Đâu là động lực tăng trưởng kinh tế cho năm 2021?
Với mục tiêu tăng trưởng năm 2021 đã được Quốc hội thông qua là 6%, ngay trong ngày đầu tiên của năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và Nghị quyết 02/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021.
Theo đó, Chính phủ yêu cầu, chậm nhất ngày 20/1 các bộ, ngành địa phương phải hoàn thành việc xây dựng các kế hoạch thực hiện Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ.
Cũng tại Hội nghị của Chính phủ với các địa phương cuối năm 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu ngay từ đầu năm 2021 phải bắt tay vào việc, không ngừng nghỉ, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,5% hoặc cao hơn; đồng thời, chuẩn bị các yếu tố nền tảng để tăng tốc trong giai đoạn từ 2022 trở đi.
Những động lực để phát triển
Nhiều tổ chức quốc tế dự báo, trong phần lớn thời gian của năm 2021, “mây đen vẫn u ám trên bầu trời” thương mại và kinh tế toàn cầu với nhiều rủi ro tiềm ẩn. Trong bối cảnh đó, kinh tế Việt Nam cũng sẽ chưa thể đạt bứt phá mạnh mẽ như kỳ vọng.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, với nền tảng cơ bản tốt như xuất khẩu giữ được tăng trưởng, đầu tư công với nhiều khả năng vẫn sẽ được đẩy mạnh trên cơ sở điều hành quyết liệt của Chính phủ và khung khổ pháp lý rõ ràng hơn; nguồn lực đầu tư của khu vực tư nhân và nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài được củng cố và nếu tình hình dịch COVID-19 vẫn được kiểm soát… nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt được mức tăng trưởng khá tích cực. Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021, Tổng cục Thống kê đã xây dựng kịch bản; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản dự kiến tăng 2,8%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 7,9%; riêng ngành công nghiệp tăng 8,1% và khu vực dịch vụ dự kiến tăng 5,3%. Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, với mục tiêu tăng trưởng đề ra, hiện nay, động lực lớn nhất cho tăng trưởng GDP trước hết là lĩnh vực công nghiệp đang phục hồi, tiếp đó đến nông nghiệp và dịch vụ. Năm 2020, tuy gặp nhiều khó khăn song tăng trưởng công nghiệp đạt khá tích cực, đây là nền tảng quan trọng để duy trì mức tăng trưởng của nền kinh tế. Xét về khía cạnh xuất khẩu, đây chính là thước đo khá chính xác sức khoẻ của sản xuất bởi xuất khẩu là hệ quả của sản xuất. Trong giai đoạn trước đây, thường tăng trưởng GDP tương đương khoảng ½ mức tăng trưởng của xuất khẩu, đến nay quy mô xuất khẩu và GDP đã lớn thì gần như 2 chỉ số này là tương đương nhau. Có thể thấy, trong những tháng cuối năm 2020, hai chỉ số này khá tương đồng; trong đó, xuất khẩu duy trì mức tăng trưởng tích cực dù trong thời điểm khó khăn nhất trong quý II khi dịch COVID-19 bùng phát. Trong các quý cuối năm, xuất khẩu tiếp tục duy trì tốc độ gia tăng khả quan là động lực tích cực cho tăng trưởng GDP và tiếp tục giữ đà trong năm tới. Cùng với đó, thương mại dịch vụ tiếp tục xu hướng tăng, nhu cầu tiêu dùng trong nước cơ bản cũng đã hồi phục với nhiều hoạt động kích cầu nội địa được triển khai hiệu quả, xuất khẩu tăng trưởng tích cực giúp tăng mạnh cán cân xuất siêu, thu hút vốn đầu tư FDI vẫn duy trì. Ông Lê Trung Hiếu, Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản, Tổng cục Thống kê chia sẻ, ngành nông nghiệp có dấu hiệu tăng trưởng tốt từ quý III/2020 khi Việt Nam tạm thời kiểm soát được dịch tả lợn châu Phi, chăn nuôi lợn cả nước đang được khôi phục, tái đàn diễn ra nhiều ở những cơ sở có quy mô chăn nuôi lớn. Giá gạo và thị trường tiêu thụ nông sản ổn định.... Dự kiến theo đà hồi phục này, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục là “trụ đỡ” cho kinh tế cả nước năm 2021. Đặc biệt, tình hình hoạt động của khu vực doanh nghiệp đã có sự khởi sắc với số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động đều tăng cho thấy đã bắt đầu có sự phục hồi của một bộ phận các doanh nghiệp. Như vậy có thể thấy động lực tăng trưởng là tổng hòa của nhiều yếu tố khác nhau, từ giải ngân vốn đầu tư công, tăng xuất khẩu, công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phục hồi, thêm vào đó là việc các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết bắt đầu phát huy hiệu lực sẽ giúp mở rộng cơ hội cho phát triển sản xuất và thị trường, tạo nền tảng cho kỳ vọng phục hồi bền vững của nền kinh tế. Cùng với đó, tiêu dùng nội địa cũng được dự báo phục hồi từ năm 2021 cũng sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam…Thách thức không nhỏ
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, bước vào năm 2021, Việt Nam khởi đầu thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025. Do đó, đặt ra nhiều yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết, vừa phải hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ, mục tiêu của năm 2021, vừa làm tốt công tác chuẩn bị và sẵn sàng triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của cả giai đoạn.
Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương cho rằng, trong điều kiện bình thường, mục tiêu tăng trưởng 6% là hoàn toàn khả thi nhưng trong điều kiện hiện tại, đây sẽ là thách thức không nhỏ bởi năm 2021 là năm khởi đầu của chu kỳ 5 năm kế hoạch kinh tế-xã hội 2021-2025. “Năm đầu tiên thông thường là năm có tính khuyến khích, thúc đẩy, làm động lực cho các năm kế hoạch tiếp sau”, bà Hương lưu ý. Do đó, ngay từ đầu năm, các bộ, ngành, địa phương cần xác định rõ mục tiêu tăng trưởng kinh tế là đặc biệt quan trọng; tăng trưởng không chỉ tạo nên nền tảng vững chắc cho ổn định vĩ mô mà còn bảo đảm việc làm, thu nhập, tạo nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh… Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, bước sang năm 2021, Việt Nam cần tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân vừa phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội trong trạng thái bình thường mới trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn. Bên cạnh đó, cần thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh; phát triển mạnh thị trường trong nước... Việt Nam cần có cơ chế, giải pháp chính sách mạnh mẽ, quyết liệt hơn để tạo sức bật cho cả nền kinh tế, kích thích cả ba động lực tăng trưởng chủ yếu: đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng để phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2021. Cùng với đó, thị trường trong nước cần được chú trọng phát triển. Theo TS Nguyễn Minh Phong cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu chính ngạch cho sản phẩm nông sản; kiểm soát chặt chẽ hàng hóa nhập khẩu, nhất là hàng tạm nhập, tái xuất, hàng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; tăng cường nắm bắt thông tin thị trường và các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt có sự chủ động xây dựng các biện pháp ứng phó và khắc phục kịp thời với những biến động bất lợi trên thị trường thế giới… TS, Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) cũng là một trong những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng. Do đó, bước sang năm 2021 và những năm tiếp theo, thu hút FDI, hợp tác đầu tư nước ngoài cần phải chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường; trong đó, cần ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, chuyển giao công nghệ, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu… Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, với chủ đề năm 2021 “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới sáng tạo, khát vọng phát triển”, định hướng điều hành và quan điểm chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương là tiếp tục đổi mới tư duy phát triển, hành động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, vượt qua khó khăn, biến thách thức thành cơ hội, tận dụng tốt các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu hướng dịch chuyển đầu tư thương mại, chuyển đổi số trong khu vực và thế giới./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đề ra 3 kịch bản tăng trưởng năm 2021
14:13' - 15/01/2021
Sáng 15/1, Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND thành phố Hà Nội giao ban trực tuyến với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã về triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2021 của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành kế hoạch và đầu tư triển khai 13 nhiệm vụ trọng tâm năm 2021
14:47' - 08/01/2021
Với nỗ lực hoàn thành vượt mức các mục tiêu, ngành kế hoạch, đầu tư tiếp tục khẳng định, nâng cao vị thế của Bộ trong công tác tham mưu tổng hợp chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương xây dựng hệ thống chính sách với tầm nhìn dài hạn
16:28' - 07/01/2021
Phát biểu tại Hội nghị ngành công thương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, ngành công thương tạo ra môi trường thuận lợi, hiệu quả và tăng sức cạnh tranh của ngành.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ “điểm nghẽn” để Thành phố Hồ Chí Minh bước vào kỷ nguyên phát triển mới
15:46'
Thành phố Hồ Chí Minh cần sớm gỡ các “điểm nghẽn” hiện nay để phát triển nhanh và bền vững, bước vào kỷ nguyên phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ Nguyễn Huy Tăng: Chuyến thăm của Quốc vương Norodom Sihamoni góp phần tăng cường tin cậy chính trị Việt Nam-Campuchia
15:45'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng về ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyến thăm cấp Nhà nước của Quốc vương Campuchia tới Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành động kịp thời để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn
14:26'
Các ngành công nghiệp công nghệ cao; trong đó, có công nghiệp bán dẫn đang ngày càng có vai trò quan trọng và đang trở thành trụ cột kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 7
09:45'
Hoa Kỳ hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ hai, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề
07:38'
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến, hoàn thiện và dự kiến sẽ trình Quốc hội biểu quyết thông qua trong vòng 1 kỳ họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.