Đầu tư ra nước ngoài ở Trung Quốc đang "chuyển làn"
Sau một loạt những thỏa thuận "khủng" trong những năm gần đây, các thỏa thuận mới tập trung vào tăng trưởng chất lượng như thỏa thuận Sanyuan và Fosun thâu tóm St-Hubert của Pháp, Fosun và Nanjing Nannang mua lại Koller của Đức hay Hytera thôn tính Norsat của Canada đang thu hút sự chú ý.
Theo báo cáo của hãng kiểm toán PwC, các thương vụ sáp nhập và mua lại của các nhà đầu tư Trung Quốc ở nước ngoài trong năm 2016 tăng hơn ba lần so với năm 2015. Tuy nhiên, kể từ cuối năm 2016, các nhà chức trách đã tăng cường giám sát việc thực hiện quy định và tính xác thực của các khoản đầu tư ra nước ngoài trong nỗ lực cải thiện lợi nhuận và kiểm soát rủi ro. Trong nỗ lực mới nhất, các nhà chức trách đã quyết định hạn chế đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước trong một số lĩnh vực như bất động sản và câu lạc bộ thể thao, trong khi khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ mới.Các biện pháp mới đã cho thấy tính hiệu quả, khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực phi tài chính của Trung Quốc bảy tháng đầu năm nay giảm 44,3% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 57,2 tỷ USD.
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, trong giai đoạn này, đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản, văn hóa, thể thao và giải trí giảm đáng kể. Trong khi đó, các dự án tỷ USD giảm mạnh, với đa số các thỏa thuận trong năm nay trị giá dưới 1 tỷ USD.
Chủ tịch Fosun, Guo Guangchang, cho biết vấn đề lớn nhất của tập đoàn này trong đầu tư nước ngoài trước đây là việc các đối thủ Trung Quốc đầu tư hào phóng và tin rằng tình trạng này sẽ giảm khi các nhà chức trách tăng cường giám sát. Một xu hướng tích cực khác là các nhà đầu tư đang ngày càng chú trọng hơn đến công nghệ cao, cải thiện cơ cấu và hợp tác. Chẳng hạn, Nanjing Nangang quan tâm đến công nghệ giảm hiệu quả mức tiêu thụ điện và thúc đẩy phát triển bền vững của công ty Đức Koller. Theo ông Li Ming của PwC, các vụ thâu tóm chiến lược ở nước ngoài, đặc biệt là những vụ gắn với việc nâng cấp công nghệ và sáng kiến "Vành đai và Con đường" sẽ chiếm tỷ lệ lớn trong số vụ thâu tóm của nước này trong năm nay. Chính phủ Trung Quốc tuần trước đã công bố một loạt giải pháp để đảm bảo tăng trưởng đầu tư nước ngoài ổn định, với một môi trường đầu tư dựa trên luật hơn, mang tính quốc tế và thuận tiện cho thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao chất lượng đầu tư.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hãng Trung Quốc kiện một loạt "đại gia" công nghệ thế giới
13:07' - 24/08/2017
Một hãng điện tử Trung Quốc đã kiện một loạt "đại gia" công nghệ thế giới với cáo buộc các tập đoàn này "đi đêm", với nhau thổi phồng mức phí sáng chế liên quan đến công nghệ truyền hình số tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hối thúc Mỹ rút lại biện pháp trừng phạt mới nhằm vào các doanh nghiệp
11:45' - 24/08/2017
Trung Quốc ngày 23/8 hối thúc Mỹ rút lại các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào các doanh nghiệp Trung Quốc với cáo buộc các doanh nghiệp này ủng hộ CHDCND Triều Tiên.
-
Kinh tế & Xã hội
Bão Hato quét qua miền Nam Trung Quốc: Hàng trăm người bị thương
07:20' - 24/08/2017
Cơn bão nhiệt đới Hato quét qua miền Nam Trung Quốc ngày 23/8 đã làm 10 người thiệt mạng, hàng trăm người bị thương và hàng nghìn người phải sơ tán tránh bão.
-
Kinh tế Thế giới
Cách thức Trung Quốc tìm kiếm quyền lực "mềm"
06:30' - 24/08/2017
Diễn đàn Đông Á số mới ra có bài viết cho rằng cách đây 10 năm, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào lúc bấy giờ đã tuyên bố rằng Trung Quốc cần thiết phải phát triển quyền lực "mềm".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25' - 24/11/2024
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.