Dấu hỏi về hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào ngành công nghiệp robot Italy
Theo trang mạng formiche.net (Italy), công ty Efort Intelligent Equipment (Trung Quốc) đã sẵn sàng tăng cổ phần của họ trong Robox, công ty chế tạo robot Italy, lên 49%. Liệu Chính phủ Italy có thực hiện quyền hạn mới được tăng cường của nước này để hạn chế hoặc ngừng đầu tư trực tiếp nước ngoài hay không?
Sau khi Chính phủ của Thủ tướng Mario Draghi đã chặn các công ty Trung Quốc thâu tóm công ty sản xuất máy bay không người lái Italy Alpi Aviation, thương vụ tiếp theo, liên quan đến các vấn đề như “lưỡng dụng” và “thâu tóm của Trung Quốc”, có thể là Robox.Thỏa thuận mua lại công ty chế tạo robot trên của Italy có thể bị xem xét kỹ lưỡng theo cái gọi là luật Quyền lực vàng (tức là sự can thiệp của chính phủ vào các giao dịch của các công ty tư nhân vì lợi ích an ninh quốc gia), gần đây đã được củng cố dưới thời chính phủ của Thủ tướng Draghi.Như thông tin trên trang web, công ty Robox chuyên “thiết kế và sản xuất thiết bị điện tử và ngôn ngữ lập trình, đồng thời phát triển môi trường cho robot, cho điều khiển số các máy công cụ và nói chung hơn là điều khiển chuyển động”.Giờ đây, Efort Intelligent Equipment, một công ty hàng đầu trong lĩnh vực chế tạo robot của Trung Quốc, đã sẵn sàng tăng cổ phần của họ trong Robox - từ 40% lên 49%, thông qua khoản đầu tư 2 triệu euro (2,2 triệu USD). Hơn nữa, Efort dự định chi thêm 1 triệu euro cho một thỏa thuận cấp phép kỹ thuật để được truy cập mã nguồn và tệp. Sau khi các khoản đầu tư này hoàn tất, quyền kiểm soát của các ông chủ Italy là Marzio Montorsi và Lea Montorsi sẽ giảm xuống 51%.Trên trang web của mình, Efort tuyên bố rằng họ đang tham gia vào “các dự án chế tạo người máy của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia và các bộ khác” của Chính phủ Trung Quốc. Công ty này cũng giải thích rằng họ đã “tham gia vào việc xây dựng một số tiêu chuẩn quốc gia cho ngành công nghiệp robot”, và do đó, đã cộng tác với Chính phủ Trung Quốc.Năm 2018, Đài truyền thanh quốc tế Trung Quốc (China Radio International) thuộc nhà nước Trung Quốc đã đưa tin rằng công ty Efort đang “dựa trên hai chiến lược phát triển được tiến hành song song là “đổi mới độc lập” và “mua bán và sáp nhập ở nước ngoài”.Cho đến nay, Effort đã mua lại các công ty sơn robot CMA, công ty tích hợp hệ thống robot công nghiệp chung Evolut, công ty sản xuất hệ thống điều khiển robot Robox và tập đoàn tích hợp hệ thống robot hàng không và ô tô WFC của Italy.
Năm 2017, Efort đã gia nhập Robox với 40% cổ phần. Cả hai công ty đã thành lập một liên doanh (trong đó Efort sở hữu 60%) với mục tiêu phát triển các giải pháp điều khiển cho thị trường Trung Quốc. Dự án này được thành lập tại Vu Hồ, thành phố nơi Efort đặt trụ sở chính.Claire Chu, một nhà phân tích tại công ty tình báo Janes, nhận xét: “Ngành công nghiệp robot là một công nghệ lưỡng dụng then chốt và được các quy định của Liên minh châu Âu (EU) xác định là quan trọng về mặt chiến lược”.Theo Francesca Ghiretti, một nhà phân tích tại tổ chức nghiên cứu và tư vấn Merics của Đức, thỏa thuận trên đáp ứng các yêu cầu đối với các khoản đầu tư ngoài EU, cho thấy “lỗ hổng trong cơ chế sàng lọc đầu tư của các nước châu Âu. Trong trường hợp này, chúng tôi có hai lỗ hổng: sàng lọc đầu tư đầu tiên (40% vào năm 2017), sau đó cho các hoạt động thu mua dưới 10% (vòng thứ hai)”.Đề cập đến thương vụ Alpi Aviation, bà Ghiretti nói thêm rằng “nếu không có một cách hệ thống để lập bản đồ các khoản đầu tư đã có (và sắp đến), rất có thể những trường hợp tương tự sẽ tiếp tục xuất hiện”./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Những tác động kinh tế từ chính sách phong tỏa tại Trung Quốc
15:05' - 08/04/2022
Các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 tại Trung Quốc đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và gây căng thẳng cho cuộc sống hàng ngày của người lao động tại Thượng Hải và Thẩm Dương.
-
Doanh nghiệp
Tencent chịu tổn thất lớn sau khi Trung Quốc chặn vụ sáp nhập quan trọng
14:13' - 08/04/2022
Theo thông báo mới nhất từ Tencent, dịch vụ Penguin Esports của tập đoàn sẽ ngừng hoạt động từ ngày 7/6 với lý do thay đổi chiến lược kinh doanh.
-
Doanh nghiệp
Boeing chuẩn bị bàn giao chiếc 737 MAX đầu tiên cho Trung Quốc
16:29' - 07/04/2022
Chiếc máy bay Boeing 737 MAX dự định giao cho công ty con Shanghai Airlines thuộc China Eastern Airlines đã hạ cánh xuống Thượng Hải ngày 7/4, hơn 3 tuần sau khi mắc kẹt tại đảo Guam (Mỹ).
-
Doanh nghiệp
Phản ứng của các tập đoàn dầu khí Trung Quốc về những giao dịch với Nga
07:33' - 07/04/2022
Hãng tin Reuters (Vương quốc Anh) dẫn 6 nguồn tin ngày 6/4 cho biết các công ty nhà nước Trung Quốc tôn trọng các hợp đồng dầu mỏ hiện có với Nga nhưng tránh các hợp đồng mới dù được giảm giá lớn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu chờ 3 quyết định thương mại của Tổng thống Mỹ
16:17'
Khi thời hạn ngày 1/8 cho việc áp dụng mức thuế cao đến gần, Tổng thống D. Trump chỉ còn một tuần để đưa ra một số quyết định thương mại quan trọng có thể định hình tương lai kinh tế Mỹ và toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Anh có thể mất hơn 16.000 triệu phú trong năm 2025
14:14'
Vương quốc Anh dự kiến sẽ mất khoảng 16.500 triệu phú trong năm 2025 – nhiều nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ "bật đèn xanh" cho thương vụ 8,4 tỷ USD trong ngành giải trí
13:49'
Thương vụ này đánh dấu sự kết thúc một kỷ nguyên của gia tộc Redstone.
-
Kinh tế Thế giới
Brazil đẩy mạnh đàm phán với Mỹ về thuế quan
10:31'
Phó Tổng thống Brazil Geraldo Alckmin đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick nhằm tìm kiếm giải pháp cho kế hoạch của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico đầu tư Cảng biển Quốc gia trị giá 16 tỷ USD
08:35'
Chính phủ Mexico ngày 24/7 công bố Dự án Đầu tư Cảng biển Quốc gia trị giá 16 tỷ USD nhằm nâng cấp và mở rộng 6 cảng biển chiến lược.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc ban hành chuẩn hóa an toàn xe đạp điện
20:02' - 24/07/2025
Trung Quốc vừa ban hành một loạt hướng dẫn nhằm đảm bảo việc thực thi hiệu quả các tiêu chuẩn an toàn quốc gia mới mang tính bắt buộc đối với xe đạp điện (e-bike).
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Đức thúc đẩy việc phê chuẩn EVIPA với Việt Nam
16:07' - 24/07/2025
Chính phủ Liên bang Đức đã chính thức trình Quốc hội CHLB Đức để phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVIPA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ cảnh báo áp thuế 50% nếu các đối tác không mở cửa thị trường
10:59' - 24/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gia tăng sức ép đối với các đối tác thương mại khi tuyên bố áp đặt mức thuế quan từ 15 - 50% đối với các nước không mở cửa thị trường cho hàng hóa Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ra tối hậu thư thương mại trước hạn chót 1/8
10:28' - 24/07/2025
Trước thời hạn ngày 1/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết các mức thuế quan đối ứng sẽ không dưới 15%. Phát biểu này cho thấy mức sàn thuế quan đối ứng của Mỹ đang được nâng lên.