Dệt may hướng mốc kim ngạch xuất khẩu 48 tỷ USD
Xung đột Nga - Ukraine, giá dầu, lạm phát, lãi suất đều tăng cao... khiến nhu cầu chi tiêu các thị trường xuất khẩu giảm mạnh… Chưa có dự báo chính xác về kinh tế tăng trưởng trở lại và thị trường hồi phục xong ngành dệt may đã xây dựng các kịch bản cho năm 2023 và những năm tiếp theo.
* Bài học năm 2022
Theo Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), dù đã dự báo từ sớm những khó khăn của năm 2022, nhưng các thành viên của Vinatex vẫn bị bất ngờ trước những tình huống khó lường. Những tháng cuối năm, thông tin báo lỗ từ nhiều đơn vị may mặc được báo về, thị trường xoay chiều, sản xuất sợi gần như không có thanh khoản, thị trường may đơn hàng giảm mạnh… Dẫu vậy, năm 2022 Vinatex ước đạt mức doanh thu hợp nhất 19.535 tỷ đồng, tăng 15% so với năm ngoái, đạt 108% kế hoạch; lợi nhuận hợp nhất ước đạt 1.090 tỷ đồng, vượt 14,6% kế hoạch. Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh thị trường có nhiều khó khăn.
"Bài học của 6 tháng đầu năm 2022 khá rõ ràng, thị trường ảm đạm tạo ra lượng tồn kho rất lớn và phải xử lý trong 6 tháng cuối năm. Hiện nay toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu đặt hàng căn cứ trên sức mua, giám sát theo sức mua, đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh, lượng hàng nhỏ để toàn chuỗi không bị tăng tồn kho ngoài dự kiến", ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho hay. Ngoài chuyển đổi sản xuất đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng nhanh, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho biết, bài học từ năm 2022 đã khiến nhiều doanh nghiệp chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ hàng dệt kim sang hàng dệt thoi và đặc biệt đa dạng hóa thị trường. Với sự nỗ lực toàn ngành, Vitas dự báo năm 2022 kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt gần 44,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2021. Năm 2023, ngành dệt may đưa ra các kịch bản tăng trưởng; trong đó, kịch bản tích cực là xuất khẩu dệt may có thể đạt từ 47 - 48 tỷ USD và kịch bản kém tích cực hơn là đạt khoảng 45 - 46 tỷ USD. Vì là một ngành khá nhạy với nhu cầu thế giới, việc các doanh nghiệp chủ động chuyển hướng với các thay đổi từ thị trường sẽ quyết định nhiều đến việc giữ nhịp tăng trưởng trong năm 2023 trong bất kì kịch bản nào. Trong điều kiện kịch bản thuận lợi, những bất ổn từ thị trường thế giới có thể được kiểm soát, ngành may mặc dự báo hết quý I năm 2023 mọi hoạt động sẽ phục hồi. Vì vậy, kịch bản 48 tỷ USD có thể thành hiện thực. Tuy nhiên, theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas, trong kịch bản hai ít thuận lợi khi thị trường phục hồi vào nửa cuối năm 2023 - mức độ tăng trưởng của ngành sẽ khoảng 4,5% và cán mức ở mức 45 tỷ USD. Trong bối cảnh hiện nay, cả thế giới không đặt hàng dệt may dài hạn, vì vậy, các doanh nghiệp có thể chuyển hướng sản xuất sang những mặt hàng có giá trị thấp hơn. Đã có bài học rất lớn trong năm 2022 và các doanh nghiệp dệt may bắt đầu thúc đẩy đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa mặt hàng, không chuyên môn hóa, nên hiện vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng. Cũng theo chia sẻ của ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Vinatex, xuất khẩu dệt may Việt Nam 2023 được nhận định với 3 kịch bản. Với kịch bản tốt, hết quý II/2023 kinh tế vĩ mô thế giới ổn định, xung đột địa chính trị kết thúc; tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2023 khoảng từ 4 - 5% so với năm 2022. Với kịch bản trung bình, tình hình xấu của quý IV/2022 kéo dài đến quý III/2023 với nhiều yếu tố bất định hơn, chưa rõ ràng về giảm lạm phát, lãi suất vẫn tăng và chưa giảm. Khi đó, xuất khẩu duy trì ngang với năm 2022. Với kịch bản xấu, trong điều kiện diễn biến xấu, kinh tế thế giới suy thoái, kim ngạch xuất khẩu năm 2023 có thể thấp hơn năm 2022 khoảng 5%.*Các kịch bản năm 2023
Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam, với mục tiêu đã đặt ra trong giai đoạn 2023 - 2025 và xây dựng tầm nhìn đến năm 2030, ngành dệt may đưa ra 5 giải pháp; trong đó quan trọng nhất là xây dựng chiến lược chung cho ngành trong dài hạn. Theo đó, để phát triển theo mục tiêu xanh và bền vững, Vitas đã trình Bộ Công Thương và Chính phủ xây dựng chiến lược dệt may. Bởi vì có chiến lược, mới có đường hướng đi, từ đó đưa ra giải pháp cụ thể cho mục tiêu phát triển bền vững.
- Từ khóa :
- ngành dệt may
- dệt may việt nam
- Vinatex
- thời trang
Tin liên quan
-
Phân tích doanh nghiệp
Nhận diện khó khăn của doanh nghiệp dệt may
18:56' - 18/12/2022
Trong chuỗi giá trị ngành may mặc, Việt Nam là nước gia công nên biên lợi nhuận thấp. Chi phí nhân công đang tăng mạnh do cạnh tranh.
-
Chuyển động DN
Giải pháp quản lý chuỗi cung ứng dệt may phát triển bền vững
17:32' - 15/12/2022
Ngày 15/12, tại Tp. Hồ Chí Minh, Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) phối hợp cùng tổ chức trong và ngoài nước tổ chức hội thảo quốc tế "Giải pháp quản lý chuỗi cung ứng dệt may phát triển bền vững".
-
Thị trường
Hàng dệt may Việt Nam tìm cơ hội tại thị trường Ấn Độ
07:56' - 09/12/2022
Ngày 8/12, Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã khai trương khu gian hàng Việt Nam tại Hội chợ dệt may Nam Á (Intex South Asia) ở trung tâm triển lãm Pragati Maidan, thủ đô New Delhi.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Ông Lưu Văn Tuyển được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Petrolimex
21:48' - 20/07/2025
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã chứng khoán PLX) vừa thông báo bổ nhiệm ông Lưu Văn Tuyển giữ chức Tổng Giám đốc Petrolimex với thời hạn 5 năm, kể từ ngày 18/7.
-
Doanh nghiệp
Ứng phó bão số 3: Ưu tiên đảm bảo an toàn đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên
21:32' - 20/07/2025
Dự báo khu vực triển khai dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên sẽ nằm trong vùng bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (WIPHA), Ban quản lý Dự án điện 1 (EVNPMB1) đã triển khai ngay phương án ứng phó.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo khẩn ứng phó bão số 3 (WIPHA)
18:20' - 20/07/2025
Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (WIPHA), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ban hành Công điện yêu cầu các đơn vị thành viên khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp.
-
Doanh nghiệp
Ứng phó bão số 3: Ngành than chủ động các phương án
16:10' - 20/07/2025
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa có công điện về việc tập trung ứng phó với bão số 3 (bão WIPHA).
-
Doanh nghiệp
Google và Meta bị triệu tập tại Ấn Độ liên quan đến quảng cáo ứng dụng cá cược
09:31' - 20/07/2025
Cơ quan chống tội phạm tài chính Ấn Độ thông báo triệu tập lãnh đạo Google và Meta đến trụ sở của cơ quan này vào ngày 21/7 để điều tra cáo buộc rửa tiền liên quan đến các ứng dụng cá cược trực tuyến.
-
Doanh nghiệp
Ứng phó bão số 3: Vận hành hệ thống điện quốc gia theo phương châm “4 tại chỗ”
21:38' - 19/07/2025
Tổng Giám đốc NSMO yêu cầu các đơn vị tăng cường trực ban phòng chống thiên tai; theo dõi chặt chẽ diễn biến của hình thái thời tiết nguy hiểm để kịp thời triển khai biện pháp ứng phó phù hợp.
-
Doanh nghiệp
EVNNPT đôn đốc tiến độ hai dự án trạm biến áp tại Lai Châu
16:49' - 19/07/2025
Hai dự án truyền tải tại Lai Châu giúp giải tỏa nguồn thủy điện, tăng liên kết lưới, giảm tổn thất điện năng, thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống điện.
-
Doanh nghiệp
Công suất tiêu thụ điện lại lập kỷ lục vì nắng nóng kéo dài
16:31' - 19/07/2025
Trước diễn biến thời tiết cực đoan, nhu cầu sử dụng điện tăng vọt khiến ngày 18/7/2025 ghi nhận mức công suất tiêu thụ cực đại tại miền Bắc đạt 26.998 MW – cao nhất kể từ đầu năm.
-
Doanh nghiệp
Mỹ: Các hãng hàng không đẩy mạnh phân khúc cao cấp
11:31' - 19/07/2025
Sau đại dịch COVID-19, các hãng hàng không Mỹ đã chuyển hướng tập trung vào phân khúc hành khách cao cấp nhằm gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro trước các biến động kinh tế.