Đề xuất cho doanh nghiệp chủ động đàm phán mua vaccine với các đơn vị cung ứng trên toàn cầu
Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV - thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất cơ chế đẩy mạnh quá trình tiêm vaccine cho người lao động tại các doanh nghiệp.
* Chủ động đàm phán mua vaccine với các đơn vị cung ứng trên toàn cầuTrong công văn số 21/BanIV, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban IV Trương Gia Bình bày tỏ, rất nhiều Hiệp hội doanh nghiệp cả trong nước và nước ngoài tại Việt Nam cảm ơn về tinh thần chỉ đạo chống dịch quyết liệt từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những ngày qua, đặc biệt trước quyết định rất nhanh, mạnh mẽ của Thủ tướng khi khẩn trương chỉ đạo tiêm phòng COVID-19 cho 300.000 người lao động tại các khu công nghiệp trọng điểm Bắc Giang và Bắc Ninh. Tuy nhiên, theo Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, đợt bùng phát dịch thứ tư này tại Việt Nam vẫn gây ảnh hưởng, thiệt hại hết sức nặng nề cho các doanh nghiệp và nền kinh tế.Theo tính toán nhanh từ các Hiệp hội ngành hàng, sản lượng hàng hóa của các khu vực trọng điểm công nghiệp phía Bắc, cụ thể là tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc sẽ sụt giảm tầm 50% do ảnh hưởng của dịch bệnh,... kéo theo sự sụt giảm nghiêm trọng giá trị của các chuỗi vận tải, logistics, xuất khẩu liên quan trên phạm vi toàn quốc do chuỗi liên kết sản xuất trải rất rộng.
Các doanh nghiệp du lịch, hàng không tiếp tục bị “đóng băng” gần như mọi hoạt động, kéo theo hơn 2 triệu lao động ngành này bị mất việc làm hoặc cắt giảm mạnh lượng công việc.
Trong bối cảnh đó, việc triển khai nhanh chóng vaccine phòng COVID-19 cho người lao động các khu công nghiệp, người lao động thuộc các doanh nghiệp bên cạnh các đối tượng ưu tiên khác là lựa chọn hàng đầu để giảm thiểu thiệt hại về kinh tế, xã hội và tạo dựng cơ hội phục hồi sản xuất kinh doanh. Hàng loạt Hiệp hội đã gửi kiến nghị trực tiếp tới Thủ tướng, bày tỏ nguyện vọng được ưu tiên dành nguồn vaccine cho người lao động trong các doanh nghiệp thành viên và cam kết chung tay cùng Chính phủ về ngân sách cho tiêm phòng.Song, Việt Nam hiện đứng trước hai vấn đề khó khăn: thứ nhất là lượng vaccine có thể đàm phán mua và nhận trong năm 2021 chưa thể đáp ứng tiêm diện rộng; thứ hai, lực lượng phụ trách việc tiêm vaccine và theo dõi hiệu quả tiêm vaccine còn mỏng, chưa thể đáp ứng ngay nhu cầu tiêm cùng lúc cho hàng trăm nghìn, hàng triệu người lao động ở các khu công nghiệp/doanh nghiệp.
Trước tình hình đó, Ban IV đề xuất với Thủ tướng Chính phủ cho phép các doanh nghiệp được tham gia tổ chức tiêm phòng COVID-19 cho nhân viên theo đúng hướng dẫn và các yêu cầu an toàn của Bộ Y tế, đồng thời cho phép các doanh nghiệp, tổ chức tư nhân được chủ động đàm phán mua vaccine với các đơn vị cung ứng trên toàn cầu, căn cứ trên danh mục vaccine Bộ Y tế chấp nhận.Mọi vấn đề liên quan tới chuyên môn như thủ tục nhập khẩu, bảo quản vaccine, tiến hành tiêm, đánh giá trước/sau khi tiêm, doanh nghiệp, tổ chức tư nhân sẽ ủy quyền cho các đơn vị hoặc cơ sở y tế được Bộ Y tế công nhận đủ năng lực.
Ban IV cũng đề xuất với Thủ tướng Chính phủ mở rộng lực lượng tiêm phòng vaccine để đáp ứng yêu cầu tiêm hàng loạt, diện rộng bằng cách huy động không chỉ các cơ sở tiêm chủng mà có thể xét tới các bệnh viện, trung tâm y tế đủ năng lực chuyên môn theo quy định từ Bộ Y tế. * Tiếp cận vaccine nhanh nhất, rộng nhất Thông tin từ Liên hợp quốc cho thấy, đến ngày 27/5, có 283 loại vaccine đang triển khai nghiên cứu, 14 loại vaccine đã được các quốc gia cấp phép, phê duyệt và sử dụng khẩn cấp, 6 loại được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt khẩn cấp, 3 vaccine đang chờ phê duyệt. Hiện nay, nhu cầu vaccine của các nước rất lớn, nguồn cung khan hiếm. Tình trạng khan hiếm vaccine toàn cầu chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, các nước phát triển đặt mua số lượng rất cao. Ở trong nước, Bộ Chính trị đã có chủ trương về nhập khẩu, sử dụng, sản xuất, nghiên cứu đối với vaccine, tinh thần là để người dân tiếp cận nhanh nhất, rộng nhất, hướng đến đạt miễn dịch cộng đồng. Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, từ tháng 5/2020, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan đã tích cực đàm phán, tiếp cận các nguồn vaccine phòng COVID-19.Đến nay, số liều vaccine đã có thông qua đàm phán là 110 triệu liều, dự kiến sẽ được cung ứng cho Việt Nam trong năm 2021, đảm bảo tiêm được cho hơn 70% dân số (người từ 18 tuổi trở lên). Như vậy vẫn còn thiếu khoảng 40 triệu liều, Bộ Y tế vẫn đang tích cực đàm phán, thúc đẩy các cơ chế khác nhau để mua đủ 150 triệu liều vaccine phục vụ nhu cầu tiêm chủng của người dân Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á ký hợp đồng mua vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca và là 1 trong 92 quốc gia được COVAX facility hỗ trợ 38,9 triệu liều vaccine. Vừa qua, Bộ Y tế đã đàm phán, ký thỏa thuận với Pfrizer để mua 30 triệu liều vaccine; đăng ký với COVAX để mua thêm khoảng 10 triệu liều vaccine phòng COVID-19 theo cơ chế cùng chia sẻ chi phí và tiếp tục đàm phán mua thêm 20 triệu liều vaccine Pfizer.Ngày 28/5, Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp tục đàm phán trực tuyến với nhà cung ứng vaccine phòng COVID-19 Moderna để cùng bàn thảo làm sao sớm có vaccine cung ứng cho Việt Nam.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Y tế đã làm việc trực tiếp với đại diện Đại sứ quán và Hiệp hội, công ty có các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam để thảo luận về vấn đề cung ứng vaccine phòng COVID-19 cho Việt Nam, việc tiêm chủng vaccine cho công nhân, người lao động tại các nhà máy, khu công nghiệp tại khu vực có doanh nghiệp FDI. Ngoài nỗ lực tiếp cận các nguồn cung vaccine, từ tháng 4/2020, Việt Nam đã tiến hành phân lập virus, mở đường cho việc nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước và là một trong 4 quốc gia đầu tiên trên thế giới phân lập được virus SARS-CoV-2. Đến nay, có 4 ứng cử viên đang tiến hành nghiên cứu, phát triển vaccine phòng COVID-19, trong đó hai loại vaccine đang thử nghiệm giai đoạn 3, một loại đang thử nghiệm giai đoạn 1.Đồng thời, Việt Nam cũng có kế hoạch mua bản quyền vaccine, tiếp cận chuyển giao vaccine, hợp tác trong nghiên cứu, liên doanh liên kết các đơn vị sản xuất vaccine trên thế giới để có vaccine sớm nhất và tự chủ vaccine sử dụng trong nước.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính đến 18h ngày 29/5, Việt Nam có tổng cộng 5.354 ca mắc COVID-19 ghi nhận trong nước và 1.502 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay là 3.784 ca. Ổ dịch lớn nhất vẫn là Bắc Giang và Bắc Ninh. Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng, chống dịch COVID-19 diễn ra sáng cùng ngày, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, đặc điểm dịch tễ của đợt dịch này có một số vấn đề khác, như đa ổ dịch, đa hình thái và đa chủng. Cùng một thời điểm xuất hiện nhiều ổ dịch khác nhau tại các địa phương (đa ổ dịch).Có hình thái nổi trội lây nhiễm trong khu công nghiệp, sau đó lây nhiễm từ khu công nghiệp vào khu dân cư và ngược lại (đa hình thái). Hiện có 2 chủng phổ biến là chủng của Ấn Độ và chủng của Anh, trong đó chủng của Ấn Độ phổ biến nhất, trong khi chủng của Anh chỉ có ở Đà Nẵng và một số địa phương (đa chủng).
Đặc biệt, theo Bộ trưởng Y tế, Việt Nam đã phát hiện ra một chủng mới có sự lai tạo giữa chủng của Ấn Độ và Anh. “Nghĩa là trên chủng Ấn Độ xuất hiện đột biến gen của Anh, cái này rất nguy hiểm, tới đây chúng tôi sẽ công bố trên bản đồ gen của thế giới”, ông Long cho hay./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tận dụng mọi cơ hội tiếp cận nguồn vaccine phòng COVID-19
15:37' - 29/05/2021
Bộ Y tế vẫn đang tích cực đàm phán để đảm bảo mua đủ 150 triệu liều vaccine phục vụ nhu cầu tiêm chủng của người dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết.
-
Doanh nghiệp
Băn khoăn của doanh nghiệp về tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19
17:20' - 28/05/2021
Hiệp hội Túi xách, Da giày Việt Nam cho rằng, hiện nay, nhà nước có kế hoạch cung ứng vaccine cho các địa phương là tâm dịch. Nhưng sau đó địa phương nào, doanh nghiệp nào sẽ là ưu tiên?
-
Tài chính & Ngân hàng
Bộ Tài chính công bố 3 tài khoản tiếp nhận hỗ trợ Quỹ vaccine phòng COVID-19
17:17' - 28/05/2021
Bộ Tài chính nhấn mạnh, toàn bộ số tiền do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện sẽ được tập trung đầy đủ, kịp thời về Quỹ vaccine phòng COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả