Đàm phán Brexit bàn về thị trường chung và Liên minh hải quan
Thủ tướng Vương quốc Anh Theresa May ngày 17/1 đã đưa ra chiến lược và mục tiêu đàm phán liên quan đến việc nước Anh rời Liên minh châu Âu (EU), trong đó hai điểm mấu chốt là ra khỏi thị trường chung để theo đuổi một hiệp định thương mại tự do và các mối quan hệ trong tương lai với Liên minh hải quan của khối.
Thị trường chung châu Âu tập hợp 28 nước thành viên cùng với Na Uy, Iceland và Liechtenstein, những nước là thành viên Khu vực Kinh tế châu Âu. Thị trường chung đảm bảo dòng chảy tự do của hàng hóa, sức lao động, dịch vụ và vốn - bốn quyền tự do của EU.Theo đó, mọi công dân EU có thể làm việc ở bất cứ nước thành viên nào và các doanh nghiệp trong liên minh được tiếp cận trực tiếp với 508 triệu người tiêu dùng, với những trở ngại về pháp lý và kỹ thuật được giảm bớt.
Thị trường chung mang tính hội nhập lớn hơn nhiều so với một khu vực thương mại tự do mà trong đó chỉ thuế quan được dỡ bỏ, bởi các nước EU đã nỗ lực hợp nhất về chính trị. Tuy nhiên, thị trường chung EU vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, khi vẫn cần tiếp tục làm việc để giải quyết vấn đề liên quan đến thuế, nền kinh tế số và dịch vụ. Nước Anh cần phải chấp nhận bốn quyền tự do kể trên để tiếp tục tiếp cận thị trường chung khi đứng ngoài EU.Tuy nhiên, bà May khẳng định nhập cư là vấn đề chủ chốt trong cuộc trưng cầu dân ý về Brexit và tỏ quyết tâm hạn chế người nhập cư, nhất là từ các nước Đông và Trung Âu, sau làn sóng nhập cư từ các khu vực này vào những năm 2000.
Nước Anh cũng sẽ phải tiếp tục đóng góp cho ngân sách của EU mặc dù mất hết quyền quyết định. Và Tòa án Công lý châu Âu sẽ vẫn có quyền ra phán quyết về bất cứ vấn đề gì liên quan đến thị trường chung ở nước Anh, điều mà những người ủng hộ Brexit coi là sự từ bỏ chủ quyền không thể chấp nhận.
Về Liên minh hải quan châu Âu, các nước thành viên - gồm 28 nước thành viên EU cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, Andorra, Monaco và San Marino - có hệ thống xử lý chung đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hay quá cảnh. Chẳng hạn, nếu hàng hóa bên ngoài liên minh được nhập vào Thổ Nhĩ Kỳ và bị đánh thuế, hàng hóa này sau đó có thể được lưu chuyển tự do trong liên minh. Bà May nói bà chưa có dự định cụ thể về việc hoặc đạt được một thỏa thuận mới về hải quan, hay trở thành một thành viên liên kết hoặc vẫn là một bên ký kết đối với một số nội dung. Nữ Thủ tướng Anh đã cam kết sẽ tìm cách thúc đẩy thỏa thuận thương mại mạnh bạo, nhiều tham vọng và "tự do nhất có thể" với EU hậu Brexit, cũng như sẵn sàng ký kết các thỏa thuận mới với các nước khác trên toàn thế giới. Thủ tướng nhấn mạnh nước Anh sẽ không đi theo một mẫu thỏa thuận nào sẵn có, mà sẽ tìm kiếm một thỏa thuận London mong muốn với EU. Bài phát biểu của bà May nêu lên 12 mục tiêu đàm phán với 27 nước thành viên EU liên quan đến Brexit, trong đó nhấn mạnh nước Anh sẽ ra khỏi Khu vực thị trường chung châu Âu, song sẽ nỗ lực đạt được một thỏa thuận thuế quan mới nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động giao dịch thương mại qua biên giới.Qua đó, tiếp tục "đóng góp hợp lý" vào ngân sách EU song không lớn, kiểm soát biên giới và kiểm soát số lượng công dân EU sang nước Anh, tiếp tục hợp tác an ninh với EU, đồng thời duy trì khu vực đi lại chung giữa Vương quốc Anh và Ỉeland.
Bà cũng khẳng định nước Anh thà không đạt được một thỏa thuận nào còn hơn đạt được một thỏa thuận tồi. Bà tuyên bố sẽ cắt giảm thuế để thu hút các doanh nghiệp và nhà đầu tư, nếu nước này không thương lượng được một thỏa thuận tích cực với EU. Tuy vậy, bà tin tưởng rằng tình huống này sẽ không xảy ra.
Trong trường hợp nếu không đạt được thỏa thuận, về mặt lý thuyết hai bên sẽ quay trở lại áp dụng các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới.Một phương án khác là phác thảo một thỏa thuận trong hai năm đàm phán về Brexit, sau đó thực hiện từng bước trong giai đoạn chuyển tiếp cho đến khi một thỏa thuận đầy đủ có thể đạt được, tránh không để việc tái đánh thuế diễn ra bất ngờ.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Đức sẽ giảm đầu tư tại Anh sau tuyên bố của bà May về Brexit
11:21' - 18/01/2017
Các doanh nghiệp Đức sẽ rút bớt đầu tư tại Anh sau khi Thủ tướng Anh Theresa May xác nhận chính thức về việc Anh sẽ rời khỏi thị trường chung EU.
-
Kinh tế Thế giới
Anh sẽ thay đổi mô hình kinh tế hậu Brexit?
05:35' - 18/01/2017
Anh sẽ thay đổi mô hình kinh tế của nước này nhằm giành lợi thế cạnh tranh trong trường hợp Anh rời khỏi EU mà không đạt được thỏa thuận chung để tiếp cận thị trường rộng lớn này.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Anh công bố chiến lược cho tiến trình Brexit
21:26' - 17/01/2017
Ngày 17/1, Thủ tướng Anh Theresa May đã có bài phát biểu quan trọng vạch ra hướng đi cho nghị trình Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.
-
Tài chính & Ngân hàng
Anh để ngỏ khả năng trở thành "thiên đường thuế" sau Brexit
15:41' - 16/01/2017
Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond cảnh báo Anh sẽ cạnh tranh bằng việc đưa ra mức thuế thấp nếu không nhận được quyền đưa hàng hóa tự do vào thị trường chung EU.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: EU cảnh báo rủi ro đối với sự ổn định tài chính của Anh
07:12' - 15/01/2017
Các ngân hàng của EU được hưởng các quyền lợi tương hỗ và câu hỏi đặt ra là liệu sự tiếp cận lẫn nhau này sẽ được tiếp tục sau sự kiện Brexit hay không
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17'
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu
09:56'
Giảm phát thải carbon và công nghệ lưu trữ carbon đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Mặt trời của Trung Quốc chiếm gần 30% cơ cấu nguồn điện cả nước
09:29'
Tổng công suất lắp đặt điện Mặt trời của Trung Quốc hiện tại đã vượt mốc 1 tỷ kW, chiếm gần 30% tổng công suất lắp đặt điện trên cả nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể thiệt hại kinh tế lớn nếu đàm phán thuế quan thất bại
09:18'
Theo Báo cáo của Văn phòng Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) tại New York, nếu các quốc gia trả đũa việc Mỹ tăng thuế quan thì rất có khả năng Washington sẽ trở thành bên chịu tổn thất lớn nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn lần cuối liên quan đến lệnh thiết quân luật
18:13' - 01/07/2025
Theo hãng tin Yonhap, Công tố viên đặc biệt Cho Eun Suk ngày 1/7 đã ra lệnh triệu tập cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn liên quan đến việc ban bố thiết quân luật vào tháng 12 năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể áp thuế cao hơn nếu Nhật Bản không nhập khẩu gạo
16:54' - 01/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ gửi thư cho Tokyo thông báo mức thuế mới, chỉ vài ngày trước thời hạn các mức thuế cao hơn được tái áp đặt với hàng chục đối tác thương mại, trong đó có Nhật Bản
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
15:06' - 01/07/2025
Hàn Quốc đang giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc đại lục, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam...
-
Kinh tế Thế giới
Các công ty nước ngoài lạc quan về thị trường Trung Quốc
14:34' - 01/07/2025
Trung Quốc đã nổi lên như một điểm đến hàng đầu cho đầu tư nước ngoài, được hỗ trợ bởi những lợi thế chiến lược rộng rãi trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu thay đổi sâu sắc.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cảnh báo áp lại mức thuế cao nếu không đạt được thỏa thuận thương mại
13:12' - 01/07/2025
Washington có thể áp lại mức thuế quan cao với các nước đối tác như đã công bố hồi đầu tháng Tư vừa qua, nếu không đạt được thỏa thuận trước ngày 8/7 tới.