Đề xuất cho phép thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu phụ
Theo Bộ Công Thương, thời gian tới, một số mặt hàng nông sản, trái cây tươi của Việt Nam sẽ tiếp tục vào thời điểm chính vụ để xuất khẩu sang Trung Quốc, trong khi năng lực thông quan của các cửa khẩu biên giới đã được mở lại như hiện nay vẫn chưa được cải thiện nhiều nên lượng hàng hóa được thông quan xuất nhập khẩu mới chỉ đạt khoảng 50 - 60% so với trước dịch.
Điều này có khả năng sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng, ùn ứ hàng hóa tại khu vực biên giới, phần nào làm giảm hiệu quả của các giải pháp đã được Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương triển khai hiệu quả như thời gian vừa qua. Để đảm bảo mục tiêu kép vừa đảm bảo phòng chống dịch nhưng không làm gián đoạn, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 808/VPCP-KTTH và Công điện số 224/CĐ-TTg, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép mở lại các cửa khẩu phụ trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc (là những cửa khẩu phụ đã đáp ứng đủ quy định của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền và đã được Chính quyền địa phương hai bên thống nhất được phép mua bán, trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa hiện đang tạm thời bị đóng cửa theo Chỉ thị số 06/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Công điện mật ngày 2/2/2020 của Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng - Bộ Quốc phòng) trên cơ sở đảm bảo tối đa phòng chống dịch bệnh COVID-19. Theo quy trình kiểm soát, phòng chống dịch bệnh đối với người và phương tiện vận tải tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu phụ này phải thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại công văn số 829/BYT-MT và các văn bản khác có liên quan được chính quyền địa phương hai bên thống nhất, triển khai áp dụng chặt chẽ theo nguyên tắc đặt ưu tiên cao nhất cho phòng chống dịch bệnh. Ngoài ra, UBND các tỉnh có đường biên giới giáp Trung Quốc chỉ đạo các lực lượng chức năng trên địa bàn ưu tiên bố trí nguồn lực phù hợp để đảm bảo phòng chống dịch bệnh theo đúng quy định, đồng thời sớm trao đổi, thống nhất với các địa phương biên giới phía Trung Quốc để tổ chức thực hiện; chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc đảm bảo các yêu cầu trong phòng, chống dịch bệnh. Sáng nay 23/3, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã họp triển khai các biện pháp ứng phó dịch bênh. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì cuộc họp và đã đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương, giao Bộ Ngoại giao làm đầu mối gửi thuốc men và một số vật tư y tế phòng dịch nhằm đảm bảo an toàn cho cán bộ và gia đình đang công tác tại các cơ quan đại diện, bao gồm cán bộ Thương vụ. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng đồng ý việc áp dụng mở rộng đối với các nước có biên giới với Việt Nam (như đã áp dụng với Trung quốc), đối với người điều khiển phương tiện vận tải hàng hoá đường bộ, đường không, đường biển, đường sắt...(Công điện số 224/CĐ - TTg ngày 12/2/2020 về việc tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu vận chuyển hàng hóa qua biên giới) để khơi thông việc trao đổi hàng hoá. Ngoài ra, đối đối với việc cung ứng mặt hàng khẩu trang sẽ giao Bộ Y tế làm đầu mối, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Công Thương thực hiện, dùng tiền từ ngân sách nhà nước để đặt hàng, mua từ các doanh nghiệp theo quy định. Trước đó, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua biên giới cũng như đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch bệnh COVID - 19, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại công văn số 808/VPCP - KTTH ngày 5/2/2020 về hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua biên giới và Công điện số 224/CĐ - TTg ngày 12/2/2020 về việc tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu vận chuyển hàng hóa qua biên giới; trong đó cho phép tiếp tục hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu phụ Tân Thanh và Cốc Nam - tỉnh Lạng Sơn và lối mở Km3 + 4 phường Hải Yên, TP. Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh. Theo Sở Công Thương Lạng Sơn, tính đến hết ngày 19/3/2020, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có 5 cửa khẩu được phép thực hiện thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu trở lại. Cụ thể là cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Chi Ma, cửa khẩu Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng, cửa khẩu phụ Tân Thanh, cửa khẩu phụ Cốc Nam. Kết quả từ ngày 5/2 đến ngày 19/3/2020 tại các cửa khẩu đã thực hiện thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa được 23.449 xe (xuất khẩu 10.860 xe, nhập khẩu 12.589 xe. Tuy nhiên, năng lực thông quan tại cửa khẩu Tân Thanh còn rất hạn chế, trung bình mỗi ngày chỉ xuất khẩu được từ 130 đến 150 xe hàng, trong đó sang tải hàng hóa chỉ đạt 50%, số còn lại phải tồn lại tại khu vực cửa khẩu biên giới phía Pò Chài (Trung Quốc). Trong khi đó, lưu lượng xe và hàng hóa xuất khẩu từ các tỉnh nội địa lên khu vực chờ xuất ngày càng tăng, dẫn đến tình trạng ùn ứ tại cửa khẩu. Đến hết ngày 19/3, còn tồn khoảng 1.000 xe hàng chủ yếu là hàng nông sản. Theo Sở Công Thương Lạng Sơn, nguyên nhân của việc tồn đọng hàng hoá là do phía Trung Quốc thời điểm hiện nay đang rất thiếu nhân lực lao động, đặc biệt là lao động bốc xếp, sang tải hàng hóa tại khu vực cửa khẩu do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Mặt khác, lực lượng chức năng của phía Trung Quốc đang tăng cường kiểm soát, phòng chống dịch bệnh với phương tiện chở hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang do dịch COVID -19 tại các tỉnh thành của Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng. Các cặp cửa khẩu phụ còn lại của tỉnh Lạng Sơn chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu nông sản, từ khi phát sinh dịch bệnh COVID-19 đến nay, các cửa khẩu này đã tạm dừng hoạt động thông quan hàng hóa xuất khẩu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Hiện tại, tỉnh Lạng Sơn và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đang thống nhất cùng chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sớm khôi phục hoạt động thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cặp cửa khẩu phụ này, trên cơ sở đảm bảo thực hiện chặt chẽ quy trình phòng chống dịch bệnh như các cửa khẩu phụ khác như Tân Thanh, Cốc Nam. Đối với tỉnh Quảng Ninh, tính đến hết ngày 19/3, trên địa bàn tỉnh đã có 3 cửa khẩu được phép thực hiện thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu trở lại, đó là cửa khẩu quốc tế Móng Cái, cửa khẩu song phương Hoành Mô, lối mở Km3 + 4 , phường Hải Yến - TP. Móng Cái. Kết quả từ ngày 5/2/2020 đến ngày 19/3/2020, tại các cửa khẩu hiện thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa được 5.364 xe; trong đó xuất khẩu 1.482 xe, nhập khẩu 3.882 xe.../.>>> Chỉ đưa hàng lên cửa khẩu Campuchia khi thống nhất quy trình kiểm dịch y tế
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Dịch COVID-19: Phối hợp đẩy nhanh thông quan hàng hóa xuất khẩu
22:08' - 06/03/2020
Ngày 6/3, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã tổ chức đoàn công tác lên làm việc với Sở Công Thương và Ban Quản lý khu kinh tế của tỉnh Cao Bằng về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày đầu thông quan cửa khẩu Cốc Nam: Xuất khẩu 8 container hàng nông sản
20:13' - 06/03/2020
Tính từ 10 giờ 30 phút sáng đến hết ngày 6/3, Hải quan cửa khẩu Cốc Nam (Lạng Sơn) đã làm thủ tục thông quan được 8 container hàng nông sản, chủ yếu là hoa quả tươi của Việt Nam sang Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu chưa có tín hiệu hồi phục
17:17' - 16/02/2025
Giá lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua có sự biến động không nhiều. Nguồn cung dồi dào cả trong nước và các nước trong khu vực khiến giá gạo xuất khẩu chưa có tín hiệu hồi phục.
-
Hàng hoá
Nhập khẩu gạo của Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục
16:56' - 16/02/2025
Khối lượng gạo nhập khẩu gạo từ tháng 4 đến tháng 12/2024 lên mức cao nhất kể từ khi Bộ Nông nghiệp Nhật Bản bắt đầu thu thập dữ liệu từ năm tài chính 2019, tương đương khoảng 6,5 triệu bát cơm.
-
Hàng hoá
Nhiều nông sản Kiên Giang tăng giá
10:31' - 16/02/2025
Không chỉ thủy sản, nhiều loại nông sản ở vùng U Minh Thượng Kiên Giang như: khoai từ, chuối xiêm, củ lùn cũng tăng giá trong năm mới 2025.
-
Hàng hoá
Trồng giống nho mới cho thu nhập từ 1 - 1,2 tỷ đồng/ha/năm
10:24' - 16/02/2025
Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố (thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) cho biết đơn vị đã tuyển chọn thành công giống nho đỏ ăn tươi mới NH01-16.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Nguồn cung dồi dào kéo giá gạo châu Á giảm mạnh
18:21' - 15/02/2025
Giá gạo xuất khẩu từ Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 19 tháng, giá gạo Việt Nam cũng trượt xuống mức thấp nhất trong 2 năm, do nguồn cung gia tăng từ vụ mới và nhiều giao dịch bị trì hoãn.
-
Hàng hoá
Thị trường dầu mỏ: Một tuần trồi sụt
17:26' - 15/02/2025
Giá dầu thế giới trồi sụt những ngày qua, khi thị trường phản ứng trước triển vọng về một thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine, cũng như các quyết định về chính sách thương mại của chính quyền Mỹ.
-
Hàng hoá
Mỹ hoãn thuế quan giúp giá dầu dứt chuỗi giảm ba tuần liên tiếp
15:18' - 14/02/2025
Giá dầu dự kiến sẽ chấm dứt chuỗi giảm giá kéo dài ba tuần, nhờ nhu cầu nhiên liệu ngày càng tăng và kỳ vọng kế hoạch áp thuế quan đối ứng toàn cầu của Mỹ sẽ không có hiệu lực cho đến tháng 4/2025.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới đi ngang sau thông báo hoãn áp thuế của Mỹ
07:43' - 14/02/2025
Phil Flynn, nhà phân tích cấp cao của Price Futures Group, cho biết, thị trường sẽ chứng kiến giá dầu phục hồi mạnh mẽ khi thuế quan chưa có hiệu lực cho đến tháng 4/2025.
-
Hàng hoá
Giá dầu hạ nhiệt sau diễn biến mới trong xung đột Nga-Ukraine
07:35' - 13/02/2025
Giá dầu đã giảm hơn 2% trong phiên 12/2 sau khi xuất hiện thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về việc chấm dứt xung đột ở Ukraine.