Đến năm 2025, 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng
Đề án đặt ra các mục tiêu cụ thể như cuối năm 2025 giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP; thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%; từ 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác...
* Đa dạng các hình thức thanh toán online
Sau nhiều năm quen dùng tiền mặt để chi tiêu, những năm gần đây, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19, các giao dịch không dùng tiền mặt đã tăng mạnh. Mọi thanh toán từ học phí cho con, tiền điện, nước, điện thoại, thậm chí... đều có thể thực hiện thông qua chiếc điện thoại có kết nối internet.
Không chỉ chuyển khoản, các hình thức thanh toán online, thanh toán qua ví điện tử, nạp tiền điện thoại qua ví, đặt đồ ăn trả tiền qua app... cũng trở nên phổ biến.
Bên cạnh những lợi ích như: giao dịch thuận tiện, nhanh chóng (kể cả có khoảng cách địa lý), tránh rủi ro (tiền giả, mất cắp)... trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn đang diễn biến phức tạp, thanh toán online còn giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch.
Theo số liệu của Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas), 5 tháng đầu năm 2021, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử Napas đã xử lý hơn 800 triệu giao dịch, tương ứng với hơn 8 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 113% về số lượng và 169% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2020.
Tổng giá trị giao dịch thanh toán thẻ tại các điểm bán hàng (POS) và tổng giá trị thanh toán thẻ, ví điện tử qua cổng thanh toán trực tuyến Napas tăng trưởng tương ứng là 50% và 125% so với cùng kỳ năm 2020.
Ngược lại với tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt tăng cao, tỷ trọng giao dịch rút tiền mặt tại ATM được xử lý qua hệ thống NAPAS giảm từ 42% năm 2019 xuống còn 26% năm 2020 và 16% trong 5 tháng đầu năm 2021.
Theo báo cáo của Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, sau 3 năm thực hiện Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 23/02/2018, thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công đã mở rộng về số lượng dịch vụ triển khai, quy mô xử lý và chất lượng dịch vụ. 92,3% các giao dịch thu ngân sách được thực hiện qua ngân hàng, 94,35% số tiền điện được thanh toán qua ngân hàng, vượt mục tiêu đề ra tại Đề án.
Đến tháng 4/2021, đã có 79 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai thanh toán qua internet và 44 tổ chức thanh toán qua điện thoại di động. Thanh toán điện tử qua internet, điện thoại di động, QR code thu hút số lượng lớn khách hàng sử dụng.
* Xu hướng phát triển tất yếu
Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra tác động đa chiều, vừa mang lại tiện ích cho người dân, vừa tạo đà tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ thực hiện chiến lược tài chính toàn diện thông qua phổ cập dịch vụ tài chính-ngân hàng.
Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam được đưa ra từ năm 2006, khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 phê duyệt “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020”.
Từ đó đến nay, khuôn khổ pháp lý và chính sách trong hoạt động thanh toán tiếp tục được hoàn thiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi ứng dụng công nghệ mới, hiện đại để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.
Điển hình như: Quyết định số 2545/QĐ-TTg, ngày 30/13/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020”; Quyết định số 241/QĐ-TTg, ngày 23/2/2018, của Thủ tướng Chính phủ, về việc “Phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng với dịch vụ công: Thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội…”; Nghị quyết số 02/NQ-CP, ngày 1/1/2019, của Chính phủ “Về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021”; Chỉ thị số 22/CT-TTg, ngày 26/5/2020, của Thủ tướng Chính phủ “Về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam”…
Cùng với Chính phủ, các ngân hàng đã ứng dụng nhiều công nghệ đột phá vào hoạt động nghiệp vụ để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ hiện đại, tiện lợi mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng như: eKYC, QR code, thanh toán không tiếp xúc,... ; đồng thời, từng bước xây dựng hạ tầng số tập trung, chuẩn hóa, tích hợp tạo hệ sinh thái số trải rộng như: hệ sinh thái mobile banking kết nối với dịch vụ công, tài chính, viễn thông, điện lực, giao thông, y tế…
Một trong những cú hích thanh toán không tiền mặt trong đợt dịch COVID-19 vừa qua là việc miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán trực tuyến, góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đối phó với dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội.
Nhằm tạo thuận lợi cho ứng dụng công nghệ mới, hiện đại để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước đã tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, như ban hành Thông tư 16 hướng dẫn về việc mở tài khoản thanh toán với nhận biết khách hàng bằng phương thức điện tử (eKYC); triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông (mobile money) thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ.
* Đưa việc thanh toán không dùng tiền mặt thành thói quen của người dân
Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đưa việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị và từng bước phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt..., mới đây, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 1813/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025,
Mục tiêu của Đề án là đến cuối năm 2025 giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP; thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%; từ 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ thanh toán của người dân; tăng số lượng điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt lên trên 450.000 điểm.
Đề án cũng đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt 20-25%/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt 50-80%/năm và giá trị giao dịch đạt 80-100%/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân số lượng và giá trị giao dịch qua kênh Internet đạt 35-40%/năm; tỉ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử đạt 40%.
Mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công là từ 90-100% cơ sở giáo dục trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán học phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; từ 90-100% các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn đô thị triển khai thanh toán học phí trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia; 60% các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán dịch vụ y tế bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; 60% số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn đô thị được chi trả thông qua các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Để đạt được các mục tiêu trên, Đề án sẽ triển khai giải pháp như: Hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách; nâng cấp, phát triển hạ tầng thanh toán hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và có khả năng kết nối, tích hợp với các hệ thống khác; phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại, ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực chính phủ, dịch vụ hành chính công; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động thanh toán; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt; tăng cường cơ chế phối hợp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Tăng khả năng chấp nhận thẻ của hệ thống thanh toán Mir tại Việt Nam
09:45' - 30/10/2021
Văn phòng báo chí Ngân hàng Trung ương Nga ngày 29/10 cho biết nhóm công tác Nga-Việt đã đưa ra các hành động chung nhằm mở rộng khả năng chấp nhận thẻ của hệ thống thanh toán Mir tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025
19:42' - 28/10/2021
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 1813/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Sắp có hãng hàng không chấp nhận thanh toán bằng bitcoin
10:24' - 21/10/2021
Volaris, một trong những hãng hàng không lớn của Mexico, sẽ chấp thuận thanh toán bằng đồng tiền điện tử bitcoin tại El Salvador, sau khi khai trương chi nhánh tại quốc gia Trung Mỹ này.
-
Thị trường
Thanh toán trực tuyến thủ tục đất đai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia
15:45' - 13/10/2021
Đến nay, đã có 54/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện dịch vụ thanh toán trực tuyến thủ tục hành chính về đất đai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
ECB có thể cần hạ lãi suất sâu hơn nếu nền kinh tế “hụt hơi”
09:00' - 12/07/2025
Nếu các rủi ro suy thoái gia tăng và kìm hãm lạm phát, việc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ là điều cần thiết.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến cơ cấu hệ thống quỹ tín dụng nhân dân
19:10' - 11/07/2025
Tính đến cuối năm 2024, cả nước có 1.176 quỹ tín dụng nhân dân, hoạt động tại 57 tỉnh, thành phố, với gần 2 triệu thành viên tham gia. Tổng tài sản hệ thống đạt 191,5 nghìn tỷ đồng.
-
Ngân hàng
OCB bổ nhiệm Giám đốc Tài chính mới
16:29' - 11/07/2025
Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Hiếu đảm nhận vai trò Giám đốc Tài chính kể từ ngày 15/7/2025.
-
Ngân hàng
Hàn Quốc: Tiền giả thấp nhờ thanh toán không dùng tiền mặt
15:47' - 11/07/2025
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) cho biết tổng cộng có 48 tờ tiền giả đã được phát hiện tại nước này trong nửa đầu năm 2025, trong bối cảnh xu hướng giao dịch không dùng tiền mặt tiếp tục gia tăng.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 11/7: Giá USD và NDT nối dài chuỗi giảm
08:59' - 11/07/2025
Vietcombank điều chỉnh giảm 30 đồng ở cả hai chiều giao dịch, đưa tỷ giá USD hôm nay 11/7 xuống còn 25.920 - 26.280 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Giám đốc Tài chính OCB xin thôi nhiệm
18:27' - 10/07/2025
Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa thực hiện công bố thông tin về việc đã nhận đơn xin thôi nhiệm của ông Nguyễn Huy Đức – Giám đốc Tài chính, theo nguyện vọng cá nhân.
-
Ngân hàng
Nguyên nhân Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc giữ nguyên lãi suất cơ bản
10:45' - 10/07/2025
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) đã giữ nguyên lãi suất cơ bản 2,5% nhằm đảm bảo ổn định tài chính trong bối cảnh có nhiều lo ngại về sự gia tăng nhanh chóng của giá nhà đất và nợ hộ gia đình.
-
Ngân hàng
Thuế quan của Mỹ: Fed chia rẽ về ảnh hưởng đối với lạm phát
10:14' - 10/07/2025
Nội bộ Fed đã có sự chia rẽ giữa các nhà hoạch định chính sách của cơ quan này về triển vọng lãi suất, chủ yếu bắt nguồn từ khác biệt trong kỳ vọng về việc thuế quan có thể ảnh hưởng đến lạm phát.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 10/7: Giá USD và NDT biến động nhẹ
08:54' - 10/07/2025
Tỷ giá USD hôm nay 10/7 tại Vietcombank là 25.950 - 26.310 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 10 đồng ở cả chiều mua và bán.