Đến năm 2030, đưa vào vận hành khoảng 90.000 MW công suất nguồn điện mới
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về kiến nghị của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc thực hiện Quy hoạch điện VII điều chỉnh.
Theo thông báo kết luận, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh).
Nhiệm vụ đặt ra đối với ngành điện là phải bảo đảm cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7,0%/năm trong giai đoạn 2016 - 2030, điện thương phẩm năm 2030 khoảng 506 - 559 tỷ kWh.
Theo đó, trong giai đoạn đến năm 2030, sẽ phải đầu tư đưa vào vận hành khoảng 90.000 MW công suất nguồn điện mới, đồng thời phải tiếp tục phát triển lưới điện truyền tải và phân phối đồng bộ đáp ứng yêu cầu truyền tải, phân phối điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.
Đây là nhiệm vụ nặng nề, đầy thách thức đối với toàn ngành điện trong giai đoạn tới.
Chính phủ tiếp tục thực hiện chủ trương kêu gọi, thu hút các nguồn lực tham gia đầu tư nguồn điện, trong đó có đầu tư của các Tập đoàn nhà nước (EVN, PVN, Vincomin), đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài chủ yếu theo hình thức Hợp đồng BOT.
EVN tiếp tục là Tập đoàn nhà nước giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương tăng cường công tác giám sát cung - cầu điện, tiến độ thực hiện các dự án nguồn và lưới điện trong quy hoạch được duyệt để thực hiện hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện các giải pháp nhằm bảo đảm cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội; tính toán cơ cấu nguồn điện hợp lý, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và hiệu quả kinh tế hệ thống điện.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng cơ chế chính sách để thu hút đầu tư và sử dụng hợp lý nguồn vốn ODA nhằm tạo điều kiện cho ngành điện phát triển đồng bộ, cân đối, hợp lý và bền vững.
Phó Thủ tướng giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tập trung mọi nỗ lực bảo đảm cung cấp đủ điện với chất lượng và độ tin cậy ngày càng cao cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước và đời sống nhân dân.
EVN tiếp tục là Tập đoàn nhà nước giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời bám sát tình hình phát triển kinh tế - xã hội để tính toán, dự báo nhu cầu điện toàn quốc phù hợp, đồng thời thường xuyên cập nhật các yếu tố về sản xuất điện để xây dựng phương án vận hành hệ thống điện quốc gia một cách chủ động, phù hợp, có dự phòng, bảo đảm an ninh cung cấp điện và hiệu quả kinh tế vận hành hệ thống điện.
Bên cạnh đó tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng năng suất lao động.
EVN tiếp tục nghiên cứu, đề xuất những cơ chế chính sách cụ thể trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Về kiến nghị giá bán than trong nước cho sản xuất điện thực hiện theo cơ chế thị trường, cho phép EVN chào giá mua than trong nước để bảo đảm tính cạnh tranh và cần tham chiếu giá bán than nhập khẩu từ các nước trên thị trường thế giới để có giá bán than trong nước cho sản xuất điện không cao hơn giá bán than nhập khẩu từ các nước trên thị trường thế giới; kiến nghị cho phép các chủ đầu tư trong đó có EVN được chủ động nhập khẩu than cho các dự án do mình đầu tư, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu kiến nghị của EVN, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Về kiến nghị đôn đốc các chủ đầu tư khác đảm bảo tiến độ các dự án nguồn điện theo Qui hoạch điện VII điều chỉnh, đặc biệt là các dự án nhiệt điện than khu vực miền Nam, để đáp ứng nhu cầu điện toàn quốc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Công Thương tăng cường công tác giám sát cung - cầu điện, tiến độ thực hiện các dự án nguồn và lưới điện trong quy hoạch được duyệt để thực hiện hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện các giải pháp nhằm bảo đảm cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội; tính toán cơ cấu nguồn điện hợp lý, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và hiệu quả kinh tế hệ thống điện.
Đối với kiến nghị sớm ban hành cơ chế kiểm soát tiến độ của các chủ đầu tư các dự án nguồn điện, kể cả các dự án BOT, IPP, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thiện, ban hành cơ chế xử lý các dự án nguồn điện chậm tiến độ, kiên quyết thực hiện biện pháp thu hồi dự án để giao cho nhà đầu tư khác trong trường hợp nhà đầu tư không thực hiện đúng các cam kết, kéo dài thời gian gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ chung của dự án. /.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề điện
19:43' - 21/07/2016
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về giá bán điện Dự án Nhà máy điện gió khu du lịch Khai Long - Cà Mau giai đoạn 1 và lựa chọn thầu dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng
-
Phân tích doanh nghiệp
Nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư trong lĩnh vực điện
09:04' - 16/02/2016
Giai đoạn 2016-2020, dự báo nhu cầu điện tăng trưởng ở mức cao, từ 11-12%/năm, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia tập trung triển khai nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả dự án đầu tư.
-
Chuyển động DN
Đầu tư hệ thống truyền tải điện đồng bộ
07:06' - 15/02/2016
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đang quyết tâm vươn lên hàng đầu Châu Á trong lĩnh vực truyền tải điện.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc tiến độ cao tốc Bắc–Nam qua Đà Nẵng, Quảng Ngãi
21:35' - 09/07/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Đà Nẵng, Quảng Ngãi bàn giao mặt bằng toàn tuyến cao tốc Bắc–Nam (Hòa Liên–Túy Loan, Quảng Ngãi–Hoài Nhơn, Hoài Nhơn–Quy Nhơn, Quy Nhơn–Chí Thạnh) trước 15/7.
-
Kinh tế Việt Nam
Lào Cai đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
21:34' - 09/07/2025
Chiều 9/7, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp du lịch nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2025).
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ dự án Cảng hàng không quốc tế Gia Bình
21:15' - 09/07/2025
Chiều 9/7, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn chủ trì hội nghị rà soát, đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Gia Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng giải phóng mặt bằng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
20:42' - 09/07/2025
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua TP. Hồ Chí Minh dài 17km, TP. Hồ Chí Minh đã sẵn sàng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho dự án này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch phát triển kinh tế tư nhân
20:27' - 09/07/2025
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký Quyết định 1938/QĐ-BCT ban hành kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Sở hữu 681 tài nguyên, TP HCM hướng đến trung tâm du lịch hàng đầu Đông Nam Á
19:25' - 09/07/2025
Chiều 9/7, Sở Du lịch Tp Hồ Chí Minh cho biết, sau khi hợp nhất với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu cũ, trên địa bàn Thành phố sở hữu 681 tài nguyên có khả năng trở thành điểm đến du lịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn kinh tế tư nhân 2025: Doanh nghiệp Tây Nam Bộ đón “thời cơ vàng”
19:24' - 09/07/2025
Chiều 9/7, tại phường Long Xuyên (tỉnh An Giang), Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 chính thức khai mạc vòng đối thoại địa phương cụm Tây Nam Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát động thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu
18:09' - 09/07/2025
Chiều 9/7, tại Ban Chỉ huy công trường, Đồng Tháp phát động phong trào thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu thành phần 2, hướng tới mốc hoàn thành vào quý III/2026.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang: Cơ hội để doanh nghiệp Việt kết nối giao thương vào thị trường Australia
18:07' - 09/07/2025
Lần đầu tiên, An Giang tổ chức kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến với doanh nhân Việt tại Australia, mở ra cơ hội đưa hàng nông sản, dược phẩm, công nghệ cao vươn ra toàn cầu.