Đại dịch COVID-19 gây thêm lo ngại cho các nước sản xuất dầu mỏ ở châu Phi
Những nước chịu tác động mạnh nhất là Nigeria, Angola và Cộng hòa Công-gô. Nigeria chiếm khoảng 40% trong gần 4 triệu thùng dầu mà khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara sản xuất mỗi ngày, trong khi Angola đứng thứ hai, với khoảng 30%.
Suy thoái kinh tế toàn cầu do đại dịch COVID-19 đã khiến giá dầu thô lao dốc, với giá dầu Brent Biển Bắc chỉ ở mức khoảng 30 USD/thùng trong phiên 12/5. Con số này đã tăng so với các mức thấp hồi tháng Tư, nhưng vẫn thấp hơn so với mức 55-57 USD mà nhiều nước châu Phi sử dụng khi soạn thảo ngân sách 2020. Angola đã rơi vào suy thoái kinh tế từ năm 2016. Nước này đã buộc phải sử dụng 1,3 tỷ euro (1,4 tỷ USD) từ quỹ đầu tư quốc gia và thúc đẩy chương trình tư nhân hóa. Ở Cộng hòa Công-gô, nước sản xuất dầu lớn thứ ba châu Phi, Tổng thống Denis Sassou Nguesso đã phải đề nghị Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) viện trợ khẩn cấp 300-500 triệu USD. Đối với các nước sản xuất nhỏ hơn, nhà phân tích Siva Prasad của Rystad Energy, cho rằng những khó khăn cũng gần như tương tự các nước sản xuất lớn. Gabon, Equatorial Guineavà Chad sản xuất ít hơn 10 lần so với Nigeria, nhưng Gabon và Equatorial Guinea là thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), tổ chức đã cam kết cắt giảm sản lượng, và dầu mỏ đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế các nước này. Khi giá dầu rơi xuống dưới 100 USD/thùng vào năm 2014, các nước sản xuất dầu đã cam kết đa dạng hóa nền kinh tế. Các tổ chức quốc tế như IMF đã khuyến nghị các nhà lãnh đạo châu Phi đầu tư tiền thu được từ dầu mỏ, song nhà quan sát Richard Bronze của Energy Aspects cho rằng họ không thể phát triển các quỹ đầu tư quốc gia như các nước Trung Đông hay Na Uy. Chủ tịch Phòng Năng lượng châu Phi, N.J. Ayuk, cho rằng một ngoại lệ là Ghana, quốc gia có nền kinh tế đa dạng hơn nhiều so với Nigeria, khi lĩnh vực dầu mỏ của nước này được phát triển muộn hơn. Khai khoáng và sản xuất ca-cao đã mang lại nguồn thu cho Ghana. Ngay cả khi giá dầu tăng, nguồn thu trong tương lai của các nước sản xuất dầu có thể bị ảnh hưởng do việc giảm hoặc trì hoãn đầu tư. Theo nhà phân tích Prasad, các dự án hiện nay có thể bị trì hoãn đến cuối năm 2021 hoặc thậm chí là năm 2022. Ông Olivier Jouny, thuộc Total Angola, xác nhận công ty này đã dừng các hoạt động khai thác, cũng như các công ty khác ở Angola, vì các lý do về y tế, chứ không phải do khủng hoảng kinh tế./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng trong phiên 14/5 khi dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ giảm
16:30' - 14/05/2020
Trong phiên giao dịch ngày 14/5 tại châu Á, giá dầu Brent tăng 18 xu, lên 29,37 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ tăng 23 xu, lên 25,52 USD/thùng, khi dự trữ dầu thô của Mỹ giảm.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới giảm khoảng 2% phiên 13/5
07:58' - 14/05/2020
Giá dầu thế giới giảm khoảng 2% trong phiên giao dịch 13/5 mặc dù lần đầu tiên dự trữ dầu thô hàng tuần của Mỹ giảm.
-
Thị trường
Nga và Saudi Arabia cam kết ổn định thị trường dầu mỏ
21:43' - 13/05/2020
Ngày 13/5, Saudi Arabia và Nga đã đưa ra cam kết mạnh mẽ nhằm ổn định thị trường dầu mỏ vốn bị xáo trộn vì khủng hoảng nguồn cầu và cuộc chiến giá.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump thông báo áp thuế 30% đối với EU và Mexico
20:19'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/7 đã thông báo quyết định áp thuế nhập khẩu 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore vẫn là trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới
18:09'
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới khi dẫn đầu Chỉ số Phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (ISCDI) trong năm thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29'
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46'
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.