quốc tế đến Mỹ đã tăng 23%, do nhu cầu từ Bắc Âu đã tăng lên. Giám đốc điều hành của các hãng hàng không Mỹ khuyến cáo hành khách không nên chần chừ đặt vé nếu đang có kế hoạch đến châu Âu, vì nhu cầu du lịch “trong mùa Hè” đang rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay các hãng hàng không đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực và buộc phải giảm công suất. Điều này đặt ra câu hỏi về khả năng các hãng hàng không và cả các sân bay có đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng hay không. Sân bay Schiphol của Amsterdam (Hà Lan) ngày 16/6 đã phải giới hạn số lượng hành khách trong mùa du lịch Hè này, do tình trạng thiếu nhân lực, buộc phải cắt giảm số lượng chuyến bay. Các chuyến bay xuyên Đại Tây Dương là thị trường du lịch lớn nhất thế giới. Trước đại dịch năm 2019, các tuyến bay xuyên Đại Tây Dương chiếm từ 11-17% số lượng hành khách của ba hãng hàng không lớn tại Mỹ, gồm United Airlines, Delta Air Lines và American Airlines. Đối với một số hãng hàng không truyền thống lớn như British Airways của Anh, chủ sở hữu của Tập đoàn hàng không quốc tế IAG, hãng hàng không Đức Lufthansa và tập đoàn hàng không Pháp - Hà Lan Air France-KLM, Mỹ là một thị trường quan trọng đối với doanh thu của các hãng. United Airlines, hãng hàng không có nhiều chuyến bay quốc tế nhất trong các hãng hàng không lớn của Mỹ, có kế hoạch mở thêm 25% số chuyến bay xuyên Đại Tây Dương trong mùa Hè này so với năm 2019, ngay cả khi dự báo công suất sẽ giảm. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại có thể ảnh hưởng đến đà tăng trưởng của các hãng hàng không như lạm phát cao chưa từng thấy ở Mỹ và châu Âu, cùng với việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine (U-crai-na), cũng như các biện pháp ngăn chặn dịch COVID-19 đã khiến giá cả leo thang. Các ngân hàng trung ương đang chịu áp lực tăng lãi suất, ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, giá nhiên liệu tăng hơn gấp đôi trong năm 2021. Tuy nhiên, nhu cầu đi lại gia tăng đang giúp các hãng hàng không bù đắp cho giá nhiên liệu leo thang, thông qua việc tăng giá vé. Giá vé phổ thông cho chuyến bay khứ hồi từ Mỹ đến châu Âu tăng 26% so với năm 2019. Theo TripActions, có ít bằng chứng cho thấy chi phí tăng cao ảnh hưởng đến chi tiêu cho du lịch. Một cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 5/2022 đối với du khách Mỹ của Cowen & Co. cho thấy việc chi tiêu cho du lịch có thể giảm nhẹ do tâm lý quan ngại về nền kinh tế vĩ mô, cũng như giá vé tăng cao. Một báo cáo của Tập đoàn Adobe trong tuần này cũng cho thấy số lượng đặt vé máy bay của các hãng hàng không Mỹ trong tháng 5/2022 đã có xu hướng giảm. Nhà phân tích George Dimitroff của công ty về cơ sở dữ liệu hàng không Ascend by Cirium cho hay câu hỏi đặt ra là khoản chi tiêu dành cho các chuyến bay sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu tiền thuê nhà, tiền điện, tiền khí đốt tăng./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Airbus và Kansai Airports hợp tác sử dụng nhiên liệu hydro trong ngành hàng không
15:03' - 10/06/2022
Airbus và Tập đoàn Kansai Airports hợp tác nghiên cứu sử dụng nhiên liệu hydro trong quá trình khử carbon ngành hàng không ở Nhật Bản
-
DN cần biết
Ngành hàng không thiếu nhân lực trầm trọng sau COVID-19
07:55' - 30/05/2022
Ngành hàng không Hàn Quốc nói riêng và thế giới nói chung đang đối mặt với thực trạng thiếu nhân lực nghiêm trọng khi các hoạt động dần phục hồi sau hơn 2 năm đình trệ vì đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…
-
Thị trường
Khẳng định vai trò gắn kết thị trường, nâng tầm thương hiệu Việt
21:36' - 03/07/2025
Cục Xúc tiến thương mại cam kết tích cực lồng ghép các yếu tố chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tiêu chuẩn ESG vào các chương trình, chính sách xúc tiến thương mại một cách đồng bộ, thiết thực.