Đề xuất 2 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng
Tiếp tục Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 31/5, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.
Hai nhóm cơ chế, chính sách đặc thù
Trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020 để sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách nhằm thực hiện chính thức mô hình chính quyền đô thị và thí điểm xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, phát huy tính ưu việt, khắc phục khó khăn, vướng mắc, bất cập của chính quyền đô thị tại Nghị quyết số 119/2020/QH14.
Đồng thời tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá, giải quyết các điểm nghẽn, nút thắt về phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như mục tiêu đã đặt ra.
Dự thảo Nghị quyết bao gồm 3 chương, 18 điều với các nội dung quy định tiếp tục thực hiện các chính sách của Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội đang thực hiện có hiệu quả; điều chỉnh, bỏ các nội dung, chính sách không còn phù hợp khi thực hiện chính thức tổ chức chính quyền đô thị; đề xuất cơ chế chính sách đặc thù sửa đổi bổ sung theo 2 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù với 30 chính sách cụ thể.
Các chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng đề xuất thực hiện thí điểm (21 chính sách), bao gồm: Quản lý đầu tư (3 chính sách); tài chính, ngân sách nhà nước (3 chính sách); quy hoạch, đô thị và tài nguyên, môi trường (6 chính sách); thu hút nhà đầu tư chiến lược (1 chính sách); thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng (1 chính sách); vi mạch, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, thông tin truyền thông, quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo (5 chính sách); tiền lương, thu nhập (2 chính sách).
Đối với chính sách đề xuất mới theo thực tế, hiện Đà Nẵng đang triển khai xây dựng Cảng biển Liên Chiểu và kêu gọi nhà đầu tư chiến lược vào đầu tư hạ tầng các bến cảng, lộ trình trong tương lai phấn đấu Cảng biển Liên Chiểu trở thành cảng biển quốc tế và Đà Nẵng trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa của khu vực và quốc tế.
Để sớm trở thành hiện thực, việc thực hiện chính sách thu hồi đất để kêu gọi xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trung tâm logistics nhằm phục vụ cho phát triển cảng biển Liên Chiểu là cần thiết.
Chính sách đặc thù này áp dụng cho thành phố Đà Nẵng sẽ tạo điều kiện cho thành phố triển khai thực hiện các dự án kết cầu hạ tầng logistics được thuận lợi, hiệu quả, phát triển cảng biển Liên Chiểu, đáp ứng các mục tiêu và phương án triển khai quy hoạch phát triển thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Về phát triển lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, Đà Nẵng đã xác định một số mục tiêu phát triển như xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp bán dẫn, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về bán dẫn với các cơ chế ưu đãi để thu hút đầu tư; tập trung phát triển nguồn nhân lực bán dẫn; xây dựng cơ chế rõ ràng trong sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thông tin phục vụ phát triển lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo…
Để giải quyết một số hạn chế trong đầu tư, quản lý, khai thác và xử lý tài sản kết cấu hạ tầng, trang thiết bị phục vụ phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, dự thảo Nghị quyết quy định 3 nhóm chính sách: Quyết định cho các tổ chức, cá nhân khởi nghiệp sáng tạo và các tổ chức, cá nhân hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo được thuê trực tiếp tài sản kết cấu hạ tầng khoa học và công nghệ không thông qua đấu giá để hoạt động; quy định nội dung và mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, đối tượng được hỗ trợ, trình tự, thủ tục hỗ trợ kinh phí từ ngân sách thành phố cho các đối tượng sử dụng kết cấu hạ tầng khoa học và công nghệ; quyết định đầu tư, nâng cấp, mở rộng, phát triển và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng khoa học và công nghệ từ nguồn ngân sách thành phố.
Sử dụng ngân sách nhà nước bảo đảm đúng mục tiêu
Trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho rằng, việc Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết 119 đã bảo đảm cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn và đúng thẩm quyền.
Đa số ý kiến Ủy ban Tài chính, Ngân sách cơ bản nhất trí với quy định về kinh phí hỗ trợ cho phát triển dự án khởi nghiệp sáng tạo; cho rằng, việc xác định kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách thành phố sẽ bảo đảm tính bao quát, đầy đủ hơn, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư phát triển. Song, các ý kiến đề nghị cần quy định rõ trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện chính sách trên để làm căn cứ cho việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, bảo đảm việc sử dụng ngân sách nhà nước đúng mục tiêu, mục đích, có hiệu quả và tránh lợi dụng chính sách.
Có ý kiến đề nghị làm rõ mức hỗ trợ cụ thể, cách thức xây dựng, phê duyệt dự toán hằng năm, cách thức xác định, lựa chọn đối tượng thụ hưởng; làm rõ việc sử dụng chi đầu tư cho các nhiệm vụ này do nhiều hoạt động nêu trên không thuộc phạm vi sử dụng vốn đầu tư.
Đa số ý kiến nhất trí chủ trương áp dụng chính sách phát triển lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, song đối với quy định “Hội đồng nhân dân thành phố quyết định hỗ trợ từ ngân sách thành phố không quá 5% tổng chi phí mua thiết bị hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất, chi phí di chuyển tài sản, dây chuyền, thiết bị, công nghệ… trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn trí tuệ nhân tạo”, Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị làm rõ hơn kết quả của chính sách, trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền để bảo đảm tính hợp lý, khả thi.
Có ý kiến đề nghị làm rõ quy trình cách thức thực hiện hỗ trợ kinh phí 5%, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả; đề xuất quy định theo hướng sẽ xử lý từng trường hợp cụ thể sau khi báo cáo cơ quan có thẩm quyền vì quy định như dự thảo không rõ ràng về quy trình, cách thức xây dựng, phê duyệt dự toán trong thực hiện, dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng, tùy tiện, cơ chế “xin - cho”.
Một số ý kiến khác cho rằng, đây là lĩnh vực mới, nếu đưa các quy định này vào dự thảo Nghị quyết, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cần phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đánh giá, xác định trình độ, tiềm năng và triển vọng phát triển của ngành công nghiệp chip bán dẫn, vi mạch của Đà Nẵng để từ đó, thiết kế những chính sách ưu đãi, đặc thù phù hợp và khả thi.
Đồng thời, một số ý kiến đề nghị cần nghiên cứu bổ sung thêm các quy định nhằm khuyến khích, hỗ trợ các trường học, viện nghiên cứu để thu hút nguồn nhân lực tham gia quá trình này...
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay (31/5) Quốc hội thảo luận về 2 dự thảo nghị quyết cơ chế đặc thù
07:40' - 31/05/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 31/5, Quốc hội thảo luận về 2 dự thảo nghị quyết cơ chế đặc thù.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Tạo niềm tin và cải cách trong chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
08:30' - 30/05/2024
Đại biểu Quốc hội cho rằng, nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6-6,5%, việc tạo điều kiện để các doanh nghiệp ổn định, đầu tư phát triển là yếu tố quan trọng.
-
Kinh tế và pháp luật
Truy tố cựu cán bộ Văn phòng Quốc hội lừa đảo doanh nghiệp nước ngoài
17:58' - 29/05/2024
Cơ quan công tố xác định các đối tượng đã chiếm đoạt của 2 bị hại số tiền hơn 44 tỷ đồng, trong đó có bị hại là doanh nhân người nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Giải pháp giúp doanh nghiệp vượt khó, phát triển
17:12' - 29/05/2024
Nhiều đại biểu nêu ý kiến về việc cần quan tâm đến tình trạng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường để có giải pháp hỗ trợ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20'
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27'
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36'
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38'
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36'
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19'
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56'
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33'
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03'
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.