Đề xuất thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, mặt hàng gạo không chỉ phục vụ xuất khẩu mà còn tiêu dùng nội địa, không chỉ là kinh tế mà còn là ngoại giao; không chỉ xuất khẩu mà còn nhập khẩu…
Ngành hàng lúa gạo còn liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh nên đã có đề án Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 để ngành hàng phát triển bền vững hơn. Hạt gạo còn là hình ảnh quốc gia.
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, bên cạnh khắc phục các hạn chế của ngành hàng lúa gạo, Hội đồng lúa gạo quốc gia sẽ xử lý nhanh chóng các vấn đề "nóng" như khi Thái Lan, Ấn Độ… có các chính sách mới, đột xuất về xuất khẩu gạo; hay khi thương hiệu gạo ST 25 bị giả mạo… Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, hội đồng sẽ họp 1 năm 1 lần nhưng khi có sự vụ đột xuất thì sẽ họp ngay lập tức. Hội đồng chính là trụ đỡ thêm cho các hiệp hội. Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, sản xuất lúa gạo còn manh mún, công nghệ chưa tiên tiến, đời sống một bộ phận người trồng lúa còn khó khăn. Xuất khẩu gạo còn phụ thuộc thị trường truyền thống, chưa đa dạng thị trường. Các doanh nghiệp chưa chủ động nguyên liệu đầu vào, trừ một số doanh nghiệp lớn, còn lại tính chuyên nghiệp chưa cao, doanh nghiệp còn tình trạng "tham bát bỏ mâm". Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, gạo Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được cho các thị trường chất lượng cao, khó tính. Mặc dù có thương hiệu gạo Việt Nam, nhưng chưa sử dụng trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Doanh nghiệp chưa hợp lực để bảo vệ thương hiệu. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thiếu tính chuyên nghiệp, còn sự cạnh tranh không lành mạnh. Một số thị trường rất khó tính nhưng gạo Việt Nam đã tìm được chỗ đứng nhờ sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ ngành. Tuy nhiên, ngay sau đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đã không giữ được thị trường. Ngành sản xuất lúa gạo còn thiếu một chiến lược, chính sách phát triển ổn định, vững chắc, vẫn còn sự tự phát trong sản xuất và ở mỗi doanh nghiệp. Đầu tư của nhà nước cho sản xuất kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo chưa xứng tầm. Đây là ngành chủ lực nhưng đầu tư còn quá nhỏ. "Nếu hội đồng này được lập ra thì sẽ phải tư vấn cho Chính phủ có những chính sách hùng mạnh và khả thi để gạo Việt Nam có giá trị, thương hiệu trên thị trường thế giới", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh. Các thiết chế liên quan đến xuất khẩu gạo cho các hiệp hội đã có nhưng hoạt động chưa thật sự hiệu quả. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các bộ ngành, địa phương còn chưa tốt. Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, trong bối cảnh mới, hướng đến mục tiêu đa giá trị, đa dạng sản phẩm, đa dạng thị trường, thu nhập cho người trồng lúa; nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính; sử dụng hiệu quả tài nguyên… rất cần cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các bộ ngành, địa phương, hiệp hội trong điều phối chung về sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gạo Việt Nam. Đó chính là Hội đồng lúa gạo quốc gia. Ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng, trong bối cảnh mới, ngành hàng lúa gạo cần bài toán chiến lược cho người trồng lúa, địa phương trồng lúa; cần các chiến lược tổng thể, cần tư vấn tầm chiến lược xử lý các vấn đề như: biến động thị trường chính sách các quốc gia, biến đổi khí hậu, biến đổi người tiêu dùng; tranh chấp thương mại, bảo hộ bản quyền; xu hướng mới trong phát triển… Do đó, cần thiết có một thiết chế xử lý các vấn đề liên ngành, bao trùm để tư vấn, xử lý những vấn đề lớn của ngành hàng lúa gạo, đưa ra định hướng vì mục tiêu phát triển bền vững chung của cả ngành. Trong thiết chế này, nhà nước không can thiệp sâu vào thị trường nhưng đảm bảo vai trò định hướng, điều tiết hoạt động, các hiệp hội ngành hàng, huy động hợp tác công tư để tạo thêm nguồn lực từ hợp tác quốc tế và nguồn lực xã hội hoá.Thiết chế này có sự tham gia của các bộ ngành, đại diện của các doanh nghiệp, của các địa phương và phải có tiếng nói của người trồng lúa. Do vậy, việc thành lập Hội đồng ngành hàng lúa gạo quốc gia là thiết chế thích hợp, ông Trần Công Thắng cho biết.
Ở góc độ kinh nghiệm quốc tế, ông Trần Công Thắng cho biết, tại các nước có các ngành hàng xuất khẩu chiến lược quy mô quốc gia và quốc tế như ngành cọ dầu ở Malaysia, ngành cà phê ở Brazil, ngành lúa gạo ở Thái Lan… bên cạnh các tổ chức của người sản xuất kinh doanh như các hiệp hội, nghiệp đoàn, liên hiệp hợp tác xã… còn có mô hình "Hội đồng ngành hàng" hay "Ban điều phối ngành hàng" ở cấp quốc gia. Đây là thể chế có sự gắn kết giữa các cơ quan bộ ngành của nhà nước với các tổ chức đại diện cho các tác nhân trong chuỗi giá trị (nông dân, đến người chế biến, người kinh doanh) và giữa các địa phương tham gia sản xuất. Cùng với đó là hỗ trợ giải quyết các vấn đề lớn, tổng thể của ngành. Tư vấn cho lãnh đạo Chính phủ chương trình chính sách lớn. Theo ông Trần Công Thắng, Hội đồng lúa gạo quốc gia là tổ chức phối hợp liên ngành tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết các vấn đề quan trọng, liên ngành đối với sự phát triển ngành hàng lúa gạo. Nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho rằng, việc thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia là rất cần thiết. Lúa gạo là ngành hàng quan trọng bậc nhất trong kinh tế - xã hội Việt Nam. Không chỉ là kinh tế mà còn là chính trị, văn hóa… cần có cơ chế đặc biệt với ngành hàng này. Không chỉ ở góc độ xuất khẩu, ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam kiến nghị, Hội đồng lúa gạo quốc gia cần xem xét bổ sung về quản lý trong nhập khẩu gạo. Bởi, nhập khẩu gạo cũng tương đối khá. Trên cơ sở các đại biểu góp ý, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu, các đơn vị chuyên môn sẽ tham mưu lãnh đạo hai bộ sớm hoàn thiện dự thảo để trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất.- Từ khóa :
- hội đồng lúa gạo quốc gia
- lúa
- gạo
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Sóc Trăng tăng chất lượng giống lúa gạo để nâng cao giá trị
15:54' - 21/07/2024
Ngành nông nghiệp Sóc Trăng đặt mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2024 tăng sản lượng lúa thêm 801.990 tấn, nâng tổng sản lượng lúa của tỉnh cả năm 2024 lên 2,13 triệu tấn, tăng gần 7% kế hoạch.
-
Kinh tế & Xã hội
Lúa gạo Việt thành công từ giống tốt
08:42' - 16/07/2024
Đóng góp thành tựu lớn cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam phải kể đến những thành công trong nghiên cứu giống.
-
Kinh tế Việt Nam
Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế quan tâm tới Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
15:08' - 07/06/2024
Viện nghiên cứu Lúa gạo quốc tế đang quan tâm tới Đề án Phát triển 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
08:37'
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi).
-
Kinh tế Việt Nam
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
08:04'
Theo số liệu được Cục Dự trữ liên bang (Fed), sản lượng tại các nhà máy của Mỹ đã tăng mạnh vào tháng 8/2024 nhờ sản lượng xe cơ giới phục hồi, song dữ liệu của tháng trước đó đã được điều chỉnh giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục xong sự cố chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông dừng giữa đường
07:44'
Tối 17/9, sự cố chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông dừng giữa đường đã được khắc phục xong, thông toàn tuyến.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành nông nghiệp hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất sau bão lũ
22:32' - 17/09/2024
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến mong tỉnh Tuyên Quang cố gắng tập trung nguồn lực khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Bình cưỡng chế thu hồi đất nhằm đảm bảo tiến độ dự án cao tốc Bắc - Nam
22:05' - 17/09/2024
Ngày 17/9, UBND huyện Lệ Thủy cưỡng chế thu hồi đất 2 hộ dân, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 đoạn qua tỉnh Quảng Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN nhấn mạnh các nguyên tắc đạo đức báo chí, truyền thông trong kỷ nguyên số
22:05' - 17/09/2024
Tại cuộc họp lần thứ 53 Ban chấp hành OANA, Phó Tổng Giám đốc TTXVN Đoàn Thị Tuyết Nhung đã nhấn mạnh các nguyên tắc đạo đức báo chí, truyền thông trong kỷ nguyên số.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đặt ra 3 vấn đề cho ngành công thương
21:32' - 17/09/2024
Ngày 17/9, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã làm việc với Bộ Công Thương về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao 8 tháng năm 2024, những khó khăn vướng mắc và giải pháp thúc đẩy trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành phần kết cấu thép mái chính và nhà để xe cao tầng Nhà ga T3 - sân bay Tân Sơn Nhất
20:32' - 17/09/2024
Chiều 17/9, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tổ chức sơ kết thi đua 120 ngày đêm hoàn thành phần kết cấu thép mái chính nhà ga hành khách và nhà để xe cao tầng.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp diễn ra triển lãm và Diễn đàn Công nghệ đổi mới sáng tạo ngành khách sạn
20:18' - 17/09/2024
Triển lãm và Diễn đàn Công nghệ đổi mới sáng tạo ngành khách sạn “Horecfex Việt Nam 2024” sẽ diễn ra từ 23 - 24/9, tại Đà Nẵng.