Dịch COVID-19: Doanh nghiệp không đơn độc
Năm 2020 được đánh giá là một năm khó khăn đối với kinh tế toàn cầu do tác động của dịch COVID-19. Tại Việt Nam, trong hơn 3 tháng không có ca lây lan trong cộng đồng, doanh nghiệp Việt đã dần trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, kỳ vọng sớm phục hồi lại nền kinh tế.
Nhưng một lần nữa dịch bệnh đã quay trở lại mang theo nhiều lo lắng về những khó khăn phía trước cho các doanh nghiệp, đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Dù vậy, trong cuộc chiến dai sức này, doanh nghiệp không đơn độc.
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Đứng trước những khó khăn và thử thách mà doanh nghiệp phải đối mặt sau đợt dịch COVID-19 đầu tiên, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã chủ động và nhanh chóng thực hiện các chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước về việc hỗ trợ các khách hàng tiếp cận vốn vay. Đầu tháng 7 vừa qua, OCB đã tham gia Lễ ký cam kết đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ khôi phục kinh doanh.
Đây không phải lần đầu OCB tiếp sức cho doanh nghiệp. Ngay từ đầu năm 2020 khi dịch bệnh bùng phát, ngân hàng đã nhanh chóng triển khai hàng loạt chương trình hỗ trợ và gỡ khó cho doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm SME như gói tín dụng với lãi suất ưu đãi dành cho các lĩnh vực ưu tiên mũi nhọn; miễn phí chuyển khoản trong và ngoài hệ thống qua kênh OMNI; tặng phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice của MISA cho khách hàng mới... Trong đó, các gói hỗ trợ tín dụng với lãi suất rất hấp dẫn được kỳ vọng sẽ hỗ trợ phần nào cho các doanh nghiệp ổn định và duy trì hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, đầu năm 2020, OCB đã cho ra mắt kênh giao dịch trực tuyến hoàn toàn mới dành cho doanh nghiệp với tên gọi OCB SME E-Lending. Tại đây, doanh nghiệp có thể biết trước khả năng được OCB cấp vốn chính xác đến 80% thông qua việc nhập đầy đủ thông tin trên E-lending, thay vì phải đến ngân hàng bổ sung hồ sơ, hoàn tất thủ tục như trước đây mà vẫn chưa biết đủ điều kiện được vay vốn không. Ngoài ra, khách hàng đăng ký vay vốn qua E-Lending còn được giảm ngay 1%/ năm lãi suất cho vay và giảm 10% phí dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh cũng như cam kết cho vay có điều kiện trong vòng 1 năm kể từ ngày đăng ký.
OCB cũng liên tục cho ra mắt các sản phẩm mới như “Cho vay đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái” và “Tài trợ doanh nghiệp thi công xây lắp” dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ với các điều kiện được “nới lỏng” thủ tục tinh gọn và linh hoạt hơn.
Nguồn dự trữ dồi dào
Đầu tháng 7 vừa qua, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, và OCB đã thực hiện ký kết hợp đồng với gói vay 40 triệu USD, nâng tổng hạn mức tín dụng IFC cấp cho OCB lên 180 triệu USD. Khoản vay có thời hạn một năm và có thể gia hạn, nhằm mục đích tăng cường thanh khoản, hỗ trợ nguồn vốn ngắn hạn cho các doanh nghiệp, ưu tiên SME bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Gói tín dụng của IFC tại thời điểm này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp OCB bổ sung nguồn dự trữ dồi dào, sẵn sàng tiếp sức doanh nghiệp Việt đương đầu với cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa từng có tiền lệ.
Ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia của IFC tại Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết: “Kinh nghiệm của chúng tôi từ những cú sốc trong quá khứ, trong đó có cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, đã mang đến một bài học rằng doanh nghiệp nhỏ & vừa sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc khủng hoảng hiện nay. Do đó, việc duy trì thanh khoản cho những doanh nghiệp này có vai trò quan trọng nhằm giúp duy trì việc làm và hạn chế thiệt hại về kinh tế.”
“Hỗ trợ của chúng tôi không chỉ giúp OCB có thể kéo giãn thời hạn trả nợ cho nhiều khách hàng mà còn tạo điều kiện để ngân hàng cấp các khoản vay mới cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động và duy trì việc làm, từ đó thúc đẩy phục hồi nền kinh tế,” ông Kyle Kelhofer nói thêm.
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của COVID-19 đến doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là SME vẫn còn dai dẳng, Tổng Giám Đốc OCB Nguyễn Đình Tùng chia sẻ: “Để hỗ trợ tối đa cho các SME, OCB đã và đang rà soát, điều chỉnh các chương trình cho phù hợp với tình hình thực tế và tiếp tục thực thi các chính sách ưu đãi nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn thuận lợi, giúp họ khôi phục hoạt động, phần nào góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi của nền kinh tế Việt Nam”.
Theo đó, OCB sẽ ưu tiên nhóm khách hàng thuộc các ngành kinh tế chịu ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch như du lịch, sản xuất và các ngành liên quan đến hoạt động ứng phó với dịch bệnh, đang phải đối mặt với nhu cầu tăng cao về dịch vụ, thiết bị y tế và dược phẩm.
Trước những diễn biến khó lường của tình hình dịch bệnh trong nước và thế giới, dự báo doanh nghiệp Việt sẽ còn gặp khó khăn trong việc phục hồi sản xuất kinh doanh và tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Do đó, sự đồng hành của OCB cũng như các ngân hàng thương mại sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn thuận lợi, vượt qua khó khăn trước mắt để từng bước khôi phục sản xuất, kinh doanh./.
>>>“Tiếp sức” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Dịch COVID–19: IFC tiếp sức cho OCB hỗ trợ doanh nghiệp
21:21' - 04/08/2020
Khoản vay có thời hạn một năm và có thể gia hạn cho OCB, nhằm mục đích tăng cường thanh khoản, hỗ trợ nguồn vốn ngắn hạn cho các doanh nghiệp, ưu tiên SME bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
-
Ngân hàng
OCB đặt mục tiêu 4.400 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, chia cổ tức tỷ lệ 25 - 27%
15:25' - 30/06/2020
Đây được xem là ngân hàng có kế hoạch chia cổ tức cao trong bối cảnh thị trường trong nước và quốc tế chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
-
Ngân hàng
OCB tung gói vay lãi suất ưu đãi cho giáo viên
15:33' - 09/04/2020
Hướng đến đối tượng là giáo viên, cán bộ ngành giáo dục, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) tung gói vay với mức ưu đãi lãi suất từ 1% mỗi tháng.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Aozora của Nhật Bản có kế hoạch thu mua 15% số cổ phiếu OCB
13:09' - 08/01/2020
Ngân hàng Aozora của Nhật Bản ngày 8/1 thông báo ngân hàng này có kế hoạch thu mua 15% số cổ phiếu của Ngân hàng Phương Đông (OCB) của Việt Nam trong tháng 4/2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
PVFCCo góp phần cân đối cung cầu phân đạm ure
21:01' - 27/03/2023
Trong 20 năm qua, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo, mã chứng khoán DPM), đã sản xuất và cung ứng 16 triệu tấn phân đạm ure ra thị trường, góp phần cân đối cung cầu trên thị trường.
-
Doanh nghiệp
Triển vọng phục hồi của ngành vật liệu xây dựng
17:34' - 27/03/2023
Việc cải thiện khả năng phục hồi và chuẩn bị những chiến lược ngắn, trung và dài hạn của doanh nghiệp vật liệu xây dựng trước những biến cố và tình huống nguy cấp, khó lường là rất cần thiết.
-
Doanh nghiệp
Đồng Nai thu hút FDI tăng gấp 3 lần
15:34' - 27/03/2023
Theo Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai, gần 3 tháng đầu năm 2023, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Đồng Nai đạt hơn 500 triệu USD, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2022.
-
Doanh nghiệp
Hà Lan và Trung Quốc nối lại các chuyến bay giữa hai thủ đô
09:42' - 27/03/2023
Sau 3 năm gián đoạn do đại dịch COVID-19, ngày 26/3, các hãng hàng không của Hà Lan và Trung Quốc đã nối lại các chuyến bay trực tiếp từ thủ đô Amsterdam đến thủ đô Bắc Kinh.
-
Doanh nghiệp
Long An: Phải công khai, minh bạch các giải pháp xử lý dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam
21:18' - 26/03/2023
Theo báo cáo Bộ Công Thương, đến thời điểm hiện tại, Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam đã thể hiện không khả thi do không còn vùng nguyên liệu.
-
Doanh nghiệp
Cơ hội nào cho tăng trưởng thương mại tại Việt Nam
15:48' - 26/03/2023
Dưới góc nhìn khá thận trọng của doanh nghiệp thuộc Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhất Việt Nam năm 2023, số đông doanh nghiệp đều khá lạc quan về triển vọng tăng trưởng.
-
Doanh nghiệp
Liên kết nâng chất lượng nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ
10:34' - 26/03/2023
Nguồn nhân lực còn thiếu và chất lượng chưa đồng đều đang là trở ngại lớn của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ.
-
Doanh nghiệp
Airbus và Boeing đối mặt sức ép lập nhà máy tại Ấn Độ
10:25' - 26/03/2023
Các hãng chế tạo máy bay Airbus và Boeing đang đối mặt với sức ép ngày càng tăng trong việc thành lập các nhà máy sản xuất máy bay tại Ấn Độ.
-
Doanh nghiệp
Đầu tư tái chế rác thải thành viên nén đốt sưởi
06:50' - 26/03/2023
Theo ông Stéphane Beaurain, Giám đốc nhà máy Billy-Berclau, công ty muốn cung cấp cho khách hàng các giải pháp sáng tạo về thu gom, phân loại và xử lý chất thải.