Những cải cách tham vọng dưới thời tân Thủ tướng Nhật Bản
Theo hãng tin Jiji Press, cán cân quyền lực trong nội bộ Chính phủ Nhật Bản có thể sẽ thay đổi dưới thời Chính quyền của ông Suga với vai trò suy yếu của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI).
Mô hình ra quyết định từ trên xuống
Trong Chính quyền trước đây của cựu Thủ tướng Shinzo Abe, quyền lực tập trung vào Văn phòng Thủ tướng và cơ quan này áp dụng mô hình ra quyết định từ trên xuống. Với mô hình này, METI có ảnh hưởng khá lớn bởi vì, nhiều quan chức cũ của METI được trao các vị trí trọng yếu trong Văn phòng Thủ tướng.
Các quan chức này bao gồm: Ông Takaya Imai giữ vị trí Thư ký về các vấn đề chính trị của Thủ tướng Abe; ông Eiichi Hasegawa giữ chức Thư ký phụ trách quan hệ công chúng của Nội các; và ông Kozo Saiki là một thư ký khác của Thủ tướng Abe.
Ông Imai kết hợp với các ông Hasegawa và Saiki trong sự phối hợp chặt chẽ với METI để thực hiện các chính sách kinh tế của Chính quyền ông Abe với trọng tâm là thúc đẩy tăng trưởng. Nhờ vậy, ảnh hưởng của METI trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Chính METI chứ không phải Bộ Ngoại giao đã khiến cựu Thủ tướng Abe thay đổi quan điểm theo hướng có lợi cho sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) của Trung Quốc và tăng cường hợp tác kinh tế với Nga.
Khi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan rộng rãi, Thủ tướng Abe đã tham vấn ông Imai trước khi quyết định yêu cầu đóng cửa các trường học trên toàn quốc và phân phối khẩu trang cho tất cả các hộ gia đình mà không trao đổi với ông Suga. Vào thời điểm đó, ông Suga đang giữ chức Chánh Văn phòng Nội các.
Hai ngày sau khi nhậm chức, hôm 18/9, tân Thủ tướng Suga đã tuyên bố sẽ tiếp tục mô hình ra quyết định từ trên xuống khi phát biểu trước thứ trưởng của các bộ. Ông nói: “Tôi muốn các bạn đưa ra đề xuất và hành động theo các định hướng chính sách của nội các và sự chỉ đạo của các bộ trưởng”.
Tuy nhiên, vai trò của METI có thể sẽ giảm dưới thời Chính quyền mới khi các quan chức cấp cao có mối liên hệ với Bộ này mất ghế trong Văn phòng Thủ tướng.
Sau khi Thủ tướng Abe từ chức, các ông Hasegawa và Saiki đã rời Văn phòng Thủ tướng, trong khi ông Imai sẽ tiếp tục làm việc tại đây với vai trò cố vấn.
Ông Shobun Nitta, một nhân vật thân cận với Thủ tướng Suga, được bổ nhiệm làm thư ký chính trị, trong khi bà Makiko Yamada, một quan chức thuộc Bộ Nội vụ và Truyền thông (MIC), giữ chức thư ký phụ trách quan hệ công chúng của Nội các.
Phó Chánh Văn phòng Nội các Kazuhiro Sugita được tái bổ nhiệm. Bên cạnh đó, một quan chức từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi (MHLW) được bổ nhiệm làm thư ký phụ trách các công việc hành chính của Thủ tướng Suga.
Việc sắp xếp nhân sự hành chính trong Văn phòng Thủ tướng như vậy cho thấy Chính quyền của Thủ tướng Suga không đặt xem trọng bất cứ cơ quan nào của chính phủ, ít nhất tại thời điểm hiện nay.
Trao đổi với hãng tin Jiji Press, một quan chức cấp cao của METI thừa nhận tầm ảnh hưởng của Bộ này đã suy giảm khi nói: “Chúng tôi có thể tiếp cận cựu Thủ tướng Abe và thúc đẩy sáng kiến của mình một cách dễ dàng, nhưng điều đó không còn xảy ra tại thời điểm hiện nay”.
Liên quan tới khả năng cơ quan nào sẽ thay thế vai trò của METI trong chính quyền mới, một số người cho rằng cơ quan đó có thể là Bộ Tài chính, trong khi những người khác nhận định Thủ tướng Suga sẽ đưa ra quyết định mà không phụ thuộc quá nhiều vào bất cứ cơ quan nào.
Những cải cách tham vọng
Theo nhận định của tác giả Shunsuke Shigeta đăng trên tờ Nikkei Asia Review, chỉ vài giờ sau khi nội các mới tuyên thệ nhậm chức hôm 16/9, tân Thủ tướng Suga đã gặp riêng 20 bộ trưởng tại văn phòng của mình. Các bộ trưởng lần lượt nhận được lời động viên từ tân Thủ tướng và nghe ông giới thiệu vắn tắt về hai mục tiêu chính sách.
Những mục tiêu mà ông Suga vạch ra được coi những kế hoạch khiêm tốn. Tổng cộng 40 dự án ưu tiên, từ mua sắm quốc phòng đến số hóa các hệ thống hành chính cồng kềnh dựa trên giấy tờ của Nhật Bản, đã góp phần tạo ra một loạt cải cách nhỏ.
Sau đó, tân Thủ tướng nói với Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi Norihisa Tamura: "Hãy biến việc khám chữa bệnh trực tuyến trở thành một lựa chọn lâu dài".
Theo những người trong cuộc, yêu cầu đó nghe có vẻ vô thưởng vô phạt nhưng lại tiết lộ mức độ tham vọng của ông Suga. Việc khám chữa bệnh trực tuyến đã được Nhật Bản chấp thuận như một biện pháp tạm thời vì đại dịch COVID-19, nhưng nước này cũng có đạo luật quy định bác sỹ phải thăm khám trực tiếp cho bệnh nhân.
Và đạo luật đó là bất khả xâm phạm, cũng là nền tảng của thỏa hiệp chính trị giữa giới chính trị và giới kinh doanh hình thành nên Nhật Bản ngày nay.
Đạo luật đó giúp các bác sỹ - lực lượng cử tri đáng tin cậy và có ảnh hưởng chính trị của LDP - dễ dàng tránh được sự cạnh tranh và độc quyền bệnh nhân tại khu vực của họ. Chính quyền các nhiệm kỳ trước từ lâu đều coi việc khám chữa bệnh trực tuyến là không khả thi, vì các bác sỹ vẫn tích cực bảo vệ mô hình kinh doanh của mình.
Né tránh hay bãi bỏ đạo luật đó nghĩa là động chạm tới các nhóm lợi ích vốn có ảnh hưởng lớn ở trung tâm của đảng cầm quyền. Tuy nhiên, ông Suga đã dũng cảm đối đầu với họ, chấm dứt tình trạng độc quyền của các bác sỹ địa phương và cùng với đó là các thỏa hiệp từng là nền tảng cho quyền lực của cựu Thủ tướng Abe.
Giới quan sát đánh giá ông Suga đã đưa ra những ý tưởng táo bạo. Trong các cuộc tranh luận, phỏng vấn và các bài phát biểu, ông chủ trương tái tổ chức các doanh nghiệp nhỏ và các ngân hàng khu vực, thành lập cơ quan chính sách số, cải tổ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, và tăng lương tối thiểu.
Tuy nhiên, đối với những người biết ông Suga thì điều này không có gì quá bất ngờ. Lệnh cấm khám chữa bệnh trực tuyến đã được dỡ bỏ mà không có bất kỳ một cuộc tranh luận nào, và ông ấy sẽ làm theo cách của mình đối với hầu hết các vấn đề khác.
Một quan chức thân cận với Thủ tướng nói: "Đây là những chính sách mà ông Suga đã chỉ đạo các quan chức cấp cao theo đuổi. Các bộ đều hiểu được suy nghĩ của ông".
Ông Suga không nổi tiếng ở nước ngoài, nhưng lại gây ra nỗi lo sợ ở Kasumigaseki, trung tâm của bộ máy hành chính Nhật Bản với các tòa nhà chính phủ uy nghi. Kể từ khi Chính quyền của ông Abe được thành lập vào tháng 12/2012, ông Suga đã điều phối các cuộc đàm phán với các bộ với tư cách Chánh Văn phòng Nội các.
"Ngoại giao là sở trường của ông Abe và chính sách đối nội là sân chơi của ông Suga" là câu nói quen thuộc trong giới quan chức./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Tín hiệu tích cực từ chương trình trợ giá du lịch “Go To Travel”
19:29' - 03/10/2020
Các ga xe lửa ở thủ đô Tokyo và các sân bay trên khắp Nhật Bản đã trở nên đông đúc hơn từ khi Nhật Bản đưa Tokyo vào chương trình trợ giá du lịch nội địa có tên “Go To Travel”.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản chuẩn bị kế hoạch công bố người kế vị Nhật hoàng
09:56' - 02/10/2020
Truyền thông Nhật Bản ngày 2/10 dẫn các nguồn tin chính phủ nước này cho biết Tokyo đang chuẩn bị kế hoạch tổ chức buổi lễ công bố người kế vị Nhật hoàng trong tháng 11.
-
Công nghệ
Tân Thủ tướng Nhật Bản: Sớm thành lập cơ quan công nghệ kỹ thuật số
09:17' - 02/10/2020
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã thúc giục giới chức liên quan đẩy nhanh công tác chuẩn bị để thành lập cơ quan công nghệ kỹ thuật số và sớm trình quốc hội kế hoạch thành lập cơ quan này.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản sẽ cân nhắc về gói kích thích tài chính bổ sung quy mô lớn
08:19' - 02/10/2020
Theo Tổng thư ký Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền tại Nhật Bản, nước này sẽ cân nhắc soạn thảo một gói kích thích tài chính bổ sung quy mô lớn để ứng phó với tác động kinh tế của dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhà máy LNG tại Na Uy sẽ nối lại hoạt động từ ngày 27/5
12:31'
Công ty điều hành hệ thống khí đốt Na Uy Gassco cho biết nhà máy Hammerfest LNG của nước này dự kiến sẽ hoạt động trở lại vào ngày 27/5.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiếp nhận đợt vận chuyển sữa công thức đầu tiên từ châu Âu
10:10'
Ngày 22/5, Nhà Trắng thông báo một máy bay quân sự chở chuyến sữa công thức đầu tiên từ châu Âu đã hạ cánh xuống sân bay tại Indianapolis, bang Indiana của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh thu của Kênh đào Suez dự kiến đạt 7 tỷ USD
08:31'
Bộ trưởng Tài chính Ai Cập Mohamed Maait cho biết doanh thu của Kênh đào Suez dự kiến sẽ đạt khoảng 7 tỷ USD trong tài khóa kết thúc vào cuối tháng 6/2022, tăng đáng kể so với tài khóa trước.
-
Kinh tế Thế giới
Đức và Senegal thúc đẩy hợp tác khai thác khí đốt
08:04'
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tới thủ đô Dakar của Senegal để thảo luận với Tổng thống nước chủ nhà Macky Sall về hợp tác song phương, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng mới của Australia tuyên thệ nhậm chức
07:59'
Ngày 23/5, lãnh đạo Công đảng Australia, ông Anthony Albanese, đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng thứ 31 của nước này, sau khi giành chiến thắng ấn tượng trong cuộc bầu quốc hội liên bang vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành sản xuất ô tô Trung Quốc "gặp khó" bởi chiến lược "Không COVID"
06:30'
Báo Le Monde mới đây có bài viết cho biết ngành công nghiệp sản xuất ô tô Trung Quốc đang hứng chịu hậu quả nặng nề do chính sách phong tỏa được áp đặt ở một số thành phố lớn.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị APEC kết thúc sau khi đàm phán về lương thực, năng lượng và chuỗi cung ứng
20:09' - 22/05/2022
Ngoài vấn đề Nga-Ukraine, Bộ trưởng của 21 nền kinh tế tham gia APEC đã thảo luận về các vấn đề như an ninh lương thực, giá năng lượng tăng cao và chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam ủng hộ hệ thống thương mại đa phương dựa trên nguyên tắc và luật lệ
18:56' - 22/05/2022
Việt Nam ủng hộ hệ thống thương mại đa phương dựa trên nguyên tắc và luật lệ, cũng như vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đối với thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị WEF được tổ chức trực tiếp tại Davos lần đầu từ khi dịch COVID-19 bùng phát
14:38' - 22/05/2022
Hội nghị WEF được tổ chức trực tiếp tại Davos lần đầu tiên kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát.