Dịch COVID-19: Chủ động xây dựng kịch bản phát triển quốc gia đón đầu sau đại dịch
Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ký báo cáo của Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, báo cáo những vấn đề vượt thẩm quyền để Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, tổ chức thực hiện.
Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, bối cảnh lúc này, an sinh xã hội là vấn đề cấp bách nhất với người dân, tuy nhiên còn những vấn đề khác phải tính đến mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang triển khai, đó là: xác định những việc cần làm ngay trong thời điểm hiện nay để có những phản ứng chính sách kịp thời; chủ động xây dựng kịch bản phát triển quốc gia đón đầu sự phục hồi nền kinh tế sau đại dịch.Đây là những vấn đề lớn nhằm hiện thực hóa được các mục tiêu: giảm tối đa ảnh hưởng của dịch lên nền kinh tế, các ngành, lĩnh vực và đời sống nhân dân; đánh giá và dự báo những xu hướng thay đổi cũng như trật tự trong khu vực và trên thế giới từ tác động của dịch; đồng thời, tận dụng cơ hội và xu thế mới trong phát triển để chuẩn bị ngay những giải pháp, kịch bản cho phát triển kinh tế nhanh và bền vững của đất nước.Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, cần một tư duy mới, cách tiếp cận mới theo hướng tích cực qua đại dịch COVID-19 trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, sản xuất kinh doanh đình trệ, lao động mất việc làm, chuỗi cung ứng, mạng sản xuất bị đứt gãy. Theo đó, các cấu trúc kinh tế (sản xuất, thương mại, đầu tư…) và trật tự thế giới sẽ có sự điều chỉnh và thay đổi sâu sắc.“Đây cũng là cơ hội đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế đang thực hiện lâu nay, bổ sung các ngành nghề, chuỗi cung ứng mới để tăng cường năng lực chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc về dịch bệnh toàn cầu; hoàn thiện thể chế, cơ chế phối hợp toàn cầu và khu vực trong xử lý các cú sốc kiểu COVID-19”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nhấn mạnh, đây sẽ là cơ hội cho Việt Nam nắm lấy để có các quyết sách đúng đắn và kịp thời. Theo đó, phải đẩy nhanh việc cải cách, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế, đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, nâng cao sức cạnh tranh… nhằm đủ sức tham gia ngay các trật tự mới, cấu trúc mới sau khi hết dịch (dự kiến sẽ diễn ra rất nhanh).Những vấn đề này sẽ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư công trong thời gian tới và nghiên cứu, chuẩn bị các Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ để chủ động tổ chức thực hiện.Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nêu ra quan điểm của đối với việc dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Theo đó, trước hết, là quan điểm xây dựng chính sách tiếp thu kinh nghiệm quốc tế và phù hợp với định hướng của Chính phủ.Trước tình hình diễn biễn và ảnh hưởng của dịch COVID-19, các quốc gia trên thế giới có cùng hành động là: ưu tiên cao nhất cho ngăn chặn và dập dịch sớm nhất có thể; triển khai tất cả các biện pháp để giảm thiểu tối đa tác động của dịch; các quốc gia sử dụng tất cả các biện pháp, từ nới lỏng tiền tệ, tài khóa, tăng chi tiêu chính phủ, tới quản lý hành chính...Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, dự thảo Nghị quyết được xây dựng trên cơ sở 6 quan điểm của Chính phủ Việt Nam là: xây dựng và tổ chức thực hiện ngay các chính sách; kịp thời hỗ trợ cuộc sống người lao động, người dân bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.Đây là một chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo đời sống của nhân dân; đồng thời, chăm lo đời sống, an sinh xã hội cho các đối tượng chính sách trong bối cảnh dịch COVID-19 là trách nhiệm của Nhà nước, địa phương, doanh nghiệp và sự tham gia của toàn xã hội; đối tượng hỗ trợ là người lao động, người dân bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, không đảm bảo mức sống tối thiểu do tác động trực tiếp bởi dịch.Cùng với đó, tiêu chí, cách làm phải đơn giản, dễ hiểu, dễ triển khai và quản lý, giám sát; đồng thời, tăng cường phân cấp cho địa phương trong tổ chức thực hiện; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và nền tảng số.Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chỉ ra, các mục tiêu các chính sách cần bao trùm và nhân văn như: Thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới các đối tượng thuộc nhóm yếu thế trong xã hội nhằm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống gồm 4 đối tượng: người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hộ nghèo, hộ cận nghèo.Theo rà soát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các chính sách hỗ trợ phòng, chống, giảm thiểu ảnh hưởng của dịch COVID-19 hiện nay chưa có chính sách nào của Nhà nước hỗ trợ thêm cho các đối tượng thuộc nhóm yếu thế, người khuyết tật.Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng, cần tăng cường khả năng tiếp cận nguồn tín dụng (như tín dụng từ các ngân hàng chính sách, gói tín dụng ưu đãi) và khuyến khích người sử dụng lao động chi trả đủ lương theo đúng quy định cho người lao động có hợp đồng ký kết nhưng bị ngừng việc. Việc này giúp doanh nghiệp duy trì lực lượng lao động, sẵn sàng hoạt động bình thường trở lại khi dịch kết thúc, giảm chi phí tuyển dụng, đào tạo lại lao động.Đối với trường hợp người sử dụng lao động không có khả năng trả lương (kể cả trong trường hợp sau khi được vay ưu đãi nêu trên), khuyến khích họ cam kết hoặc thỏa thuận với người lao động tạm ngừng, tạm hoãn hợp đồng và không hưởng lương, không đuổi việc người lao động. Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí cuộc sống cho người lao động, khi có điều kiện, người lao động có thể quay trở lại làm việc ngay.Ngoài ra, cần hỗ trợ hộ kinh doanh và người lao động phi chính thức có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và tác động của các biện pháp cách ly, hạn chế đi lại, để bảo đảm an sinh cuộc sống; đồng thời, góp phần duy trì tổng cung và tổng cầu cho nền kinh tế./.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Dịch COVID-19: "ATM gạo" miễn phí dành cho người có hoàn cảnh khó khăn
09:36' - 07/04/2020
Một chiếc máy phát gạo miễn phí dành cho người có hoàn cảnh khó khăn trong mùa dịch COVID-19 đặt tại số 204B đường Vườn Lài (quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) vừa được khai trương và hoạt động 24/24 giờ.
-
Kinh tế tổng hợp
Chi trả, hỗ trợ đặc thù cho người lao động tham gia phòng, chống dịch COVID-19
06:30' - 07/04/2020
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa có công điện về việc các cơ quan, đơn vị thực hiện chi trả, hỗ trợ đặc thù cho công chức, viên chức và người lao động tham gia phòng, chống dịch COVID-19.
-
Thời sự
Dịch COVID-19 sáng 7/4: Số ca mắc mới trong ngày giảm rõ rệt
06:12' - 07/04/2020
Tính đến 5.30 sáng 7/4 (giờ Việt Nam), số ca mắc mới trong 24 giờ qua là 68.761 ca, giảm rõ so với 71.418 ca của ngày trước đó. Đặc biệt, Italy, Pháp có số ca tử vong theo ngày thấp nhất trong tuần.
-
Đời sống
Hà Nội thực hiện việc cưới, việc tang văn minh trong mùa dịch COVID-19
23:01' - 06/04/2020
Trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Hà Nội đang thực hiện nghiêm giãn cách xã hội nên ngay cả việc cưới, việc tang cũng đã có sự thay đổi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chính quyền địa phương 2 cấp phải vận hành thông suốt và đồng bộ
14:22'
Thủ tướng yêu cầu chính quyền địa phương 2 cấp phải vận khẩn trương, hiệu quả, với phương châm “làm việc nào dứt việc đấy, làm việc nào ra việc đấy; tạo sự thông suốt, chuyên nghiệp và đồng bộ”.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương
14:11'
Sáng 13/7, tại Lạng Sơn, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương, Cụm miền núi Đông Bắc Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố ĐBSCL
10:45'
Sáng 13/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại Cần Thơ, bàn về chính quyền địa phương 2 cấp, tiến độ dự án giao thông trọng điểm và Đề án phát triển 1 triệu ha lúa tại ĐBSCL.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá
09:27'
Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:08'
Trong tuần qua, kinh tế Việt Nam có các thông tin nổi bật như xe máy xăng sẽ không được chạy trong Vành đai 1 từ 1/7/2026, chỉ số VN30 lập đỉnh lịch sử, Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34' - 12/07/2025
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.