Đại hội XIII của Đảng: Doanh nghiệp hướng đến sản xuất bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn
Trong khi tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt, nhiều quốc gia và doanh nghiệp đã hướng đến chiến lược sản xuất kinh tế sạch, giảm thiểu ô nhiễm để phát triển bền vững. Việt Nam cũng đang đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, nhiều doanh nghiệp đã chủ động ứng dụng mô hình này vào sản xuất kinh doanh.
Báo cáo của Ban chấp hành trung ương khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày mới đây đặt ra trọng tâm khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất. Với đặc thù sản xuất công nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực; trong đó, hoạt động sản xuất gang thép sử dụng lượng lớn điện, nước, than…, Tập đoàn Hòa Phát đã đề cao việc sử dụng tiết kiệm các loại năng lượng, tài nguyên thiên nhiên. Theo thông tin từ Tập đoàn này, trong lĩnh vực sản xuất gang thép, việc đầu tư thiết bị công nghệ sẽ giúp kiểm soát tốt vấn đề môi trường, xử lý triệt để các loại chất thải, khí thải phát sinh. Quan trọng nhất trong số đó là giải pháp công nghệ tuần hoàn khép kín, thân thiện với môi trường.Giải pháp này hiện được áp dụng cho cả hai Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát tại Hải Dương và Quảng Ngãi. Vốn đầu tư cho các hạng mục về môi trường của thép Hòa Phát chiếm khoảng 20-30% tổng vốn đầu tư các dự án.
Hiệu quả của việc áp dụng công nghệ tuần hoàn khép kín đã được chứng minh rất cụ thể tại Khu liên hợp tại Hải Dương. Với công nghệ lò cao khép kín 100%, không xả thải ra môi trường, toàn bộ chất thải, khí thải, nước thải đều được xử lý triệt để, đáp ứng các quy chuẩn hiện hành trong sản xuất công nghiệp nặng, tuần hoàn tái sử dụng, không xả nước sản xuất ra môi trường. Khu liên hợp này lựa chọn công nghệ luyện than cốc thu hồi nhiệt siêu sạch tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay, thân thiện với môi trường. Công nghệ này triệt tiêu toàn bộ khí, khói và các chất hóa học độc hại sinh ra từ quá trình luyện than cốc, chỉ thu hồi lại nhiệt năng để chạy máy phát điện, giúp Hòa Phát chủ động gần 50% nhu cầu điện sản xuất. Cũng tại Khu liên hợp Gang thép Dung Quất, Quảng Ngãi, sản lượng điện tự chủ lên đến từ 60-70%, đem lại giá trị kinh tế không nhỏ cho thép Hòa Phát. Theo lãnh đạo Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Hải Dương, đơn vị đã đầu tư gần 700 tỷ đồng thay đổi công nghệ dập cốc ướt sang dập cốc khô bằng khí nitơ. Nỗ lực này nhằm cải tiến công nghệ ngày càng thân thiện hơn với môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao sản lượng phát điện phục vụ sản xuất từ 52 MW lên 64 MW. Liên quan đến giải pháp tiết kiệm điện, Khu liên hợp tại Hải Dương còn áp dụng chạy bơm công suất tiết kiệm điện, giúp tiết kiệm từ 15-18% lượng điện so với loại bơm đang sử dụng. Với việc áp dụng đại trà máy bơm này, ước tính sẽ tiết kiệm được hơn 3 triệu kWh điện/năm. Phát triển kinh tế tuần hoàn là yêu cầu tất yếu của phát triển bền vững trong bối cảnh mới và là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030. Đây được xem là cơ sở vững chắc để Việt Nam tận dụng thành công các cơ hội, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho biết, trong 3 năm qua, Hiệp hội đã gấp rút triển khai mô hình sản xuất xanh, thân thiện với môi trường cho các doanh nghiệp thành viên.Theo đó, các doanh nghiệp phải giảm chất thải phát sinh, thay đổi thói quen và công nghệ sử dụng năng lượng hóa thạch sang nguồn năng lượng sinh học, năng lượng tái tạo…
Vitas cũng đã phối hợp với Tổ chức Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) triển khai dự án “Xanh hóa ngành dệt may Việt Nam thông qua cải thiện quản lý nước và năng lượng bền vững”.Dự án này thúc đẩy cải thiện chất lượng nguồn nước và sử dụng năng lượng bền vững. Đồng thời, hỗ trợ được nhiều hơn cho các khu công nghiệp trong việc tiếp cận gói “tín dụng xanh” để đầu tư khu công nghiệp dành riêng cho ngành dệt may.
Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) nhận định, trong giai đoạn 2020-2025, tình hình thị trường suy giảm sâu, bất định và khó lường, khó dự đoán, do vậy Tập đoàn đặt mục tiêu vào giữa nhiệm kỳ sẽ đạt mốc kết quả sản xuất kinh doanh bằng năm 2019, để từ đó có đà tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng GDP của Việt Nam. Để tăng năng lực cạnh tranh, xây dựng chuỗi cung ứng hoàn chỉnh với tiêu chí sản xuất xanh, bền vững, Vinatex phấn đấu giảm lượng nước thải sau nhuộm bằng cách áp dụng công nghệ nhuộm không nước, sử dụng máy nhuộm dung tỷ thấp.Bên cạnh đó, ngành sẽ sử dụng lại 30% nước thải sau xử lý cho các công đoạn giặt, rửa, vệ sinh. Tổng thể giảm trên 40% lượng nước sử dụng trong ngành nhuộm.
Ngoài ra, trong ngành sợi, mục tiêu tới năm 2025 sử dụng ít nhất 20% xơ polyester tái chế, 15% bông organic để giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Cùng với đó, Vinatex sẽ đầu tư điện mặt trời tại các nhà máy đủ điều kiện tự nhiên, phấn đấu 10% lượng điện sử dụng có nguồn gốc năng lượng tái tạo. Cũng theo ông Nguyễn Văn Kết, Giám đốc Công ty Cơ khí SKD Việt Nam, ứng dụng công nghệ để sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, nguồn tài nguyên là hướng đi của tương lai mà mỗi doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải làm.Doanh nghiệp nhỏ sẽ ứng dụng sản xuất tuần hoàn với mô hình nhỏ. Với hoạt động là sản xuất cơ khí đột dập, khuôn mẫu, các phần thừa sau sản xuất sẽ được gom lại, tái chế; với nước thải, công ty cũng sẽ tận dụng để rửa, vệ sinh máy móc thiết bị.
"Ngoài ra, tiết kiệm điện cũng được SKD thực hiện rất mạnh thời gian qua. Ngoài việc lắp đặt các bóng đèn Led tiết kiệm điện cho xưởng sản xuất, chúng tôi cũng tiến hành lắp điện mặt trời mái nhà, hưởng ứng phong trào tiết kiệm của Chính phủ, giảm thiểu tối đa lượng điện năng tiêu thụ....", ông Kết nói./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Phát triển kinh tế tuần hoàn: Gỡ rào cản bằng thể chế và công cụ kinh tế
12:31' - 17/01/2021
Kinh tế tuần hoàn là xu hướng giúp giải quyết tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường nhưng việc phát triển mô hình kinh tế này tại Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều rào cản.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn cho các doanh nghiệp
12:21' - 18/12/2020
Sáng 18/12, Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng tổ chức hội thảo chuyên đề “Kinh tế tuần hoàn – Mô hình phát triển bền vững cho doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18' - 30/11/2024
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11' - 30/11/2024
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49' - 30/11/2024
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.