Đánh giá triển vọng ngành dược phẩm năm 2024
Theo đó, báo cáo ghi nhận, trong năm 2023, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dược phẩm đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như cầu tiêu dùng yếu; biến động giá năng lượng, nguyên vật liệu đầu vào; cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành và sức ép từ tỷ giá gia tăng.
Rủi ro từ chuỗi cung ứng, chi phí hậu cầu gia tăng đã không còn là các vấn đề nóng nhất như năm 2022, thay vào đó là câu chuyện tăng trưởng chậm của nền kinh tế. Trên thực tế, thị trường dược Việt Nam còn có 1 số bất ổn nội tại như thiếu tính ổn định do nguyên liệu sản xuất phụ thuộc tới 90% vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài.
Sự phụ thuộc này khiến ngành dược nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài như biến động tỷ giá, giá nhập khẩu hay những cú sốc về nguồn hàng. Phần lớn các doanh nghiệp đều tập trung sản xuất các loại thuốc phổ biến trên thị trường, trong khi đó các loại thuốc chuyên khoa, đặc trị, yêu cầu kỹ thuật bào chế hiện đại chưa nhận được sự quan tâm tương xứng.
Báo cáo từ Tổ chức IQVIA, ngành dược phẩm Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) về doanh thu khoảng 8% trong giai đoạn 2019-2023. Song, riêng trong tháng còn lại năm 2023, ngành dược đang phải đối mặt với không ít thách thức, đặc biệt là kênh OTC (thuốc không kê đơn) sẽ gặp nhiều rào cản trong việc duy trì tăng trưởng do tình hình phục hồi kinh tế vẫn chậm và chưa thể cải thiện trong ngắn hạn.
Mặc dù đưa ra lưu ý cần theo dõi sát sao tốc độ chuyển trạng thái của nền kinh tế và nguy cơ gia tăng chi phí đầu vào do diễn biến của các cuộc xung đột trên thế giới song nhìn chung, đa số doanh nghiệp tham gia khảo sát của Vietnam Report vẫn đưa ra góc nhìn lạc quan về triển vọng của cả bản thân doanh nghiệp, ngành và nền kinh tế vào năm 2024. Đặc biệt, theo kết quả khảo sát các doanh nghiệp, ngành dược nhiều khả năng sẽ phục hồi trước nhịp phục hồi của nền kinh tế và tình hình sẽ có những cải thiện đáng kể trong quý IV năm 2024.
Đánh giá triển vọng của ngành dược phẩm năm 2024, Tổng giám đốc Vietnam Report Vũ Đăng Vinh nhận định, về dài hạn, Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những thị trường “dược phẩm mới nổi” thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ thâm nhập dược phẩm tương đối thấp và tiềm năng tăng trưởng cao.
Với dư địa phát triển lớn, ngành dược đang đón nhận những cơ hội quan trọng để thay đổi toàn diện và bứt phá trở thành một trong những trụ cột kinh tế; trong đó, một số điểm sáng để kỳ vọng được chỉ ra như: quy mô dân số lớn, tốc độ già hóa nhanh, mức sống và trình độ dân trí ngày càng cải thiện. Cơ hội các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) mà Việt Nam đã ký kết sẽ là động lực tăng trưởng của ngành dược trong thời gian tới, khi tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dược phẩm mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển mạng lưới phân phối, tiếp cận thêm vốn, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao hướng tới các dòng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao hơn chẳng hạn như EU-GMP. Doanh nghiệp dược có thể tận dụng các ưu đãi về thuế quan theo các hiệp định như Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA),... để có thể tiếp cận dễ dàng hơn các thị trường quốc tế. Ngoài ra, các chính sách của Chính phủ và sự chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành trong những năm qua cũng sẽ là động lực phát triển của ngành dược nói chung và các doanh nghiệp trong ngành nói riêng. Chính phủ đã nỗ lực triển khai nhiều chính sách, cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư để “chạy đua” thu hút nguồn lực phát triển ngành công nghiệp dược. Cụ thể như mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1165/QĐ-TTg ngày 9/10/2023 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra mục tiêu tăng tính tự chủ, từng bước làm chủ công nghệ, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao trong khu vực. Ông Vinh còn bình luận, có một động lực quan trọng tiên quyết đến triển vọng của ngành dược trong những năm tới đến từ sự linh hoạt, chủ động nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, nhanh nhạy nắm bắt các xu thế mới của doanh nghiệp trong ngành. Việc không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng sản phẩm, ứng dụng ngày càng nhiều dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo trong nghiên cứu, vận hành sản xuất, tiếp thị cũng như các động thái triển khai liên kết với các đối tác, đặc biệt là đối tác nước ngoài để có thể nâng nhanh quy mô tổng vốn, tài sản và tận dụng năng lực công nghệ sản xuất, kinh nghiệm của họ được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành này.Tin liên quan
-
DN cần biết
Công bố Top 10 Công ty Dược uy tín năm 2023
17:11' - 28/11/2023
Báo cáo kết quả kinh doanh đầy khởi sắc của ngành dược cho thấy sức cầu thấp trên diện rộng đã khiến đà tăng trưởng giảm tốc trong quý III/2023 và chứng kiến lợi nhuận phân hóa giữa các doanh nghiệp.
-
Thời sự
Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai kiêm giữ chức Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội
20:06' - 20/11/2023
Ông Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai được bổ nhiệm kiêm giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
-
Thị trường
"Ông lớn" ngành dược đổ tiền vào thị trường thuốc chống béo phì
09:24' - 20/11/2023
Eli Lilly là một trong doanh nghiệp dẫn đầu cuộc đua giành thị trường toàn cầu về các liệu pháp chống béo phì, ước tính trị giá 100 tỷ USD trong tương lai.
-
Chuyển động DN
Ajinomoto đầu tư 550 triệu USD sang lĩnh vực dược phẩm
08:00' - 19/11/2023
Dự kiến, Ajinomoto sẽ biến Forge Biologics Holdings thành công ty con và thương vụ sẽ hoàn tất sớm nhất vào cuối tháng 12/2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Apple chặn hơn 9 tỷ USD giao dịch gian lận trên kho ứng dụng
15:59' - 28/05/2025
Trong tháng qua, Apple cho biết đã ngăn chặn gần 4,6 triệu lượt cài đặt hoặc khởi chạy các ứng dụng phân phối trái phép ngoài App Store hoặc các nền tảng bên thứ 3 được cấp phép.
-
Chuyển động DN
Nestlé Việt Nam hợp tác với Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh thực thi mô hình “3 nhà”
10:23' - 28/05/2025
Nestlé Việt Nam sẽ cùng Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh phối hợp triển khai nhiều sáng kiến thiết thực nhằm đào tạo, phát triển và kết nối nhân tài trẻ theo mô hình hợp tác “3 nhà”.
-
Chuyển động DN
P&G Việt Nam và Central Retail Việt Nam phát động chương trình trồng rừng năm 2025
06:54' - 28/05/2025
Đây là lần thứ ba chương trình ý nghĩa này được triển khai nhằm hướng tới mục tiêu mới - trồng 35.000 cây rừng trên khắp cả nước trong vòng 3 năm.
-
Chuyển động DN
TSMC sẽ thành lập một trung tâm thiết kế chip tại châu Âu
18:45' - 27/05/2025
Một lãnh đạo của Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) ngày 27/5 cho biết nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới này sẽ mở một trung tâm thiết kế chip tại Munich, Đức.
-
Chuyển động DN
Hòa Phát và Petrovietnam ký thỏa thuận hợp tác toàn diện
14:54' - 27/05/2025
Sáng 27/5 tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát và Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện.
-
Chuyển động DN
Gamota thắng lớn, ẵm loạt giải thưởng tại Vietnam Game Awards
12:34' - 27/05/2025
Trong khuôn khổ lễ trao giải Vietnam GameVerse 2025, nhà phát hành game Gamota (thuộc Appota Group) đã vinh dự nhận hàng loạt giải thưởng, giữ vững vị thế top 3 nhà phát hành game Việt Nam.
-
Chuyển động DN
Hãng hàng không El Al của Israel gặp sự cố hệ thống kỹ thuật mạng
20:58' - 26/05/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, ngày 26/5, nhiều hành khách dự kiến bay với hãng hàng không El Al của Israel đã báo cáo tình trạng sập hệ thống kỹ thuật của website và ứng dụng di động của hãng.
-
Chuyển động DN
Vietjet và Airbus ký thoả thuận mua bán 20 máy bay thân rộng A330neo
18:19' - 26/05/2025
Ngày 26/5, Chủ tịch HĐQT Vietjet, Nguyễn Thị Phương Thảo và Chủ tịch Airbus International, Wouter van Wersch ký kết thoả thuận đặt mua đơn hàng mới với Airbus cho 20 máy bay thân rộng A330-900.
-
Chuyển động DN
Tiến triển mới trong thương vụ US Steel - Nippon Steel
15:57' - 26/05/2025
Ngày 25/5 theo giờ địa phương, Tổng thống Mỹ, Donald Trump, cho biết Mỹ sẽ nắm quyền kiểm soát công ty thép US Steel trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác với công ty Nhật Bản Nippon Steel.