Đại sứ Vũ Hồng Nam đánh giá cao quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide sẽ thăm chính thức Việt Nam trong các ngày 18-20/10. Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Suga, diễn ra một tháng sau khi ông nhậm chức và là lần thứ hai liên tiếp Thủ tướng mới của Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đi thăm đầu tiên sau khi nhậm chức.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Nhật Bản trước thềm sự kiện này, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam khẳng định “quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã trở thành kiểu mẫu cho mối quan hệ hữu nghị, đôi bên cùng có lợi, tạo ra nền tảng cho sự hợp tác vì ổn định và hòa bình của khu vực Đông Nam Á và khu vực rộng lớn hơn.” Phóng viên: Đại sứ có bình luận gì về việc Thủ tướng Yoshihide Suga lựa chọn Việt Nam và Indonesia làm điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức? Đại sứ Vũ Hồng Nam: Việc Thủ tướng Yoshihide Suga chọn Việt Nam và Indonesia - hai nước thành viên ASEAN - là điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức là một niềm vui không chỉ đối với nhân dân Việt Nam mà còn đối với nhân dân các quốc gia Đông Nam Á khác. Điều này thể hiện sự coi trọng của Nhật Bản đối với khu vực này. Bên cạnh đó, điều đó cũng thể hiện Nhật Bản coi nước này là một bộ phận không thể tách rời của một khu vực rộng lớn hơn, trong đó các quốc gia Đông Nam Á là một bộ phận. Liên quan tới chính sách của Nhật Bản với Việt Nam, tôi cho rằng đây là sự kế thừa xuyên suốt chính sách của Nhật Bản trong các thời kỳ đã qua, đặc biệt là thời chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe. Gần 50 năm kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Nhật Bản đã trở thành hai quốc gia gắn bó và tin cậy trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á. Nhật Bản đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam, và ngược lại Việt Nam cũng đóng góp rất lớn cho nền kinh tế Nhật Bản. Đáng chú ý, trong hơn 10 năm qua, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã phát triển rất mạnh mẽ, nhất là dưới thời kỳ chính quyền của Thủ tướng Abe. Tất cả các số liệu về sự hợp tác giữa hai nước đều tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, thương mại và giao lưu nhân dân.Điều đó cho thấy quan hệ Việt-Nhật đã trở thành kiểu mẫu cho mối quan hệ hữu nghị, đôi bên cùng có lợi, tạo ra nền tảng cho sự hợp tác vì ổn định và hòa bình của khu vực Đông Nam Á và khu vực rộng lớn hơn.
Trong thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động giao lưu nhân dân. Cho đến nay, số lượng người Việt Nam ở Nhật Bản đã lên tới 500.000 người, đông nhất trong tất cả cộng đồng người nước ngoài tại Nhật Bản. Điều này thể hiện rằng cộng đồng người Việt Nam đã tạo được sự tin cậy đối với người dân Nhật Bản. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện sự hòa hợp giữa người dân Việt Nam và người dân Nhật Bản. Mặt khác, các nhà đầu tư Nhật Bản đã nhận thấy Việt Nam là điểm đến hấp dẫn, tin cậy và an toàn cho nguồn vốn đầu tư của mình. Trong thời gian qua, Nhật Bản đã vươn lên trở thành nhà đầu tư lớn thứ hai với tổng số vốn đầu tư cam kết lên tới hơn 60 tỷ USD. Đây là một con số rất lớn.Tôi tin rằng trong thời gian tới, với chính sách của Chính phủ Nhật Bản nhằm đa dạng hóa các chuỗi cung ứng, xu hướng lựa chọn Việt Nam làm điểm đến để đầu tư và mở rộng đầu tư ở Việt Nam trong số các nhà đầu tư Nhật Bản sẽ gia tăng và đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam còn phát triển hơn nữa.
Về thương mại, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản kiểu mẫu của mối quan hệ đôi bên cùng có lợi. Giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của hai nước đều khá cân bằng, ở mức trên 20 tỷ USD. Điều này giúp cho cán cân thanh toán giữa hai nước cũng cân bằng. Sắp tới, nhu cầu của người dân Nhật Bản trong việc nhập khẩu hàng hóa từ các nước nhiệt đới, trong đó Việt Nam, sẽ tăng lên và ngược lại, chúng ta có nhu cầu đối với hàng hóa và sản phẩm của Nhật Bản. Phóng viên: Đại sứ có thể cho biết những nội dung chủ yếu trong chương trình nghị sự của các cuộc gặp giữa Thủ tướng Suga và các nhà lãnh đạo Việt Nam? Đại sứ Vũ Hồng Nam: Tôi cho rằng nội dung của chuyến thăm sẽ bao quát toàn bộ mối quan hệ trong khuôn khổ đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản. Trước hết, về mặt kinh tế, các nhà lãnh đạo hai nước sẽ thảo luận về các biện pháp để tiếp tục củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ kinh tế giữa hai nước. Thứ hai, trong bối cảnh nhiều thách thức đang nổi lên ở châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng, và Nhật Bản ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề an ninh và ổn định của khu vực, các vấn đề an ninh, chính trị, quan hệ ngoại giao và hợp tác trên trường quốc tế sẽ là một nội dung quan trọng khác trong chương trình nghị sự của các nhà lãnh đạo hai nước. Thứ ba, chúng ta cũng kỳ vọng các nhà lãnh đạo hai nước sẽ trao đổi rất kỹ về hợp tác trong việc phòng chống dịch COVID-19, đặc biệt là việc mở cửa biên giới và mở các chuyến bay thương mại giữa hai nước để tạo cơ hội cho các hoạt động giao lưu kinh tế, thương mại và giao lưu nhân dân tiếp tục duy trì và phát triển. Phóng viên: Đại sứ có kỳ vọng như thế nào về kết quả chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Suga? Đại sứ Vũ Hồng Nam: Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang tác động tiêu cực tới nền kinh tế - chính trị thế giới, tôi cho rằng kết quả của cuộc gặp giữa Thủ tướng Suga với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ tạo ra một cột mốc quan trọng trong mối quan hệ chính trị-ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản. Cùng với việc hai nước đưa ra các giải pháp mới đối với đầu tư, thương mại và phòng chống dịch COVID-19, chuyến thăm sẽ tạo ra động lực rất mạnh cho quan hệ kinh tế- chính trị giữa hai nước phát triển nhanh và mạnh hơn. Phóng viên: Sau khi dịch COVID-19 bùng phát, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã lựa chọn Việt Nam làm điểm đến để đầu tư. Đại sứ dự báo như thế nào về làn sóng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam sau khi dịch COVID-19 được khống chế? Đại sứ Vũ Hồng Nam: Nếu nói là làn sóng đầu tư thì có lẽ, tôi chưa nhìn thấy làn sóng lớn. Tuy nhiên, tôi cho rằng có một dòng chảy rất mạnh của vốn đầu tư từ Nhật Bản đang hướng tới Việt Nam. Năm 2019, có một luồng vốn rất mạnh từ Nhật Bản chảy vào Việt Nam. Bước vào năm 2020, chúng ta lo ngại rằng dịch COVID-19 có thể sẽ ảnh hưởng tới dòng chảy đó.Tuy nhiên, cho đến nay, chúng ta vẫn đang chứng kiến một dòng chảy khá lớn của vốn đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam. Đó là điều rất đáng mừng. Đáng chú ý, các lĩnh vực đầu tư và cơ cấu đầu tư của dòng vốn này đã có sự thay đổi, chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực tiên phong của thế kỷ 21 như công nghệ cao, viễn thông và những ngành liên quan đến các hạ tầng quan trọng của Việt Nam.
Cùng với đầu tư, tôi cho rằng hoạt động xuất nhập khẩu sẽ có những bước phát triển. Mặc dù giao lưu nhân dân bị chững lại nhưng hoạt động giao thương vẫn tiếp tục. Giao thương giữa hai nước phát triển rất mạnh cả bằng đường biển và đặc biệt là đường hàng không. Đó là những tín hiệu rất tốt trong năm 2020. Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Đại sứ!>>Những cải cách tham vọng dưới thời tân Thủ tướng Nhật Bản
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia và Nhật Bản ra mắt trang thông tin thương mại điện tử
16:03' - 14/10/2020
Indonesia và Nhật Bản vừa ra mắt trang thông tin thương mại điện tử phục vụ lưu trữ các dữ liệu thương mại và trợ giúp các nhà đầu tư hai nước hoạt động hiệu quả hơn.
-
Tài chính
Nhật Bản xem xét gói ngân sách bổ sung thứ ba trong tài khóa 2020
11:29' - 14/10/2020
Dự thảo ngân sách bổ sung lần ba có thể được nội các Nhật Bản thông qua trong tháng 12/2020 và trình Quốc hội nước này xem xét trong tháng 1/2021.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản chuẩn bị nối lại hoạt động đi lại với Việt Nam
11:59' - 11/10/2020
Nguồn tin độc quyền của tờ Yomiuri cho biết Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam dự định khôi phục các hoạt động đi lại cho giới doanh nghiệp đi công tác ngắn ngày ngay trong tháng 10.
-
Kinh tế Thế giới
Tân Thủ tướng Nhật Bản dự định chọn Việt Nam làm điểm công du nước ngoài đầu tiên
10:40' - 30/09/2020
Tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga dự định sẽ thăm Việt Nam và Indonesia vào khoảng giữa tháng 10 tới trong chuyến công du nước ngoài chính thức đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Cảnh báo tác động tiêu cực của chính sách thời D. Trump tới kinh tế Nhật Bản
16:19'
Chính phủ Nhật Bản cảnh báo về tác động tiêu cực tiềm tàng của các chính sách kinh tế trong nhiệm kỳ tới đây của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Australia đề xuất ưu đãi thuế cho các khoáng sản quan trọng
07:30'
Dự luật này sẽ mang lại cho các nhà đầu tư sự rõ ràng và chắc chắn để đầu tư vào tiềm năng của Australia.
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Thương mại toàn cầu có thể tăng 14 điểm phần trăm nhờ AI
22:01' - 25/11/2024
Theo WTO, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vật liệu xây dựng
19:12' - 25/11/2024
Thông tư 10 đã đưa ra những giải pháp để phân loại, phân nhóm chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng, đảm bảo công trình và cuộc sống người dân sử dụng vật liệu an toàn và chất lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục
09:48' - 25/11/2024
Trong vài tháng tới, xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc các công ty nước ngoài tích trữ hàng hóa do tâm lý lo ngại.
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.