Đằng sau sự bùng nổ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Tăng trưởng ấn tượng
Theo báo cáo thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam năm 2019 của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, trong năm 2019, có 211 doanh nghiệp thực hiện chào bán tổng cộng 300.588 tỷ đồng trái phiếu, chia làm 807 đợt phát hành trong đó có 12 đợt phát hành không thành công. Tổng số trái phiếu phát hành cả năm đạt 280.141 tỷ đồng, tương đương 93,2% giá trị chào bán và tăng 25% so với năm 2018.
Thống kê của SSI cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp phát hành dưới hình thức riêng lẻ, chỉ có khoảng 6% phát hành ra công chúng bởi các ngân hàng thương mại. Lượng phát hành lớn trong năm đã khiến quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng mạnh từ 9,01% GDP (2018) lên khoảng 11,3% GDP (2019), tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp lưu hành đạt gần 670.000 tỷ đồng. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam được dự báo sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới.
Lý giải nguyên nhân thị trường trái phiếu doanh nghiệp trở nên hấp dẫn, sôi động trong thời gian gần đây, ông Nguyễn Xuân Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Kỹ thương cho rằng, đó là do khả năng cho vay trung và dài hạn tại các ngân hàng đang bị hạn chế. Các ngân hàng phải tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Thêm vào đó, một số ngân hàng lớn cũng dịch chuyển theo chiến lược chuyển dần việc cho vay trung và dài hạn sang cho vay vốn lưu động ngắn hạn. Điều này dẫn đến nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc huy động vốn dài hạn cho đầu tư dài hạn, buộc doanh nghiệp phải tìm hướng đi mới, huy động vốn từ kênh phát hành trái phiếu.
Đặc biệt, đầu tháng 2/2019, Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp chính thức có hiệu lực được xem là có những quy định mới nới lỏng hơn về điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Nhiều trường hợp gọi vốn thành công cho doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp chưa niêm yết), đã góp phần mở ra một “chương mới” cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam.
Dưới góc độ của doanh nghiệp, ông Lê Tiến Đông, Chủ tịch Ủy ban Tài chính Chứng khoán, Tập đoàn Hà Đô cho rằng, sở dĩ trái phiếu doanh nghiệp bùng nổ trong thời gian gần đây là nhờ linh hoạt hơn cho người sử dụng vốn.
Theo ông Đông, thông thường, các tín dụng dài hạn từ ngân hàng chỉ được ân hạn 1 năm, sau đó sẽ phải trả dần cả gốc và lãi theo kỳ hạn quy định trước (thường là trả hàng tháng). Trong khi đó, với trái phiếu doanh nghiệp, chỉ cần trả lãi trái phiếu định kỳ, khoản gốc sẽ được tất toán vào cuối kỳ hạn.
Bên cạnh đó, trái phiếu doanh nghiệp không bị ràng buộc bởi hạn mức của ngân hàng như khi vay tín dụng. Mục đích sử dụng vốn lại tương đối rộng mở hơn và tài sản đảm bảo cũng đa dạng hơn. Người mua trái phiếu được hưởng mức lợi suất có thể cao hơn mức lãi suất gửi ngân hàng, nhưng về phía doanh nghiệp, chi phí này cao hơn không nhiều, thậm chí có trường hợp thấp hơn so với chi phí vay vốn từ ngân hàng.
Hướng tới minh bạch thị trường
Theo các chuyên gia, việc phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp là xu hướng tất yếu và phù hợp để tạo sự cân bằng và nâng cao chất lượng thị trường tài chính. Tuy nhiên, đây vẫn là kênh đầu tư khá mới mẻ tại Việt Nam, sự phát triển nhanh giai đoạn vừa qua tiềm ẩn những rủi ro nhất định.
Thống kê của SSI cho thấy, trong tổng số 211 doanh nghiệp chào bán trái phiếu ra công chúng, có 129 doanh nghiệp chưa niêm yết, do đó chất lượng thông tin và trách nhiệm công bố thông tin còn tương đối hạn chế. Thậm chí, một số doanh nghiệp đã chia nhỏ các đợt phát hành để chào bán riêng lẻ để không phải thực hiện các nghĩa vụ về công bố thông tin. Thông tin công bố lại thiếu chi tiết về mục đích sử dụng vốn trái phiếu, tình hình tài chính của doanh nghiệp trước và dự kiến sau phát hành…
Trong khi đó, thị trường lại ghi nhận sự tham gia ngày càng tích cực của các nhà đầu tư cá nhân. Trong năm 2019, mặc dù các nhà đầu tư cá nhân chỉ mua 9,64% tổng lượng phát hành toàn thị trường, tuy nhiên giá trị đầu tư thực tế sẽ lớn hơn, do có một số trái phiếu được phát hành riêng lẻ sơ cấp sau đó được phân phối lại cho nhà đầu tư cá nhân trên thị trường thứ cấp.
Các chuyên gia của SSI cho rằng, mặc dù tham gia ngày một nhiều, song nhà đầu tư cá nhân thường bị hạn chế về khả năng tiếp cận thông tin cũng như kinh nghiệm đầu tư, cơ chế bảo vệ nhóm đầu tư này chưa thực sự hoàn chỉnh. Đây là một rủi ro cho không chỉ người tham gia đầu tư mà cho cả sự ổn định của thị trường.
Trong báo cáo tháng 12/2019 với chủ đề Bước chuyển về tài chính của Ngân hàng thế giới (WB), bên cạnh việc nhấn mạnh tầm quan trọng của trái phiếu doanh nghiệp trong quá trình phát triển nguồn tài chính dài hạn qua thị trường vốn ở Việt Nam, WB cũng khuyến nghị cần cải thiện chất lượng công bố thông tin để thị trường phát triển lành mạnh hơn.
Theo các chuyên gia của WB, từ trước đến nay, mức độ tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam còn hạn chế, một phần do thiếu công khai và minh bạch thông tin với các nhà đầu tư tiềm năng, một phần do thiếu phân tích có chất lượng đủ cao. Do vậy, các cơ quan quản lý cần cải thiện vấn đề quản trị và công bố thông tin để thúc đẩy thị trường này phát triển bền vững. Các tổ chức đánh giá định mức tín nhiệm có vai trò đảm bảo thị trường tài chính vận hành thỏa đáng để có thể định mức tín nhiệm và định giá trái phiếu phát hành.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính cũng cho rằng, dù trái phiếu doanh nghiệp đã phát triển tích cực và đột phá trong năm 2019, tuy nhiên cũng cần định hướng và quản lý để thị trường này phát triển lành mạnh hơn trong thời gian tới.
Theo Tiến sĩ Lực, trước hết, cần hoàn thiện thể chế, đặc biệt là rà soát lại Nghị định 163 để sửa đổi theo hướng vừa tạo điều kiện thuận lợi nhưng cũng giảm thiểu rủi ro đối với thị trường này. Đồng thời, nên giao quyền cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước làm đầu mối quản lý, giám sát tổng thể cho đúng chuyên môn, mang tính chuyên nghiệp, thay vì có sự tham gia của Bộ Kế hoạch Đầu tư như hiện nay.
“Cuối cùng là phải kiểm soát vấn đề lãi suất, mặt bằng lãi suất phải hợp lý. Đồng ý trái phiếu doanh nghiệp có thể rủi ro hơn so với ngân hàng cho vay thương mại thông thường, nhưng lãi suất không thể ở mức gấp đôi lãi suất tiết kiệm. Nếu không “tuýt còi”, mặt bằng lãi suất sẽ bị phá vỡ, mang đến nhiều rủi ro cho nhà đầu tư trong tương lai”, vị chuyên gia này đề xuất.
Để minh bạch thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam đang phối hợp với một số thành viên xúc tiến thành lập tổ chức xếp hạng tín nhiệm cho thị trường. Đặc biệt, các đầu mối đang thương thảo với 1 trong 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín trên thế giới cùng góp vốn để mang những kinh nghiệm, kỹ thuật, tính chuyên nghiệp vào Việt Nam. Điều này sẽ giúp thị trường khắc phục những tồn tại, hạn chế hiện nay, tạo đà cho trái phiếu doanh nghiệp phát triển mạnh hơn trong thời gian tới, trở thành kênh dẫn vốn quan trọng cho các doanh nghiệp./.
>> Becamex IJC hủy phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ năm 2019
Tin liên quan
-
Bất động sản
Xu thế nào cho dòng tiền vào bất động sản năm 2020?
13:31' - 19/12/2019
Tỷ trọng nguồn vốn rót vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản hiện đứng thứ hai, chiếm gần 30% tổng dư lượng đầu tư nước ngoài (FDI) đầu tư vào Việt Nam, được kỳ vọng sẽ giúp chuẩn hóa thị trường này.
-
Chứng khoán
Bước chuyển mình của thị trường trái phiếu doanh nghiệp
21:22' - 12/12/2019
Trong 9 tháng qua, khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp thành công đạt khoảng 173.911 tỷ đồng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các ngân hàng đẩy mạnh phát hành trái phiếu để tăng vốn
14:57' - 09/12/2019
Trước áp lực huy động để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn, trong năm 2019, nhiều doanh nghiệp đã liên tục phát hành trái phiếu ra công chúng.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Tập đoàn tài chính Nhật Bản đầu tư vào kinh tế kỹ thuật số đang bùng nổ ở Đông Nam Á
16:23' - 19/05/2022
Với mục tiêu huy động 75 triệu USD vào tháng 9/2023, SBI Ven Capital đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp giai đoạn đầu, với trọng tâm là các lĩnh vực như tài chính, y tế, nông nghiệp và giáo dục.
-
Tài chính
G7 thảo luận cách thức hỗ trợ tài chính cho Ukraine
15:43' - 19/05/2022
Các Bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của Mỹ, Nhật Bản, Canada, Vương quốc Anh, Đức, Pháp và Italy sẽ nhóm họp trong bối cảnh tình hình xung đột tại Ukraine vẫn chưa kết thúc.
-
Tài chính
EU xem xét một khoản vay chung nhằm giúp tái thiết Ukraine
09:11' - 19/05/2022
Mặc dù nhu cầu tái thiết của Ukraine vẫn chưa được đánh giá về quy mô nhưng EC nhấn mạnh thiệt hại ước tính lên tới "hàng trăm tỷ euro, trong đó hơn 100 tỷ euro cho cơ sở hạ tầng vật chất".
-
Tài chính
Thượng Hải cho phép các tổ chức tài chính dần nối lại hoạt động
19:06' - 18/05/2022
Thượng Hải đã chấp thuận cho 864 tổ chức tài chính hoạt động trở lại khi trung tâm tài chính hàng đầu Trung Quốc này dần dần nới lỏng tình trạng phong tỏa được bắt đầu áp đặt từ bảy tuần trước.
-
Tài chính
Mỹ đứng đầu thế giới về tình trạng che giấu tài sản của các cá nhân
15:11' - 18/05/2022
Mỹ hiện đứng đầu trong danh sách những nước đã để các cá nhân che giấu tài sản và cáo buộc các quốc gia dẫn đầu thế giới trong việc cản trở những tiến bộ trong việc hạn chế các bí mật tài chính.
-
Tài chính
Đôn đốc, gỡ vướng đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
14:11' - 18/05/2022
Thủ tướng Chính phủ đã giao Tổ trưởng tổ công tác số 6 thực hiện kiểm tra giải ngân đầu tư công của 4 tháng đầu năm 2022 tập trung vào 5 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Yên, Bình Phước, Bình Thuận, Khánh Hoà.
-
Tài chính
Nhật Bản tăng khoản vay dưới dạng hỗ trợ tài chính cho Ukraine
07:20' - 18/05/2022
Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết nước này và Ukraine đã ký một thỏa thuận về khoản vay trị giá 13 tỷ yen (100 triệu USD) nhằm hỗ trợ tài chính cho quốc gia Đông Âu này.
-
Tài chính
Thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước
15:22' - 17/05/2022
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã chỉ rõ các tồn tại vướng mắc trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn hiện nay như tiến độ chậm, chưa đạt kết quả đề ra theo đề án mà Chính phủ đã ban hành.
-
Tài chính
Lượng stablecoin Tether trị giá 7,6 tỷ USD được đổi sang tiền mặt trong chưa đầy 1 tuần
14:43' - 17/05/2022
Các nhà đầu tư đã rút khoản tiền tiết kiệm trị giá 7,6 tỷ USD bằng đồng stablecoin Tether kể từ khi cuộc khủng hoảng trên thị trường tiền điện tử bắt đầu vào tuần trước.