Đại dịch COVID-19 - Bài 4: Thay đổi để chung sống an toàn
Tại một con phố trung tâm của thành phố “đáng sống nhất nước Mỹ” Seattle, bang Washington, cậu bé Mateo Johnson cùng em gái đeo khẩu trang và chụp ảnh cùng Ông già Noel đang ngồi bên trong một quả cầu tuyết.
Hai bé thích thú giao lưu cùng “Ông già Tuyết” qua lớp kính nhựa trong suốt. Ở một số con phố trung tâm khác tại “kinh đô ánh sáng” Paris (Pháp), những bức tượng Ông già Noel đeo khẩu trang được trưng bày chào đón lễ Giáng sinh, thay vì những vòng hoa và ánh đèn rực rỡ như mọi năm.
Còn tại công viên thủy cung Hakkeijima SeaParadise ở Yokohama, Nhật Bản, những chú chim cánh cụt lững thững đi dạo cùng người huấn luyện đeo khẩu trang trong trang phục Ông già Noel như một phần trong chuỗi sự kiện mừng Giáng sinh.
Khắp nơi trên thế giới, người dân đang nỗ lực thích nghi với một mùa Giáng sinh phiên bản rất khác: mùa Giáng sinh trong “trạng thái bình thường mới” giữa lúc “cơn bão” dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vẫn chưa tan.
Hơn một năm kể từ khi virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 xuất hiện tại Vũ Hán (Trung Quốc) và nhanh chóng tấn công các quốc gia trên khắp thế giới, dịch bệnh vẫn giống như “con ngựa bất kham” với tốc độ lây lan chóng mặt.
Nhiều quốc gia tưởng chừng đã qua thời kỳ đỉnh dịch nay lại tiếp tục chứng kiến những đợt bùng phát mới, trong khi có những quốc gia chịu ít tác động hơn thời kỳ trước thì nay đang ghi nhận số ca mắc mới và tử vong tăng mạnh.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo thế giới khó có thể quay trở lại cuộc sống như trước đại dịch cho tới khi có đủ vaccine phân phối cho tất cả mọi người, dự kiến là năm 2022.
Điều này đã buộc nhiều quốc gia phải tính đến việc “sống chung với dịch” như một trạng thái “bình thường mới”, đồng nghĩa các nước phải tính toán để cân bằng “phương trình” giữa biện pháp chống dịch với việc đảm bảo không phải trả cái giá quá đắt về kinh tế-xã hội.
Nhìn lại bản đồ dịch bệnh, có thể thấy nhiều nước ở châu Á-Phi-Đại dương đang chứng tỏ năng lực chống dịch hiệu quả hơn so với các nước ở châu Mỹ và châu Âu. Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan hay New Zealand có thể được xếp vào nhóm ứng phó COVID-19 theo hướng "kiểm soát chặt chẽ" và được đánh giá khống chế hiệu quả các đợt lây nhiễm.
Sau đợt dịch đầu tiên bùng phát hồi tháng 2, Trung Quốc đã rút được kinh nghiệm để đối phó hiệu quả với làn sóng thứ hai và hiện nay là thứ ba.
Thay vì để cả một khu vực rộng lớn bị tê liệt như từng làm ở Vũ Hán, các chính quyền địa phương đã áp dụng cách tiếp cận mới, chỉ phong tỏa những khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao.
Công tác khoanh vùng ổ dịch, quy trình điều tra dịch tễ, xét nghiệm axit nucleic, tập trung cứu chữa người bệnh, đảm bảo vật tư phòng dịch và nhu yếu phẩm cho người dân... cũng được kích hoạt ngay lập tức.
Người dân ở những nơi "nguy cơ thấp" vẫn sinh hoạt bình thường, trong khi các loại hình kinh doanh vẫn mở cửa. Cách tiếp cận mang “tính mục tiêu” cao hơn này không chỉ hỗ trợ kinh tế phục hồi, mà còn giúp người dân có thể "sống chung với dịch" trong thời gian dài.
Việt Nam cũng được quốc tế đánh giá là hình mẫu chống dịch, với 3 đợt dịch lây lan trong cộng đồng và 2 lần tiến hành phong tỏa vào tháng 4 và tháng 7. Là nước nằm sát Trung Quốc, Việt Nam phát hiện ca lây nhiễm đầu tiên từ cuối tháng 1/2020.
Với phương châm đặt sức khỏe và tính mạng của người dân lên trên hết, dù nguồn lực vẫn còn hạn chế, Chính phủ Việt Nam hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt, tiến hành đồng bộ các biện pháp phù hợp, nhanh chóng phát hiện, cách ly người mang virus, phong tỏa ổ dịch, giãn cách xã hội, điều trị tích cực người nhiễm.
Thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 thể hiện quyết tâm cao, sự chủ động, khẩn trương và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, chấp hành nghiêm chỉnh của người dân.
Để duy trì thành quả phòng, chống dịch, tạo cơ sở thúc đẩy các hoạt động phục hồi, phát triển kinh tế, bảo vệ sức khỏe người dân, chính phủ đã yêu cầu tiếp tục đề cao cảnh giác, tuyệt đối không lơ là, chủ quan trước nguy cơ dịch bệnh.
Giờ đây, người dân đã hình thành nếp sống, ứng xử phù hợp trong trạng thái “bình thường mới”, các hoạt động kinh tế-xã hội diễn ra song vẫn đảm bảo các biện pháp chống dịch.
Thái Lan cũng đối mặt với 2 làn sóng dịch từ đầu năm tới nay, song số ca mắc tại quốc gia Đông Nam Á này vẫn ở mức thấp nhờ những biện pháp chống dịch được quốc tế đánh giá cao.
Ngay khi ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng đầu tiên sau hơn 3 tháng, giới chức y tế đã nhanh chóng thực hiện công tác truy tìm tiếp xúc một cách toàn diện và thực thi các quy định kiểm dịch nghiêm ngặt.
Người dân cũng được kêu gọi tăng cường các biện pháp phòng ngừa như tuân thủ yêu cầu giãn cách xã hội và đeo khẩu trang.
Trong khi đó, với phương châm “càng mạnh tay càng sớm đẩy lùi dịch bệnh”, New Zealand ngay từ đầu đã theo đuổi chính sách quyết liệt nhằm “xóa sổ” virus SARS-CoV-2 thay vì chỉ ngăn chặn tốc độ lây lan của dịch. Song song với biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội, New Zealand còn áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ, cũng như kiểm soát từng trường hợp mắc bệnh, truy vết tiếp xúc và cách ly nghiêm ngặt.
Chính sách quyết liệt này đưa New Zealand trở thành hình mẫu chống dịch thành công, giúp người dân trở lại đời sống gần như bình thường khá nhanh chóng, giảm thiểu thiệt hại kinh tế.
Châu Phi lại cho thấy khả năng chống dịch vượt hơn mong đợi khi số ca mắc ở toàn khu vực chỉ hơn 2,3 triệu ca, chiếm 3,3% tổng số ca nhiễm trên toàn cầu. Với kinh nghiệm đối phó với nhiều căn bệnh nguy hiểm như sốt vàng da, dịch tả, sởi hay Ebola, các nước châu Phi đã có sự cảnh giác cao độ và luôn trong trạng thái sẵn sàng “chiến đấu”.
Ý thức được phòng ngừa là chiến lược tốt nhất khi nguồn lực hạn chế, phần lớn các nước châu Phi đã ngay lập tức áp dụng các biện pháp mạnh như phong tỏa đất nước ở nhiều cấp độ khác nhau, chấp nhận đóng cửa nền kinh tế, qua đó ngăn chặn hiêu quả đà lây lan của virus ngay từ giai đoạn đầu.
Một điểm sáng chống dịch khác không thể không nhắc đến là Cuba. Đảo quốc Caribe đã chứng tỏ năng lực chống dịch hiệu quả với một chiến lược thống nhất thay vì các kế hoạch nhỏ lẻ. Việc truy tìm các ca nhiễm bệnh và cách ly nhanh chóng được thực hiện hiệu quả nhờ nguồn nhân lực dồi dào.
Người dân cũng đã chủ động làm quen với trạng thái “bình thường mới” và sẵn sàng tuân thủ quy định. Cuba còn áp dụng nhiều biện pháp xử lý nghiêm những người không tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch như xử phạt hành chính hoặc thậm chí phạt tù.
Tuy nhiên, không ít quốc gia từng chống dịch hiệu quả trong giai đoạn đầu nay đang phải đối phó với làn sóng lây nhiễm mới. Hàn Quốc và Nhật Bản là ví dụ.
Thực trạng này được cho xuất phát từ việc các chính phủ nỗ lực khôi phục hoạt động kinh tế-xã hội, trong đó có nới lỏng những biện pháp kiểm soát nhập cảnh và thực hiện hàng loạt chương trình kích cầu du lịch và dịch vụ.
Ý thức tuân thủ quy định giãn cách và thực hiện các biện pháp phòng ngừa y tế nơi công cộng không còn nghiêm túc cũng là nguyên nhân khiến làn sóng lây nhiễm mới bùng phát.
Đây cũng là tình trạng của hầu hết các nước châu Âu sau khi khống chế thành công làn sóng lây nhiễm đầu tiên nửa đầu năm nay. Làn sóng dịch mới đã quay lại khi người châu Âu trong thời gian mùa Hè đi du lịch, tụ tập sau thời gian dài phải "ở nhà" chống dịch.
Lần này, ưu tiên của nhiều nước là vừa chống dịch vừa hạn chế tác động của các biện pháp phòng dịch đối với kinh tế-xã hội.
Để tránh quay trở lại biện pháp “đóng băng” toàn bộ nền kinh tế như giai đoạn đầu, chính phủ nhiều nước đã siết chặt các biện pháp phòng dịch, khẩn trương khoanh vùng, dập dịch.
Một số nước như Hà Lan, Italy, Pháp, CH Séc…đã nâng cấp độ cảnh báo, áp đặt lệnh giới nghiêm, gia hạn tình trạng khẩn cấp, phong tỏa cục bộ tại những “vùng đỏ”, đóng cửa các quán bar và nhà hàng, hạn chế tụ tập đông người, hạn chế số lượng người tại các rạp chiếu phim, nhà hát, sân vận động, bắt buộc đeo khẩu trang. Công tác xét nghiệm cũng được đẩy mạnh.
Tuy nhiên, tâm lý chủ quan và "không hợp tác" của một bộ phận người dân, nhất là thanh niên, đang cản trở mọi nỗ lực chống dịch.
Tại những quốc gia như Mỹ, Brazil và Mexico, có thể nói việc chính quyền ban đầu chủ quan, hạ thấp cấp độ nguy hiểm của dịch bệnh, thiếu một chính sách nhất quán, quyết liệt, thiếu đồng nhất giữa chính quyền liên bang và địa phương trong chiến lược chống dịch đã để lại hậu quả nặng nề.
Việc vội vã dỡ bỏ giãn cách xã hội và mở cửa lại các lĩnh vực kinh tế nhằm đưa cuộc sống của người dân trở lại trạng thái “bình thường mới” cũng góp phần khiến số ca mắc và tử vong tăng mạnh.
Giới chuyên gia cảnh báo thế giới có thể sẽ còn phải đối mặt với các làn sóng dịch COVID-19 tiếp theo trong năm 2021. Để ngăn chặn dịch lây lan, các nhà dịch tễ học nhận định sự thay đổi về mặt hành vi trong thời kỳ “bình thường mới” như rửa tay và đeo khẩu trang có thể giảm sự phát tán của dịch nếu phần lớn người dân tuân thủ.
Ở những khu vực dịch có xu hướng giảm, các nhà nghiên cứu cho rằng biện pháp tốt nhất là giám sát kỹ lưỡng thông qua xét nghiệm, cách ly các ca nhiễm mới và truy dấu tiếp xúc.
Tuy nhiên, điều này dường như khó thực hiện ở những nơi mà số ca nhiễm mới mỗi tuần lên đến hàng nghìn. Do vậy, các biện pháp như giãn cách xã hội nên được kéo dài để ngăn ngừa dịch bùng phát.
Ngoài ra, các biện pháp phong tỏa cục bộ, kịp thời khoanh vùng dập dịch, tránh ảnh hưởng đến phát triển kinh tế chung sẽ được nhiều nước tiếp tục áp dụng trong thời gian tới. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả vẫn là ý thức của người dân.
Từ mô hình của các nước đang thích nghi với trạng thái "bình thường mới", có thể thấy việc sống chung an toàn với virus SARS-CoV-2 đòi hỏi sự thay đổi cả trong nhận thức và hành động, đồng thời, mỗi người cần thể hiện trách nhiệm trong việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng chống dịch để có thể kìm hãm “con ngựa bất kham” mang tên COVID-19./.
>>>ĐẠI DỊCH COVID-19 - Bài 1: Những điều chưa từng có tiền lệ>>>ĐẠI DỊCH COVID-19 - Bài 2: - “Sát thủ vô hình” tàn phá nền kinh tế
>>>ĐẠI DỊCH COVID-19 - Bài 3: Cuộc sống chao đảo trong cơn địa chấn
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Vaccine của Viện Khoa học Trung Quốc tạo phản ứng miễn dịch
16:51' - 23/12/2020
Vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) phát triển đã cho thấy độ an toàn và khả năng tạo phản ứng miễn dịch trong thử nghiệm giai đoạn 1 và 2.
-
Đời sống
Ông già Noel cưỡi voi phát khẩu trang để nâng cao ý thức phòng dịch COVID-19
16:06' - 23/12/2020
Suốt hai thập kỷ qua, người dân Thái Lan không xa lạ với hình ảnh những chú voi xuất hiện tại các trường học vào dịp cuối năm để phát kẹo và đồ chơi cho trẻ em.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể đã xuất hiện tại Pháp
16:31' - 21/12/2020
Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran ngày 21/12 đã đề cập đến khả năng một chủng mới của virus corona gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã xuất hiện tại Pháp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Thái Lan khởi sắc trong tháng 10/2024
18:49' - 29/11/2024
Sản xuất công nghiệp Thái Lan tăng theo nhu cầu trong nước và xuất khẩu, ngoại trừ ô tô. Thặng dư tài khoản vãng lai là 0,7 tỷ USD vào tháng 10, tăng nhẹ so với mức 0,6 tỷ USD của tháng 9.
-
Kinh tế Thế giới
Những lo ngại xung quanh ngân sách bổ sung hơn 90 tỷ USD của Nhật Bản
18:45' - 29/11/2024
Chính phủ Nhật Bản hôm 29/11 thông qua khoản ngân sách bổ sung, trị giá 13.900 tỷ yen (92,6 tỷ USD), hỗ trợ gói kinh tế mới nhằm giảm bớt áp lực tài chính do lạm phát gây ra cho các hộ gia đình.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia hạn miễn trừ thuế một số hàng hóa của Mỹ
15:50' - 29/11/2024
Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc hôm nay ra thông báo cho biết sẽ tiếp tục miễn trừ một số mặt hàng của Mỹ không bị áp thuế bổ sung cho đến cuối tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Canada chọn địa điểm lưu trữ nhiên liệu hạt nhân vĩnh viễn dưới lòng đất
11:15' - 29/11/2024
Tổ chức Quản lý Chất thải Hạt nhân Canada (NWMO) ngày 28/11 cho biết, nước này đã quyết định chọn một địa điểm ở phía Bắc tỉnh Ontario để làm kho lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tăng cường quan hệ với Canada, Singapore trong khuôn khổ CPTPP
11:03' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Mai Phước Dũng: Việt Nam-Singapore thúc đẩy quan hệ ngoại giao nghị viện thực chất, hiệu quả
10:14' - 29/11/2024
Trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam-Singapore đang hướng đến tầm cao mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3/12.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ "hành động" nếu Mỹ tăng cường kiểm soát chip
10:12' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Trung Quốc cảnh báo nước này sẽ thực hiện các “hành động cần thiết” để bảo vệ những doanh nghiệp Trung Quốc nếu Mỹ gia tăng các biện pháp kiểm soát chip.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18' - 28/11/2024
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).