Để hợp tác xã là cầu nối phát triển nông nghiệp
Từ lâu, hợp tác xã đã là giải pháp kết nối các hộ sản xuất nông nghiệp, đưa hộ nông dân tiến đến tiếp cận với doanh nghiệp, đơn vị tiêu thụ nhanh hơn, hiểu rõ thông tin thị trường để điều chỉnh sản xuất cho phù hợp.
Bên cạnh đó, đây cũng là nơi giúp cho từng nông hộ tính toán chi phí sản xuất, tiếp cận vật tư đầu vào với giá thấp một cách thuận lợi. Do đó, vai trò của hợp tác xã chưa bao giờ sụt giảm, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.
*Đầu mối vùng nguyên liệu
Sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông nghiệp luôn cần một nguồn nguyên liệu cực lớn mới có thể đáp ứng được công suất các nhà máy chế biến nông sản hiện nay. Tuy nhiên, diện tích sản xuất của từng hộ nông dân hiện còn nhỏ lẻ, manh mún vì phải tuân theo luật đất đai trong nông nghiệp.Đây là điểm yếu khiến cho hộ nông dân khó tiếp cận với đối tác, khách hàng khi được yêu cầu lượng hàng hóa lớn. Để mỗi hộ nông dân có thể làm được điều này – cung ứng nguyên liệu đủ lớn cho doanh nghiệp, cần có một đầu mối thu gom nguyên liệu, gần nhất chính là hợp tác xã.
Theo Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, hợp tác xã là đơn vị giúp nông dân tổ chức lại sản xuất ở quy mô lớn hơn, sản lượng lớn hơn. Từ đó, người nông dân có thể tạo ra giá trị cao hơn, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp thay vì những nông sản thô như hiện nay.Nói cách khác, hợp tác xã có thể trở thành đầu mối xây dựng vùng nguyên liệu nông sản hiệu quả. Đồng thời, sẽ biến hợp tác xã trở thành chuỗi ngành hàng nhỏ trong chuỗi ngành hàng lớn.
Bên cạnh đó, chỉ với quy mô hợp tác xã đủ lớn, ngành nông nghiệp mới có thể xây dựng được thương hiệu nông sản cho từng vùng nguyên liệu, từ đó mới có thể liên kết một cách bình đẳng với các doanh nghiệp.Đồng thời, giải được bài toán giảm chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng đầu ra với quy trình sản xuất đồng bộ; tạo sự đồng điệu và nâng cao chất lượng của nông sản, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản, của nền nông nghiệp trên thị trường.
Ngoài ra, hợp tác xã phải xác định là một thành phần của kinh tế nông thôn để nâng cao thu nhập của nông dân. Thu nhập của nông dân không chỉ là nông sản mà còn ở các hoạt động dịch vụ của hợp tác xã.Chính giá trị kết tinh từ nhiều công đoạn của chuỗi ngành hàng, cộng với địa danh, văn hóa, câu chuyện… sẽ hướng tới giá trị thành quả của nông dân, chứ không chỉ là giá cả của nông sản thô, ông Lê Minh Hoan nhấn mạnh thêm.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến cuối năm 2021, cả nước có trên 27.000 hợp tác xã, gấp 2,5 lần so với năm 2001 và tăng khoảng 41% so với năm 2013; khu vực hợp tác xã thu hút gần 6 triệu thành viên và tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động. Doanh thu, lợi nhuận của hợp tác xã tăng dần qua các năm.Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về "Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể", số lượng hợp tác xã nông nghiệp tăng 12.569, trung bình mỗi năm tăng gần 800. Riêng giai đoạn 2016-2021 tăng cao gấp 3 lần giai đoạn trước đó.Đến hết năm 2021, cả nước có 34.871 tổ hợp tác nông nghiệp và 18.327 hợp tác xã nông nghiệp, chiếm gần 70% tổng số hợp tác xã cả nước, với khoảng 3,2 triệu thành viên.
*Tạo kênh kết nối tiêu thụ hiệu quả
Tiêu thụ nông sản riêng từng nông hộ là điều không dễ dàng, bởi công đoạn sẽ phức tạp và phát sinh chi phí lớn. Trong suốt những năm qua, một thực tế ai cũng thấy rõ là hộ nông dân nhỏ lẻ sẽ khó liên kết bán hàng hơn một đơn vị nông nghiệp hay một doanh nghiệp.Bởi khi mua một lượng sản phẩm nhỏ ở cùng một cùng nguyên liệu với đơn vị sản xuất lớn, chi phí vận chuyển, nhân công, thuế phí…, đơn vị thu mua bỏ ra gần như tương đương với việc thu mua một lượng nguyên liệu lớn.
Chính vì vậy, hợp tác xã phát huy tốt vai trò kết nối thu mua nông sản, cung ứng cho đơn vị tiêu thụ trở nên hiệu quả hơn giải pháp nào khác. Không những vậy, với tư cách pháp nhân hợp pháp, trách nhiệm với người tiêu dùng rõ ràng, minh bạch, hợp tác xã là đơn vị đầu tiên thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hóa tốt nhất trước khi đến với các đầu mối khác. Theo ông Mai Quang Vinh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Hợp tác xã Kinh tế số Việt Nam (VDECA), để nông sản tạo dựng được uy tín, bán được giá, nông dân tại các Hợp tác xã cần đảm bảo tính minh bạch về chất lượng, an toàn của sản phẩm thông qua các chứng nhận quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế và trong nước.Đồng thời, chú trọng áp dụng các giải pháp công nghệ để thay thế các biện pháp thủ công, như sổ ghi chép nhật ký thủ công sẽ được thay bằng nhật ký điện tử, sau đó trích xuất ra tem truy xuất thông minh.
Hợp tác xã cũng cần quan tâm tăng cường liên kết với các doanh nghiệp và các bên liên quan trong các chuỗi giá trị ngành hàng để giải quyết các khó khăn về vốn, công nghệ.Đặc biệt, hợp tác xã cần phát huy các lợi thế về vùng nguyên liệu nông sản chất lượng gắn với làm hiệu quả các khâu sơ chế, hoàn thiện nguyên liệu cho doanh nghiệp thu mua đầu vào để đề xuất doanh nghiệp hỗ trợ về vốn, chia sẻ máy móc và công nghệ để cùng phát triển chuỗi giá trị ngành hàng, gia tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Tạo điều kiện cho các hộ sản xuất nông sản có thể tiêu thụ sản phẩm kịp thời chính là đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, đưa nông nghiệp, nông dân bước đi vững chắc trên con đường hội nhập nhiều tiêu chí chất lượng và yêu cầu kỹ thuật cao.Ông Nguyễn Đức Phương, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã thành phố Cần Thơ cho biết, các liên minh hợp tác xã tại các địa phương đã liên kết với nhau. Đồng thời, triển khai nhóm zalo của hợp tác xã từng tỉnh, thành phố trên cả nước nhằm kết nối tiêu thụ sản phẩm giữa các hợp tác xã với nhau và giữa các hợp tác xã với đơn vị thu mua.Thông qua nhóm zalo này, các hợp tác xã cũng như các đơn vị thu mua dễ dàng trao đổi các thông tin, nhu cầu về sản lượng hàng hóa cần tiêu thụ, hình thức vận chuyển nông sản…
Cũng nhờ có các kênh kết nối này, Liên minh hợp tác xã thành phố Cần Thơ đã giúp nhiều hợp tác xã được hỗ trợ tiêu thụ với sản lượng lớn, như Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thân Thiện, quận Thốt Nốt đã tiêu thụ được hơn 1.080 tấn bắp;Hợp tác xã nông nghiệp Thuận Phát, huyện Thới Lai tiêu thụ được trên 330 tấn thanh nhãn, mận và ổi; Hợp tác xã nông nghiệp Thới Trinh, quận Ô Môn tiêu thụ trên 113 tấn nhãn, mận…, giúp nông dân và thành viên hợp tác xã tiêu thụ được sản phẩm làm ra, góp phần ổn định thu nhập và đời sống./.
- Từ khóa :
- hợp tác xã
- hợp tác xã nông nghiệp
- luật hợp tác xã
Tin liên quan
-
Thị trường
Kết nối hợp tác xã tạo đà tiêu thụ nông sản
14:07' - 08/04/2022
Trước nhu cầu tiêu dùng trong nước và thế giới ngày càng cao, thúc đẩy kết nối sản xuất, tiêu thụ mà điển hình là kết nối hợp tác xã giúp cho chuỗi này được dễ dàng hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Hợp tác xã là để tạo giá trị cho nông sản
13:33' - 07/04/2022
Hợp tác xã là một thành phần của kinh tế nông thôn để nâng cao thu nhập của nông dân. Thu nhập của nông dân không chỉ là nông sản mà họ sản xuất ra mà còn ở các hoạt động dịch vụ của hợp tác xã.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp tuyên truyền phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã
19:07' - 05/04/2022
Lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Trung ương và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam về tuyên truyền phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025 đã diễn ra chiều 5/4.
-
Đời sống
Hợp tác xã không bán điện sản xuất làm nhiều hộ dân ở Thanh Hóa phải chịu thiệt
17:04' - 04/04/2022
Với cách tính tiền điện của Hợp tác xã nông nghiệp điện năng Xuân Khánh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa khiến nhiều hộ sản xuất kinh doanh đã bị thiệt đơn, thiệt kép.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chuỗi cung ứng có bị đứt gãy vì thuế đối ứng 46%?
14:08'
Nhiều hiệp hội, ngành hàng của Việt Nam đã bày tỏ quan ngại về khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố áp thuế đối ứng 46%.
-
Kinh tế Việt Nam
“Đi từng dự án, xuống từng địa phương” thúc giải ngân vốn đầu tư công
13:40'
7 Tổ công tác do Thủ tướng Chính phủ thành lập đang “đi từng dự án, xuống từng địa phương” nhằm tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần phát huy các động lực tăng trưởng khác ngoài xuất khẩu
13:38'
Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, động lực xuất khẩu là quan trọng nhưng không phải là duy nhất, cần phát huy các động lực tăng trưởng khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải xử lý linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo các mục tiêu phát triển
13:35'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế quan mới cũng là cơ hội để chúng ta cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường, sản xuất và xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 3,16 tỷ USD trong quý I
11:27'
Trong tháng 3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 75,39 tỷ USD, tăng 18,2% so với tháng trước và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng đứng đầu, Cao Bằng “đội sổ” bảng xếp hạng PAR Index 2024
10:58'
Hải Phòng đứng đầu, còn Cao Bằng “đội sổ” Bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR Index 2024).
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn FDI vào Việt Nam tăng gần 35%
10:40'
Theo số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, đến hết tháng 3/2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Chính phủ với địa phương: Người dân hài lòng hơn với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước
10:31'
Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2024 vừa được công bố cho thấy người dân hài lòng hơn với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bối cảnh khó khăn là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế, thị trường
10:26'
Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương sáng 6/4, Thủ tướng nhấn mạnh bối cảnh khó khăn là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường.