Đảm bảo 100% doanh nghiệp được hỗ trợ pháp lý khi có đề xuất
Ngày 24/10 tại Hà Nội, Bộ Tư pháp phối hợp với Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 tổ chức hội nghị triển khai Quyết định số 345/QĐ-TTg ngày 5/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hội nghị có sự tham gia của đại diện các bộ, ngành hữu quan, cán bộ pháp chế, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp cùng nhiều doanh nghiệp ở Thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận.
Tại sự kiện, ông Cao Thế Anh, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, Tổng giám đốc CTCP Truyền thông ALO cho biết, hiện nay, nhu cầu về hỗ trợ pháp lý, nâng cao năng lực pháp lý và giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng cao. Một trong các nhiệm vụ của Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030” là hoàn thiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Theo đó, gồm hoàn thiện khung pháp lý về tăng cường hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; rà soát, đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan nhằm tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp và nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ở Việt Nam.
Với 97% số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp không đủ nguồn lực đầu tư cho nhân lực có kiến thức, trình độ và kỹ năng liên quan đến các vấn đề pháp lý. Trong khi đó, pháp luật ngày càng có vai trò quan trọng, là một yếu tố quyết định thành - bại củ các doanh nghiệp trên thương trường, ông Thế Anh thẳng thắn nhìn nhận.Ghi nhận tại hội nghị, Tiến sỹ Trần Minh Sơn, Trưởng Văn phòng Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp cho biết, Đề án xác định 5 mục tiêu cụ thể. Trong đó, hoàn thiện khung pháp lý về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, phấn đấu 100% quy định pháp luật về doanh nghiệp, về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được thông tin kịp thời, đầy đủ; đảm bảo 100% doanh nghiệp được hỗ trợ pháp lý khi có đề xuất. Đề án đề ra mục tiêu thí điểm và nhân rộng ít nhất 2 mô hình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hiệu quả trên toàn quốc; ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng hệ sinh thái về vấn đề này tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Theo Luật sư Nguyễn Duy Lãm, Chủ nhiệm CLB Pháp chế doanh nghiệp, kể từ năm 2008 khi Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2008/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, cho đến Nghị định số 55/2019/NĐ-CP, việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được thực hiện bài bản, chất lượng hơn, giúp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ổn định và phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới.Luật sư Lãm nêu thực tiễn, tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 55/2019/NĐ-CP quy định: “Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị theo quy định tại khoản 2 Điều này, bộ, cơ quan ngang bộ xem xét thông báo bằng văn bản về việc đồng ý hoặc không đồng ý hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa…”. “Thời gian xem xét, trả lời đồng ý hay không đồng ý theo quy định 10 ngày là quá dài. Doanh nghiệp cần được trả lời sớm hơn để yên tâm sản xuất, kinh doanh hoặc tìm giải pháp tháo gỡ. Đề nghị xem xét quy định 5 ngày làm việc”, Luật sư Lãm nói và đề nghị quy trình xem xét và hồ sơ đề nghị tư vấn, hỗ trợ cần được đơn giản hơn.Bên cạnh đó, theo ông Lãm, mức chi phí hỗ trợ tư vấn pháp luật cũng cần quy định với mức chi cao hơn, bởi mức chi không quá 3 - 5 - 10 triệu đồng một năm, tương ứng với doanh nghiệp siêu nhỏ - nhỏ - vừa là quá thấp. Ông kiến nghị Bộ Tài chính cần xem xét, cân đối, phân bổ ngân sách cho Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, phối hợp cùng Bộ Tư pháp xem xét, sửa mức chi theo hướng tăng cao hơn, phù hợp với yêu cầu của hoạt động…Đồng tình với quan điểm này, Luật sư Lê Hồng Lam, Tổ trưởng Tổ rà soát thủ tục hành chính của Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho biết, mức chi phí này không khuyến khích được các luật sư tham gia mạng lưới để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.Ngoài ra, theo Luật sư Lê Hồng Lam, nhiều doanh nghiệp cũng e ngại vì nếu tiếp cận và để nhận được hỗ trợ từ phía nhà nước, doanh nghiệp có nguy cơ bị lộ bí mật kinh doanh do phải gửi cho cơ quan nhà nước nội dung văn bản tư vấn pháp lý để công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục hành chính chỉ để nhận một khoản hỗ trợ thấp.Một vấn đề nữa cũng được các luật sư chỉ ra là tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 55/2019/NĐ-CP quy định tổ chức được công nhận tham gia mạng lưới tư vấn viên pháp luật chỉ bao gồm tổ chức hành nghề luật sư, trung tâm tư vấn pháp luật. Như vậy, các đối tượng tổ chức được liệt kê chưa đầy đủ do luật sư còn có chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư và chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật.“Tư vấn pháp luật là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, có các văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, quy định về hồ sơ đăng ký chưa rõ ràng các văn bằng, chứng chỉ tương ứng”, Luật sư Lê Hồng Lam cho hay.Để các quy định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thực sự đi vào thực tế, phát huy hiệu quả của công tác hỗ trợ pháp lý, Luật sư Lê Hồng Lam cho rằng, hệ thống quy phạm pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được hoàn thiện đầy đủ, cùng với việc triển khai đồng bộ, hiệu quả, bổ sung nguồn lực. Theo đó, cần sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2019/NĐ-CP theo hướng coi doanh nghiệp nhỏ và vừa là trung tâm chủ động trong việc yêu cầu hỗ trợ pháp lý cho mình.Ngoài ra, theo Luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Công ty Luật TNHH LS Ngọc Lan và Cộng sự, cần tăng cường đào tạo bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp. “Muốn bảo vệ bản thân, cũng như góp phần thúc đẩy hoạt động, doanh nghiệp không những phải có nền kiến thức pháp luật trong nước mà cũng cần nắm bắt những kiến thức pháp luật cơ bản của quốc tế để có thể chủ động trong các giao dịch, tránh các rủi ro, tranh chấp kéo dài”./.- Từ khóa :
- Bộ Tư pháp
- doanh nghiệp
- hỗ trợ
- pháp lý
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng đầu tư công là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
12:04' - 23/10/2023
Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong cả năm 2023 đặt mục tiêu 6,5% GDP; trong đó, đầu tư đang được kỳ vọng lớn, giúp cải thiện tình hình và thúc đẩy tăng trưởng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa
20:48'
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều kiện cấp giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô
20:47'
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 162/2024/NĐ-CP quy định điều kiện cấp Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Cần phải đặt môi trường vào vị trí trung tâm để phát triển bền vững
16:22'
Ngày 21/12, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
VinaCapital: Các yếu tố nội tại sẽ quyết định tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025
14:35'
Sự gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã hỗ trợ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay, nhưng dự kiến sẽ chậm lại trong năm tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp tinh gọn bộ máy tránh để “người tài xin nghỉ, người dở ở lại”
13:52'
Tất cả bộ, địa phương phải tinh gọn tổ chức bên trong của mình để giảm tối thiểu 15% – 20% đầu mối. Cá biệt, có những đơn vị Chính phủ yêu cầu phải tinh gọn đến 40%.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển Đà Nẵng thực sự là cực tăng trưởng của cả nước
13:24'
Sáng 21/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Công điện của Thủ tướng về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025
09:05'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 137/CĐ-TTg về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Vị thế mới của nông lâm thủy sản Việt trên bản đồ thế giới
08:48'
Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 đạt kỷ lục mới trên 62 tỷ USD; giá trị xuất siêu cũng đạt kỷ lục 18,6 tỷ USD, tăng 53% đã đánh dấu mốc phát triển mới khi đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương công bố quyết định công nhận thị xã Kinh Môn là đô thị loại III
22:38' - 20/12/2024
Tối 20/12, đã diễn ra Lễ công bố Quyết định của Bộ Xây dựng công nhận thị xã Kinh Môn là đô thị loại 3 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.