“Đám mây đen” đang che phủ hội nghị COP26
Theo tạp chí Project Syndicate, Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) hiện đang diễn ra tại Glasgow, Vương quốc Anh, có thể kết thúc với một thỏa thuận quốc tế lớn. Nhưng bất kể là với thành công mang tính chiến thuật nào đạt được tại COP26, kết quả đều có khả năng đánh dấu một bước thụt lùi về mặt chiến lược đối với nhân loại - ít nhất là khi so sánh với hy vọng của các nhà hoạt động khí hậu.
Phái đoàn của Ấn Độ và Indonesia khẳng định rằng đây là những bước đi cần thiết để các nước dần dần ngừng sử dụng nhiên liệu than. Nhưng những tuyên bố của G20 đã né tránh vấn đề quan trọng nhất: Đó là một con số cụ thể về số tiền tài trợ sẽ sử dụng hay khung thời gian cung cấp nguồn vốn này.
Hoặc về vấn đề khí metan. Các quốc gia G20 nhất trí rằng giảm phát thải là phương án giảm tốc độ tăng nhiệt độ toàn cầu nhanh, ít chi phí và khả thi nhất. Nhưng họ thất bại trong việc ký kết cam kết về thải khí metan toàn cầu có nội dung hướng tới việc đưa mức phát thải khí nhà kính vào năm 2030 thấp hơn 30% so với mức năm 2020.Mohammed Adow, Chủ tịch của Power Shift Africa, một tổ chức phi chính phủ đã phát biểu: “Những tuyên bố thiếu dứt khoát của G20 là hậu quả của việc những quốc gia đang phát triển chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khí hậu không được ngồi tại bàn đàm phán. Ít nhất các cuộc đàm phán của Liên hợp quốc là một quy trình mở với tất cả các nước và sẵn sàng mang lại tiếng nói cho các quốc gia chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.”Trong phát biểu vào buổi lễ khai mạc COP26, Chủ tịch COP26 Alok Sharma, đã khẳng định các cuộc đàm phán tại G20 không hề dễ dàng, và cảnh báo rằng “một cuộc đàm phán, bất kể là G20 hay COP26, là không đủ để kết luận về mọi vấn đề”. Ông tin rằng đây là tín hiệu cho thấy cần phải đẩy nhanh tiến độ đưa ra những hành động vì môi trường trong thập kỷ này. Điều này đồng nghĩa với việc đi đến chi tiết và đặt ra những mục tiêu cụ thể bắt buộc các quốc gia phải có trách nhiệm.Helen Mountford, Phó Chủ tịch về khí hậu và kinh tế tại viện nghiên cứu World Resources Institute, nhận xét: “Trên nhiều mặt, thành công tại hội nghị ở Glasgow sẽ phụ thuộc vào xây dựng lòng tin. (Các nhà đàm phán) cần tin tưởng rằng những lời hứa về hỗ trợ tài chính sẽ được trao cho các quốc gia đang phát triển, các quốc gia phát thải lớn sẽ mạnh dạn cắt giảm lượng khí phát thải và những cam kết từ các doanh nghiệp là thực sự mang tính đổi mới chứ không chỉ là chiêu trò quảng cáo”.
Trên thực tế, báo cáo mới nhất của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu cảnh báo rằng hành tinh có khả năng đạt đến giới hạn tăng 1,5 độ C vào đầu những năm 2030. Chừng nào mà hợp tác đa phương vẫn được xác định bằng chủ nghĩa dân tộc, chính trị quyền lực và tình cảm, thay vì sự đoàn kết, luật pháp và khoa học, thì tương lai của Trái Đất sẽ tiếp tục phát triển ảm đạm hơn.
Vào đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh, bộ phim truyền hình Mỹ “The Outer Limits” kể về một nhóm các nhà khoa học duy tâm dàn dựng một cuộc xâm lược giả của người ngoài hành tinh vào Trái Đất, với hy vọng sai lầm rằng họ có thể ngăn chặn vụ Armageddon hạt nhân bằng cách đưa ra một kẻ thù chung để thế giới đoàn kết chống lại. Theo logic, khi đối mặt với viễn cảnh diệt vong, Liên Xô và Mỹ sẽ chuyển sự chú ý của họ từ cạnh tranh sang sinh tồn chung.
Ngày nay, biến đổi khí hậu gây ra mối đe dọa lớn như bất kỳ cuộc xâm lược nào của người ngoài hành tinh. Tuy nhiên, vấn đề biến đổi khí hậu đang được sử dụng như một vũ khí trong một cuộc chiến tuyên truyền nhiều mặt. Từ Brazil và Australia đến Trung Quốc và Mỹ, các quốc gia đang cố gắng vận dụng các cuộc đàm phán về khí hậu để chuyển chi phí thích ứng sang các quốc gia khác.Ví dụ, Chính phủ Brazil đang cố gắng kêu gọi thế giới trả tiền để ngừng phá rừng nhiệt đới Amazon. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ tham gia hội nghị COP26 thông qua hình thức trực tuyến và Tổng thống Nga Vladimir Putin hoàn toàn vắng mặt.Trong khi đó, các nền kinh tế tiên tiến - bao gồm cả những nền kinh tế tự hào tuyên bố cam kết hành động vì khí hậu - đã phá vỡ lời hứa cung cấp 100 tỷ USD hàng năm để hỗ trợ quá trình chuyển đổi khí hậu ở Nam bán cầu. Ngay cả khi những nước này thực hiện đúng cam kết phân bổ khoản tiền nói trên thì vẫn chưa đủ.Các nền kinh tế phát triển đang tìm ra những cách thức ngày càng mang tính cưỡng chế để định hình hành vi của các quốc gia khác. Các cam kết của hầu hết các ngân hàng phát triển đa phương và của phương Tây về việc ngừng tài trợ than (hiện nay có thêm sự tham gia của Trung Quốc) hạn chế các lựa chọn mở rộng lưới điện ở các nước đang phát triển, nơi nhu cầu điện đang tăng nhanh.Các nước có ảnh hưởng cũng đã hối thúc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gắn các điều kiện “xanh” vào việc xóa nợ cho các nước nghèo, cũng như việc phân bổ quyền rút vốn đặc biệt mới (tài sản dự trữ của IMF). Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của Liên minh châu Âu (EU) - một rào cản phi thương mại nhằm buộc các nhà xuất khẩu sang châu Âu chuyển sang sản xuất xanh - đã gây tổn hại một cách không cân xứng cho các nhà phát thải nhỏ ở châu Phi và Đông Âu.Điều này không nhằm mục đích chỉ trích các lệnh cấm than, tài chính xanh và định giá carbon. Ngược lại, những công cụ này có vai trò cốt yếu trong việc thay đổi cách thức hoạt động của nền kinh tế toàn cầu.Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể coi thường những hậu quả (rất nghiêm trọng) đối với các nền kinh tế đang phát triển. Thay vào đó, chúng ta cần tạo ra một thỏa thuận lớn mới tập trung vào việc hỗ trợ thích ứng ở các nước đang phát triển.
Nói rộng hơn, chúng ta phải đảm bảo rằng bất kỳ thỏa thuận đa phương nào về giải quyết biến đổi khí hậu đều được điều chỉnh bởi luật pháp quốc tế, thay vì phụ thuộc vào ý chí của từng quốc gia. Việc ra quyết định nên được thúc đẩy bởi sự thật khoa học, chứ không phải khẩu hiệu chính trị.Tiền thân của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu - Nghị định thư Kyoto - được thông qua vào năm 1997, về cơ bản phù hợp với cách tiếp cận này: Đó là một hiệp ước đa phương, với các mục tiêu quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý được xác định bởi các nhà khoa học giỏi nhất thế giới. Tuy nhiên, Nghị định thư cũng có nhiều sai sót và nó không đi xa được.Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu diễn ra rất khác và được ca ngợi là một chiến thắng, bởi vì hy vọng cho bất kỳ thỏa thuận nào là rất thấp. Tuy vậy, thỏa thuận này cũng đã đưa đến một sự thỏa hiệp lớn, bởi dựa trên các cam kết không ràng buộc được gọi là Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC).Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Hội nghị COP26: Vai trò của thương mại trong chuyển đổi năng lượng xanh
05:30' - 04/11/2021
Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) đang diễn ra ở Glasgow (Vương quốc Anh), giữa bối cảnh khí hậu Trái Đất ở trong tình trạng đáng báo động hơn bao giờ hết.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị COP26: EU hỗ trợ phục hồi kinh tế xanh tại ASEAN
13:20' - 03/11/2021
Theo Tổng vụ trưởng phụ trách các mối quan hệ đối tác quốc tế thuộc Ủy ban châu Âu, Quỹ tài chính xúc tác xanh ASEAN sẽ nhận được khoản đóng góp 50 triệu euro của EU.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị COP26: Hơn 100 lãnh đạo thế giới cam kết bảo vệ "lá phổi của hành tinh"
14:15' - 02/11/2021
Tối 1/11, hơn 100 nhà lãnh đạo toàn cầu đã cam kết ngăn chặn và đẩy lùi nạn phá rừng cũng như tình trạng suy thoái đất vào cuối thập niên này, thông qua đóng góp 19 tỷ USD vào quỹ công-tư.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Anh: COP26 có nguy cơ thất bại
08:27' - 01/11/2021
Thủ tướng Johnson cho biết COP26 có nguy cơ thất bại bởi các quốc gia vẫn cam kết chưa đủ để giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu xuống dưới 1,5 độ C.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30'
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30'
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.