Đề xuất công khai doanh nghiệp vi phạm dán nhãn năng lượng
Các đại biểu đề nghị kiểm soát nguồn cung ứng năng lượng ngay từ đầu vào; tăng cường chế tài xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp không tuân thủ dán nhãn năng lượng, đặc biệt trên các nền tảng thương mại điện tử; đồng thời, cần có quy định cụ thể về việc công khai danh sách các doanh nghiệp vi phạm để bảo vệ người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh cho rằng, quy định về dán nhãn năng lượng và công khai thông tin là cần thiết, nhưng hiện thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát việc tuân thủ, đặc biệt trong thương mại điện tử. Đại biểu đề nghị bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý trong việc kiểm tra định kỳ và xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp không tuân thủ dán nhãn năng lượng, đặc biệt trên các nền tảng thương mại điện tử; đồng thời, cần có quy định cụ thể về việc công khai danh sách các doanh nghiệp vi phạm để bảo vệ người tiêu dùng.
Liên quan đến tăng cường chế tài xử lý vi phạm, dự thảo Luật giao UBND các cấp có trách nhiệm kiểm tra, xử lý vi phạm nhưng theo đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh - "chưa quy định rõ mức chế tài hoặc khung xử phạt đối với các hành vi phạm trong sử dụng năng lượng". Đại biểu đề nghị bổ sung quy định về mức phạt hành chính hoặc xử lý cụ thể như thu hồi giấy phép, đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm không tuân thủ quy định về tiết kiệm năng lượng. "Điều này sẽ tăng tính răn đe và hiệu quả thực thi", đại biểu nhấn mạnh. Đối với quy định hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thực hiện tiết kiệm năng lượng, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh nêu thực tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường gặp khó khăn về nguồn lực tài chính và kỹ thuật để áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng; đề nghị bổ sung quy định về hỗ trợ, ưu đãi cụ thể cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa như hỗ trợ chi phí kiểm toán năng lượng, tư vấn kỹ thuật miễn phí hoặc giảm lãi suất vay vốn từ Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm. Ban hành lộ trình dán nhãn bắt buộc cho vật liệu xây dựngĐại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là rất cần thiết, có ý nghĩa chính trị rất quan trọng đối với cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giảm chi phí xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong giai đoạn mới.
Nhấn mạnh xây dựng là một trong những ngành tiêu tốn nhiều năng lượng nhất hiện nay, đại biểu Trần Quốc Tuấn dẫn chứng, theo Ngân hàng Thế giới (WB), ngành xây dựng chiếm hơn 36% tổng tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu và trên 40% lượng phát thải CO2. Ở Việt Nam, hơn 60% điện năng các công trình được dùng cho điều hòa và chiếu sáng, chủ yếu do sử dụng vật liệu kém hiệu quả. Nêu thực tế "mặc dù ngoài trời rất rét nhưng bên trong tòa nhà sử dụng kính vẫn mở máy lạnh", đại biểu Trần Quốc Tuấn gợi ý: "Nếu chúng ta dùng kính cách nhiệt tốt, có dãn nhãn năng lượng chuẩn, vừa tiết kiệm điện vừa tránh lãng phí tiền, trong đó có tránh lãng phí ngân sách nhà nước". Cho rằng "thế giới đã đi trước chúng ta khá xa", đại biểu Trần Quốc Tuấn nêu, châu Âu, Mỹ, Nhật Bản... đã áp dụng dán nhãn năng lượng vật liệu xây dựng từ rất lâu, không chỉ góp phần tiết kiệm năng lượng mà còn nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. "Tuy nhiên khi triển khai quy định này tại Việt Nam sẽ không tránh khỏi những khó khăn như thiếu tiêu chí, tiêu chẩn quốc gia cho nhiều loại vật liệu; số lượng phòng thử nghiệm đạt chuẩn còn ít; chi phí thử nghiệm cao và cơ chế hậu kiểm còn yếu", đại biểu Trần Quốc Tuấn thẳng thắn nói. Do đó, đại biểu đề xuất, khi dán nhãn năng lượng cho vật liệu xây dựng, Chính phủ cần ban hành lộ trình dán nhãn bắt buộc cho một số vật liệu xây dựng có ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ điện như kính xây dựng, vật liệu cách điện, vật liệu xây dựng… Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam về hiệu suất năng lượng đối với vật liệu xây dựng đồng bộ với tiêu chuẩn quốc tế; xã hội hóa hoạt động thử nghiệm, cấp chứng nhận... "Chúng ta không để doanh nghiệp leo núi một mình mà thiếu dây thừng", đại biểu so sánh. Đại biểu Trần Quốc Tuấn cũng đề nghị quy định ứng dụng QR-code trong sản xuất loại vật liệu này để truy xuất nhãn hiệu năng lượng, giúp người tiêu dùng có thể hiểu được sản phẩm mình đang dùng tốt đến đâu; đồng thời có chế hậu kiểm mạnh mẽ, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm; từ đó thúc đẩy ngành xây dựng phát triển bền vững, tiết kiệm và văn minh. Kiểm soát sâu nguồn cung ứng đầu vào Phát biểu tại hội trường, đại biểu Lê Minh Nam (Hậu Giang) cho rằng, đây là luật rất khó, phạm trù để tiết kiệm hiệu quả có tính linh hoạt và phải xem xét rất đa chiều, nhất là trong bối cảnh khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo phát triển rất nhanh, thay đổi hàng ngày, hàng giờ; đối tượng tham gia vào quá trình khai thác, sản xuất dẫn đến sử dụng năng lượng ngày càng đa dạng. Do đó, đại biểu Lê Minh Nam đề nghị Ban soạn thảo cần cân nhắc, rà soát để mở rộng phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, từ đó có những giải pháp thực hành tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng đồng bộ, toàn diện, tổng thể và đạt kết quả tích cực, bền vững hơn. Dự thảo Luật quy định về sử dụng năng lượng (tại Điều 1, Điều 2), tập trung vào việc sử dụng năng lượng, trong khi đó, đại biểu Lê Minh Nam cho rằng, cần quy định và kiểm soát sâu nguồn cung ứng năng lượng từ đầu vào; đồng thời quản lý tiết kiệm hiệu quả gắn với kết quả đầu ra. "Theo đó, đầu vào cần quan tâm kiểm soát việc khai thác, sản xuất, đầu tư xây dựng nguồn cung cấp năng lượng sao cho đạt hiệu quả tối ưu và dài hạn; cần có giải pháp điều tiết xả nước, giá cả đối với một số nguồn năng lượng ngay từ khâu cung ứng hoặc đặt ra các điều kiện cung ứng để từ đó dẫn dắt việc sử dụng năng lượng, hướng đến mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả...", đại biểu Lê Minh Nam nói.Nguồn: https://baotintuc.vn/thoi-su/de-xuat-cong-khai-doanh-nghiep-vi-phamdan-nhannang-luong-20250528120238791.htm
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng cường hiệu lực thực thi quy hoạch ngay từ cấp cơ sở
11:03' - 28/05/2025
Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, sáng 28/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay 28/5, Quốc hội thảo luận về giảm thuế VAT để kích cầu
08:02' - 28/05/2025
Ngày 28/5, Quốc hội thảo luận Nghị quyết giảm 2% thuế VAT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ nhằm kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp, góp phần ổn định kinh tế và cân đối ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần quy định rõ hơn về phân bổ ngân sách
15:36' - 27/05/2025
Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) cơ bản đã cụ thể hóa được những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước trong phân cấp, phân quyền và phân bổ nguồn lực cho cả nước và các địa phương trong tình hình mới
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thuế Nghệ An đẩy mạnh cải cách, lấy người nộp thuế làm trung tâm phục vụ
21:49'
Thuế tỉnh Nghệ An vừa có thư ngỏ gửi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân người nộp thuế về việc phối hợp, đồng hành trong suốt thời gian qua đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật thuế.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Azerbaijan tăng kết nối khởi nghiệp, mở rộng đầu tư số
21:40'
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Azerbaijan 2025 “Hội tụ nguồn lực đầu tư phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp quốc gia trong kỷ nguyên kinh tế số” đã diễn ra chiều 16/7 tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chi trả giảm phát thải khí nhà kính tại Huế giúp giữ rừng, cải thiện sinh kế
21:16'
Sau 3 năm triển khai thực hiện thí điểm chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA), thành phố Huế có hơn 205,5 nghìn ha rừng tự nhiên được đưa vào cơ chế ERPA, với tổng số tiền gần 136 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ thúc đẩy Dự án Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh giai đoạn 2
21:07'
Ngày 16/7, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ đã làm việc với Công ty cổ phần Thanh Bình Phú Mỹ về thực hiện Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh giai đoạn 2.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án cao tốc Hòa Liên – Túy Loan còn nhiều vướng mắc trước thời hạn thông xe
20:45'
Cao tốc Hòa Liên - Túy Loan thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, thành phố Đà Nẵng dự kiến sẽ thông xe kỹ thuật trước ngày 19/8, tuy nhiên đến nay dự án vẫn còn gặp nhiều vướng mắc, bất cập.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 24/7/2025
20:44'
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ưu tiên hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng, hoàn thành trước ngày 27 tháng 7 năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam hoan nghênh doanh nghiệp đầu tư phát triển đô thị thông minh
19:43'
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng hoan nghênh các doanh nghiệp quan tâm và có kế hoạch đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển đô thị thông minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Đổi xe để sống xanh, cần đồng hành cùng người nghèo
19:26'
Cần có sự đồng hành của nhà nước trong việc hỗ trợ người dân, nhất là những người nghèo trong việc chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa Cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức vào hoạt động đúng kế hoạch
19:15'
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dẫn đầu Đoàn công tác đã đi kiểm tra thực tế hiện trạng cũng như tiến độ xây dựng Cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại Ninh Bình.