Dấu hỏi về khả năng Nhật Bản từ bỏ nguồn cung năng lượng từ Nga
Theo báo Sankei, Nhật Bản đang cùng với Nga phát triển hai dự án liên quan đến khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) là Sakhalin 1 và Sakhalin 2. Trong bối cảnh các quốc gia Âu Mỹ đưa ra chủ trương chấm dứt nhập khẩu dầu mỏ từ Nga, chủ trương của Nhật Bản trong vấn đề này đang được dư luận quan tâm, theo dõi chặt chẽ.
Dự án Sakhalin 1 được triển khai với sự tham gia của tập đoàn Exxon Mobil của Mỹ (chiếm 30%), Nhật Bản (chiếm 30%), Ấn Độ (chiếm 20%), trong đó, Exxon đã tuyên bố rút khỏi dự án này. Trong 30% vốn của Nhật Bản, Bộ Kinh tế và Công nghiệp (METI) chiếm 50% và phần còn lại thuộc về 4 công ty tư nhân, trong đó có Itochu Corporation, Marubeni.Đối với dự án Sakhalin 2, Nga đứng đầu với hơn 50% vốn đầu tư, số vốn còn lại thuộc về Shell, Mitsubishi Corporation và Mitsui. Trong số này, Shell đã tuyên bố rút khỏi dự án. Xét từ quan điểm đảm bảo nguồn cung năng lượng, dầu mỏ từ dự án Sakhalin 1 chủ yếu được cung cấp cho Trung Quốc và Hàn Quốc. Nhật Bản chủ yếu nhận nguồn khí thiên nhiên hóa lỏng từ dự án Sakhalin 2.Một trong những lý do quan trong khiến Nhật Bản không thể từ bỏ dự án Sakhalin 2 đó là rất nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản đang ký kết hợp đồng cung ứng LNG thông qua Sakhalin 2 và đang nhận được nguồn cung ứng ổn định, giá rẻ.Công ty Gas Tokyo cho biết với tư cách là một nhà kinh doanh, không thể dễ dàng chấm dứt nguồn cung LNG từ Sakhalin 2 với mục đích trừng phạt đối với Nga. Trong các hợp đồng cung ứng LNG dài hạn, có quy định về điều khoản "nhận hàng - thanh toán", trường hợp do phía người mua mà hàng hóa không thể cung ứng, người mua sẽ phải thanh toán tiền tương ứng số hàng hóa không thể giao dịch. Nếu phía Nhật Bản đơn phương ngừng tiếp nhận LNG từ dự án Sakhalin 2, các công ty năng lượng Nhật Bản có nguy cơ phá sản.Tokyo Gas, Kyushu Electric Power và Tohoku Electric Power phụ thuộc 10% nguồn cung ứng từ Sakhalin 2. Tuy nhiên, một số công ty có mức độ phụ thuộc cao là Toho Gas (20%) và Hiroshima Gas (50%) và những công ty này có thể rơi vào tình trạng "sụp đổ một cách nhanh chóng" nếu từ bỏ Sakhalin 2.Các quốc giá Âu - Mỹ đã quyết định thoát khỏi sự phụ thuộc nguồn cung dầu mỏ của Nga trong năm 2022. Tuy vậy, nếu không có khuôn khổ hợp tác mang tính quốc tế, rất khó có thể hiện thực hóa chủ trương này và có thể xu hướng tăng giá dầu mỏ và khí đốt hiện nay mới chỉ là giai đoạn bắt đầu của chu kỳ tăng giá liên tục. Chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực bằng mọi cách để kiềm chế giá xăng, nhưng trong tương lai nếu giá dầu mỏ còn tăng cao đến mức không thể dự đoán, các chính sách của chính phủ rất khó phát huy hiệu quả. Khả năng cuộc chiến tranh giành dầu mỏ trên phạm vi toàn thế giới sẽ xảy ra.Việc Chính phủ Nhật Bản và các doanh nghiệp có liên quan không thể hiện động thái rõ ràng về việc rút lui khỏi dự án Sakhalin là điều đúng đắn. Mỹ hiện có quy mô kinh tế, dân số và đảm bảo được nguồn tài nguyên và lương thực. Các quốc gia châu Âu tập hợp chung thành một khối và có khả năng tương trợ lẫn nhau.
Rõ ràng xét về địa chính trị và nhiều vấn đề liên quan khác, Nhật Bản có những đặc điểm riêng và các quốc gia cần thấu hiểu điều này. Bên cạnh đó, khi xét về mối quan hệ với Trung Quốc, việc từ bỏ nguồn cung từ Nga đồng nghĩa mức độ phụ thuộc của Nhật Bàn vào Trung Quốc cũng tăng lên.Tại Nhật Bản đang có ý kiến chỉ trích rằng chính phủ cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc tìm kiếm nguồn cung thay thế để có thể cấm nhập khẩu sản phẩm dầu thô, LNG từ Nga. Có thể thấy, việc lên tiếng chỉ trích là rất đơn giản, nhưng thực tế triển khai lại là công việc khó khăn.Trong bối cảnh xung đột, dịch bệnh như hiện nay, khi triển vọng kinh tế ổn định vẫn còn mờ mịt, điều quan trọng nhất đó là không thúc đẩy, tạo ra thêm các yếu tố bất ổn đối với nền kinh tế, trong đó có hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng./.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của các công ty trên thị trường năng lượng Mỹ
06:30' - 25/06/2022
Việc Tổng thống Biden chỉ trích các công ty dầu khí thu về lợi nhuận kếch xù giữa lúc các hộ gia đình phải đối mặt với việc giá xăng tăng cao đã thách thức một trong những "trụ cột" của nước Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Nga đáp trả thế nào đối với chiến lược năng lượng mới của EU
05:30' - 24/06/2022
Kế hoạch của EU được công bố nhằm tăng cường quan hệ đối tác với các quốc gia và khu vực trong việc cung cấp hỗ trợ tài chính, chuyển giao công nghệ và mở rộng quan hệ trong lĩnh vực năng lượng.
-
Doanh nghiệp
Giá năng lượng cao gây sức ép lên lợi nhuận của doanh nghiệp Mỹ
19:05' - 23/06/2022
Giá dầu tăng mạnh trở thành yếu tố gây sức ép lên lợi nhuận của doanh nghiệp Mỹ và một số nhà phân tích trên Phố Wall lo ngại điều này có thể khiến giá cổ phiếu giảm mạnh hơn nữa.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng để phát triển bền vững
15:08' - 22/06/2022
Sự gia tăng của các nguồn điện mới khiến hệ thống phải đối mặt với các thách thức về sự bền vững và ổn định, đòi hỏi sự phối hợp về cả chính sách và công nghệ nhằm bảo đảm nguồn điện đáng tin cậy.
-
Thị trường
Anh: Giá trần năng lượng có thể lên gần 3.000 bảng vào tháng 10 tới
12:02' - 21/06/2022
Theo dự báo mới nhất, giá trần năng lượng tại Anh có thể tăng hơn 1.000 bảng Anh (khoảng 1.227,38 USD) lên gần 3.000 bảng Anh vào đầu tháng Mười.
-
Ý kiến và Bình luận
EC: An ninh năng lượng châu Âu chưa bị đe dọa ngay
16:23' - 17/06/2022
Một người phát ngôn EC cho biết, an ninh năng lượng của châu Âu hiện chưa bị đe dọa ngay lập tức sau khi Nga tiếp tục cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt cho các nước trong khu vực này.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Doanh nghiệp Pháp ứng phó với cuộc chiến thương mại – Bài cuối: Thích nghi với trạng thái “bình thường mới”
06:30'
Theo nhật báo Le Figaro, trong bối cảnh thương mại toàn cầu ẩn chứa nhiều rủi ro như hiện nay, gần như tất cả các khoản đầu tư đều có khả năng bị xem xét giảm xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Doanh nghiệp Pháp ứng phó với cuộc chiến thương mại – Bài 1: Làn sóng cắt giảm đầu tư
05:30'
Động thái tăng thuế quan của Mỹ đang tạo ra những thách thức lớn đối với nền kinh tế toàn cầu, có thể dẫn đến biến động lớn về sức tiêu thụ ô tô và nhiều mặt hàng công nghiệp, tiêu dùng khác nhau.
-
Phân tích - Dự báo
Nguy cơ leo thang căng thẳng thương mại EU-Mỹ
06:30' - 27/04/2025
Ủy ban châu Âu (EC) vừa có động thái mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm "nắn gân" các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới khi tuyên bố mức phạt kỷ lục đối với Apple và Meta.
-
Phân tích - Dự báo
Tại sao Mỹ tăng thuế đối với cà chua nhập khẩu từ Mexico?
05:30' - 27/04/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/4 tuyên bố sẽ áp thuế 20,91% đối với hầu hết cà chua nhập khẩu từ Mexico, với lý do giá cả “không công bằng”.
-
Phân tích - Dự báo
Một kỷ nguyên mới đầy bất ổn đối với kinh tế thế giới
06:30' - 26/04/2025
IMF, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 2,8% trong năm 2025 và 3% năm 2026, từ mức dự báo trước đó là 3,3% cho cả hai năm.
-
Phân tích - Dự báo
Ngã rẽ quan trọng của ngành thép Anh
05:30' - 26/04/2025
Ngành thép Anh đang đối mặt với hàng loạt khó khăn, từ bán phá giá, chi phí sản xuất tăng cho đến thuế quan 25% mà Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành với thép, nhôm nhập khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ ra tín hiệu sẵn sàng hạ nhiệt thuế quan với Trung Quốc
08:41' - 25/04/2025
Cổ phiếu Mỹ tăng giá nhờ hy vọng rằng hai nước có thể hạ thấp các rào cản thương mại lớn mà họ đã dựng lên trong tháng qua...
-
Phân tích - Dự báo
Rủi ro toàn cầu gia tăng vì những “cú ngoặt” chính sách từ Mỹ
06:30' - 25/04/2025
Khi thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra sự gia tăng các biện pháp bảo hộ trên toàn thế giới, kỷ nguyên tự do, thương mại không bị hạn chế dần đi đến hồi kết.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên “đồng USD không rủi ro” đang dần khép lại?
05:30' - 25/04/2025
Thị trường tài chính biến động mạnh trong hai ngày đầu tuần này, với giá vàng giao ngay tăng lên trên ngưỡng kỷ lục 3.500 USD/ounce, trong khi đồng USD giảm xuống mức thấp nhất của ba năm.