Dịch bệnh và lạm phát đe dọa kinh tế toàn cầu năm 2022
Phóng viên TTXVN tại Hong Kong (Trung Quốc) dẫn báo “Hong Kong Economic Herald" nhận định năm 2022 sẽ lại là năm đầy thách thức đối với các nền kinh tế trên thế giới. Mức độ nghiêm trọng của tình hình không hề thua kém 2 năm trước đó.
Rủi ro và nguy cơ mà nền kinh tế toàn cầu đối diện sẽ gia tăng, việc có hóa giải hiệu quả những rủi ro và né tránh được những nguy cơ hay không cần đến sự phối hợp hành động, chung tay đối phó của các nền kinh tế trên toàn cầu.
Các rủi ro lớn đe dọa triển vọng kinh tế toàn cầu năm nay là dịch bệnh và lạm phát. Tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, có thể một lần nữa khiến nền kinh tế toàn cầu tổn thương. Các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 liên tục xuất hiện, thậm chí có xu hướng ngày càng mạnh.
Dịch bệnh ở Mỹ và châu Âu dường như đang rơi vào trạng thái mất kiểm soát, trong khi nhiều nước đang phát triển do nguồn lực tài chính hạn chế, điều kiện y tế lạc hậu, đang gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức.
Nếu trong năm 2022, thế giới không thể khống chế hiệu quả dịch bệnh, nền kinh tế toàn cầu tiếp tục bị tổn thương và thế giới có thể một lần nữa rơi vào vòng xoáy đại suy thoái.
Trong khi đó, lạm phát cao ở Mỹ và châu Âu có thể sẽ gây thiệt hại cho nhiều quốc gia và khu vực. Từ giữa năm 2021 đến nay, lạm phát của Mỹ và châu Âu liên tục tăng mạnh, trong đó tỷ lệ lạm phát tháng 11/2021 của Mỹ là 6,8%, mức cao nhất trong 40 năm qua.
Con số này của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) là 5%, cũng là mức cao nhất trong 25 năm. Tình hình của châu Âu và Mỹ cơ bản tương đồng, lạm phát cao sẽ không thể được giải quyết trong ngắn hạn.
Do USD là đồng tiền mạnh toàn cầu và đồng euro cũng là đồng tiền mạnh thứ hai thế giới sau USD, nên lạm phát cao của Mỹ và châu Âu chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các nước và khu vực phụ thuộc vào hai đồng tiền này. Việc điều chỉnh chính sách tiền tệ của Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ dẫn đến biến động của thị trường tài chính quốc tế.
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), các biến thể của virus SARS-CoV-2 lan rộng, kết hợp với lạm phát, nợ và bất bình đẳng đã và đang làm gia tăng bất ổn.
Tăng trưởng toàn cầu năm 2022 được dự báo ở mức 4,1%. Tăng trưởng kinh tế chậm lại sẽ đi kèm với gia tăng khoảng cách về tốc độ tăng trưởng giữa các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.
Tốc độ tăng trưởng các nền kinh tế phát triển dự kiến sẽ giảm từ 5% năm 2021 xuống còn 3,8% vào năm 2022 và 2,3% vào năm 2023, nếu điều tiết phù hợp tốc độ này sẽ đủ để khôi phục sản lượng và đầu tư ở các nền kinh tế này về mức trước đại dịch.
Tuy nhiên, ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, tăng trưởng dự kiến sẽ giảm từ 6,3% năm 2021 xuống 4,6% năm 2022 và 4,4% năm 2023. Đến năm 2023, dự báo tất cả các nền kinh tế phát triển có thể khôi phục sản xuất hoàn toàn. Tuy nhiên, sản xuất ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ vẫn thấp hơn 4% so với mức trước đại dịch./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tái cơ cấu kinh tế: Không gian mới cho doanh nghiệp phát triển
12:24' - 18/01/2022
Kế hoạch tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu là phát triển lực lượng doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực nội tại và tính tự chủ, tự cường của nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025: Đột phá tư duy, tầm nhìn
12:17' - 18/01/2022
Cơ cấu lại nền kinh tế là một nội dung lớn mà Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng đây là vấn đề khó, đòi hỏi thay đổi từ tư duy, tầm nhìn, quan điểm đến thể chế và nguồn lực phát triển.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Australia dự kiến tăng trưởng 3,6% năm 2022
08:07' - 18/01/2022
Deloitte Access Economics vừa đưa ra dự báo kinh tế Australia tăng trưởng 3,6% trong năm 2022, trong đó New South Wales và Vùng Bắc Australia đạt tăng trưởng cao nhất, với mức lần lượt 5,2% và 6,9%.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức và cơ hội đối với kinh tế Hàn Quốc trong năm 2022
05:30' - 18/01/2022
Bất chấp đại dịch COVID-19 bùng phát, kim ngạch xuất khẩu của “xứ Kim chi” vẫn đạt mức cao kỷ lục và được công nhận là nền kinh tế phát triển.
-
Kinh tế Thế giới
Biến thể Omicron cản trở sự phục hồi của kinh tế Mỹ
15:55' - 17/01/2022
Biến thể Omicron đang gây ra làn sóng lây nhiễm COVID-19 mạnh nhất và cản trở sự phục hồi kinh tế Mỹ, khi các hàng không Mỹ hủy hàng nghìn chuyến bay và lạm phát tăng lên mức cao nhất trong 40 năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
IMF nêu bật thách thức đối với các nền kinh tế mới nổi trong năm 2025
08:52'
Các hạn chế thương mại toàn cầu, nợ chính phủ và những chính sách bảo hộ là các trở ngại chính đối với tăng trưởng của những nền kinh tế mới nổi trong năm 2025.
-
Ý kiến và Bình luận
WB: Rủi ro tài chính của Thái Lan gia tăng
07:00' - 15/02/2025
Thái Lan có thể tăng cường khả năng phục hồi tài khóa trong bối cảnh chi tiêu tăng cao bằng cách cắt giảm trợ cấp năng lượng lũy thoái.
-
Ý kiến và Bình luận
Cử tri Đức mong muốn thay đổi lớn trong chính sách kinh tế
06:00' - 15/02/2025
77% người Đức trưởng thành muốn có những thay đổi lớn hoặc thậm chí rất lớn trong chính sách kinh tế, tuy nhiên, chỉ có 36% cho rằng điều này sẽ xảy ra sau ngày bầu cử 23/2 tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Phần lớn người dân châu Âu ủng hộ sử dụng AI tại công sở
20:56' - 14/02/2025
Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn kết quả cuộc khảo sát cho biết hơn 60% số người châu Âu được hỏi có cái nhìn tích cực về robot và AI tại nơi làm việc.
-
Ý kiến và Bình luận
Nông nghiệp là lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa Quảng Tây (Trung Quốc) và Việt Nam
13:03' - 14/02/2025
Theo trang mạng Thương báo quốc tế của Bộ Thương mại Trung Quốc, trong dịp Tết Nguyên đán 2025, không khí tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan thành phố Bằng Tường, Quảng Tây vẫn rất bận rộn.
-
Ý kiến và Bình luận
Malaysia vẫn là điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn FDI
08:05' - 14/02/2025
Malaysia vẫn là điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn FDI vào sản xuất và dịch vụ dựa trên cơ sở hạ tầng tương đối tốt, lực lượng lao động trẻ, vị thế vững chắc trong chuỗi cung ứng điện...
-
Ý kiến và Bình luận
WHO cảnh báo nguy cơ đối với tình trạng y tế toàn cầu
13:48' - 13/02/2025
Việc Mỹ tạm dừng đóng góp viện trợ nước ngoài có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe toàn cầu, ảnh hưởng đến các chương trình chống bại liệt, HIV và các mối đe dọa khác.
-
Ý kiến và Bình luận
Chiến lược “Trump trade” không đem lại hiệu quả như kỳ vọng
09:35' - 13/02/2025
Theo Financial Times, chiến lược đầu tư vào các tài sản được kỳ vọng hưởng lợi từ chính sách của Tổng thống Donald Trump (chiến lược Trump trade) không đem lại hiệu quả như kì vọng.
-
Ý kiến và Bình luận
Các ngân hàng Mỹ lạc quan về triển vọng thị trường
06:30' - 13/02/2025
Giám đốc điều hành JPMorgan Chase Jennifer Piepszak cho hay khách hàng lạc quan về triển vọng thị trường, nhưng vẫn thận trọng trong việc đưa ra các quyết định đầu tư lớn.