Cảng quốc tế Cam Ranh - Điểm “nghỉ chân” trên tuyến hàng hải qua Biển Đông
Kể từ ngày 15/8/2016, Quy chế quản lý hoạt động của Cảng quốc tế Cam Ranh thuộc địa bàn tỉnh Khánh Hòa, do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành, chính thức có hiệu lực.
Cùng với cơ sở hạ tầng được xây dựng hoàn thiện giai đoạn 1 và sự ra đời quy chế này, Cảng quốc tế Cam Ranh đã hội đủ điều kiện để trở thành địa điểm “nghỉ chân” lý tưởng, sử dụng các dịch vụ hậu cần tại đây đối với tàu thuyền trong nước và quốc tế, cả dân sự và quân sự, khi lưu thông trên tuyến hàng hải qua Biển Đông.
Cuối tháng 5 vừa qua, hai tàu Hải quân Ấn Độ là INS SATPURA và INS KIRCH cùng đoàn 660 sĩ quan, thủy thủ, do Chuẩn đô đốc Soonil V Bhokare - Tư lệnh Hạm đội miền Đông, Bộ Tư lệnh Hải quân Ấn Độ làm trưởng đoàn, đã cập Cảng quốc tế Cam Ranh, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức kéo dài 5 ngày tại Việt Nam, đồng thời bổ sung nguồn thực phẩm trên tàu sau chặng hải trình dài.Sự nhộn nhịp ở cầu cảng trong buổi lễ đón đoàn bằng nhiều cờ, hoa và những nụ cười cởi mở, không làm giảm đi sự trịnh trọng trong nghi thức ngoại giao giữa Hải quân hai nước, trái lại cho thấy cảng quốc tế Cam Ranh đã thật sự mở cửa đón tàu hải quân, tàu dân sự quốc tế đến đây khi có nhu cầu sử dụng các dịch vụ hàng hải, hoặc tổ chức các hoạt động giao lưu, vun đắp tình hữu nghị với Hải quân Việt Nam.
Có mặt trên boong tàu INS SATPURA trong buổi họp báo ngắn với giới báo chí Việt Nam và quốc tế hồi cuối tháng 5, Chuẩn đô đốc Soonil V Bhokare đánh giá cao vị trí chiến lược của vịnh Cam Ranh, đồng thời ghi nhận việc Cảng quốc tế Cam Ranh đi vào hoạt động sẽ đáp ứng tốt nhu cầu hậu cần; bảo dưỡng, sửa chữa tàu cho lực lượng Hải quân Ấn Độ nói riêng và hải quân các nước nói chung. Cảng quốc tế Cam Ranh có vị trí chiến lược bao quát toàn bộ khu vực Biển Đông, là vị trí tiếp cận gần nhất các tuyến hàng hải quốc tế. Với vị trí kín sóng, kín gió, vùng nước rộng, độ sâu ổn định trên 20m nước, khu vực ít chịu ảnh hưởng của giông bão, địa chất tốt… nơi đây phù hợp cho việc xây dựng các cầu cảng tiếp nhận các tàu quân sự, dân sự cỡ lớn như tàu sân bay có tải trọng 110.000 DWT (dead weight tonnage), tàu khách có dung tích 100.000 GRT (gross tonage) và sửa chữa, đóng mới các công trình biển như giàn khoan đến 200m nước.Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, một liên doanh hình thành từ Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn (SNP) và Tập đoàn dầu khí Việt Nam, cùng góp nguồn vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng để thực hiện dự án Cảng quốc tế Cam Ranh.
Mục tiêu của cảng này là trở thành điểm đón tiếp các loại tàu quân sự, tàu khách quốc tế có nhu cầu sử dụng các dịch vụ hàng hải; là điểm gặp gỡ, giao lưu, tăng cường quan hệ giữa Hải quân Việt Nam với các lực lượng hải quân quốc tế, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực, đóng góp cho mục tiêu xây dựng khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định.
Ngày 8/3/2016, Cảng quốc tế Cam Ranh chính thức khai trương sau thời gian triển khai thi công hoàn thiện các công trình cơ sở hạ tầng của giai đoạn 1.Tham dự buổi lễ, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhấn mạnh: Việc xây dựng Cảng quốc tế Cam Ranh là để phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, đồng thời thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ.
Từ thời điểm đó, Cảng quốc tế Cam Ranh trở thành một trong các cảng lớn nhất của Việt Nam tính theo chiều dài bến cập tàu trên 2.140m, có thể tiếp nhận 18 tàu cùng lúc và 185 tàu mỗi năm. Là cảng đầu tiên tại Việt Nam thiết kế cho phép neo đậu tàu trong điều kiện gió bão đến cấp 8. Cảng được chia làm 2 nhóm công trình dưới và trên bờ.Trong đó, nhóm công trình thủy công gồm hệ thống các cầu cảng được bố trí theo phương án bến nhô, cập tàu hai phía để tăng cường năng lực đón tiếp tàu.
Nhóm công trình trên bờ gồm khu nhà văn phòng điều hành và đón tiếp khách, cùng hệ thống các công trình dịch vụ hậu cần kỹ thuật, như: tổng kho phân phối hàng hóa; đường giao thông nội bộ; bãi tập kết hàng hóa; khu luyện tập và thi đấu thể thao... Trong tương lai, cảng này còn xây dựng Khu triển lãm hàng hải quốc tế.
Trong giai đoạn này, Cảng quốc tế Cam Ranh tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực hoạt động chủ yếu, bao gồm cung ứng dịch vụ hàng hải cho tàu quân sự, tàu du lịch; sửa chữa đầu bến cho các loại tàu và cung cấp dịch vụ du lịch cho thủy thủ đoàn, du khách. Đại tá Uông Xuân Phúc Sơn – Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tân cảng Petro Cam Ranh, cho biết: từ khi đi vào hoạt động đến nay, cảng đã tổ chức đón 9 tàu quân sự của các nước: Singapore, Nhật, Pháp, Nga, Ấn Độ cập cảng thăm hữu nghị Việt Nam, hoặc sử dụng các dịch vụ hàng hải của cảng.Cảng Quốc tế Cam Ranh đã cung cấp cho tàu bạn các dịch vụ như: hoa tiêu, cung cấp nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, nước ngọt; lên bờ tham quan du lịch cho thủy thủ đoàn, dịch vụ thể dục thể thao, ăn uống, giải trí... với tổng doanh thu đạt 2,9 tỷ đồng.
Trong tháng 9 tới đây, Cảng quốc tế Cam Ranh sẽ đón tiếp tàu du lịch quốc tế Legend Of The Seas với hơn 2.000 du khách và thủy thủ đoàn, trong hành trình ghé thăm vịnh Cam Ranh, cũng như các địa điểm du lịch khác của tỉnh Khánh Hòa.
Cuối tháng 6/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 25/2016/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế quản lý hoạt động của Cảng quốc tế Cam Ranh. Quy chế này quy định về cơ chế quản lý hoạt động của Cảng quốc tế Cam Ranh, bao gồm: phạm vi giới hạn của Cảng quốc tế Cam Ranh; quản lý các hoạt động cung cấp dịch vụ; quản lý người và các loại phương tiện của Việt Nam, của nước ngoài vào, rời, hoạt động trong khu vực Cảng quốc tế Cam Ranh.Quy chế cũng quy định cụ thể thời gian cấp phép cho tàu quân sự nước ngoài đến cảng để bảo dưỡng, sửa chữa và sử dụng các dịch vụ hàng hải tại đây.
Việc mở cửa cho tàu thuyền trong nước, nước ngoài kể cả dân sự và quân sự vào Cảng quốc tế Cam Ranh sử dụng các dịch vụ hàng hải tại cảng, cho thấy chủ trương của Việt Nam trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.Tàu thuyền các nước đến Cảng quốc tế Cam Ranh trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng chủ quyền và pháp luật của Việt Nam. Việt Nam tiếp tục khẳng định sự đúng đắn trong phát triển hệ thống cảng biển để hội nhập cùng quốc tế, quyết tâm xây dựng khu vực vịnh Cam Ranh vững chắc về quốc phòng, mạnh lên về kinh tế./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quy mô phát triển kinh tế biển còn manh mún
10:17' - 15/08/2016
Quy mô phát triển kinh tế biển của Việt Nam còn manh mún, chưa tương xứng với tiềm năng. Cơ cấu ngành, nghề chưa hợp lý; chưa hội tụ đủ các điều kiện cần thiết để vươn ra vùng biển quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi kinh tế biển "nâu" sang "xanh" ở Việt Nam
06:02' - 15/08/2016
Trên toàn thế giới, khoảng 3 tỷ người có nguồn sinh kế phụ thuộc vào biển và các nguồn lợi biển đóng góp cho các nền kinh tế trên 5% GDP toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Các giải pháp xanh hướng tới kinh tế biển xanh
14:33' - 08/07/2016
Hội thảo quốc tế “Các giải pháp xanh hướng tới kinh tế biển xanh” đã được tổ chức ngày 8/7 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước đề xuất xây dựng Bình Định thành trung tâm kinh tế biển
19:26' - 26/06/2016
Ngày 26/6, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề xuất xây dựng tỉnh Bình Định trở thành một trung tâm kinh tế biển, trung tâm thương mại dịch vụ, du lịch chất lượng cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Bình và Quảng Trị họp Ban chỉ đạo hợp nhất đơn vị hành chính tỉnh lần thứ nhất
22:12' - 13/05/2025
Chiều 13/5, Ban Chỉ đạo hợp nhất đơn vị hành chính của tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị đã họp lần thứ nhất nhằm thống nhất một số nội dung, đánh dấu sự khởi đầu của tiến trình hợp nhất của hai tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường: Xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp
21:49' - 13/05/2025
Chủ tịch nước Lương Cường cho rằng, Hải Phòng cần đặc biệt coi trọng đầu tư cho khoa học, hướng tới là thành thành phố đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường hợp tác với các địa phương của Nga
20:47' - 13/05/2025
Tp Hồ Chí Minh luôn xác định việc tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các địa phương, tổ chức và doanh nghiệp của Liên bang Nga là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuẩn bị sẵn sàng để khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong tháng 12
20:40' - 13/05/2025
Ngày 13/5, Chính phủ ban hành Nghị quyết 127/NQ-CP triển khai Nghị quyết số 187/2025/QH15 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Hoa Kỳ
19:01' - 13/05/2025
Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tìm được thêm nhiều đối tác và cơ hội đầu tư tại Hoa Kỳ, qua đó thắt chặt hơn nữa quan hệ song phương giữa hai bên.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai đặt ra 9 mục tiêu để tăng trưởng kinh tế hai con số
18:27' - 13/05/2025
UBND tỉnh Đồng Nai đặt ra 9 mục tiêu cụ thể đối với từng ngành, từng lĩnh vực, đồng thời ưu tiên các nhiệm vụ để tăng trưởng kinh tế hai con số.
-
Kinh tế Việt Nam
“Nghị quyết 68: Cú hích lịch sử đưa kinh tế tư nhân thành trụ cột”
18:24' - 13/05/2025
Nghị quyết 68-NQ/TW là bước ngoặt lớn, khơi thông điểm nghẽn thể chế, tiếp thêm khí thế cho kinh tế tư nhân vươn lên vai trò trụ cột, đóng góp mạnh mẽ vào nền kinh tế quốc dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 đảm bảo đúng tiến độ để trình Quốc hội
18:15' - 13/05/2025
Chiều 13/5, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Ban Bí thư về việc triển khai và tình hình lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Chính sách ưu đãi nhà khoa học - cú hích cho đổi mới sáng tạo
17:09' - 13/05/2025
Được hưởng 30% từ phần thu nhập mang lại do kết quả nghiên cứu. Đây là một chính sách tiến bộ, thể hiện rõ quan điểm coi khoa học và công nghệ là động lực then chốt để phát triển đất nước.