Dịch COVID-19: Doanh nghiệp "ngóng" sự chung tay hỗ trợ từ nhiều cấp, ngành
Hơn 90% khách đặt tour đi du lịch trong tháng 3 và 4 đến các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc đã hủy đặt chỗ. Gần 10% còn lại dự kiến cũng sẽ hủy nếu tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) tiếp tục diễn ra phức tạp. Đây là thực trạng đang diễn ra tại Công ty Du lịch AZA (AZA Travel).
Theo ông Nguyễn Tiến Đạt, Tổng Giám đốc AZA Travel, hiện đã có 60 quốc gia và vùng lãnh thổ có người mắc COVID-19, thậm chí ngay cả những thị trường du lịch như châu Âu vốn được đánh giá là rất an toàn do vị trí địa lý cách xa tâm dịch tại Vũ Hán (Trung Quốc) cũng đã xuất hiện các ca nhiễm bệnh. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của khách hàng, kéo theo việc hủy tour đang ngày càng gia tăng. "Trước tình hình này, doanh nghiệp có thể sẽ trụ được khoảng 1-2 tháng nữa, nhưng nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài thì khả năng chi trả lương cho đội ngũ nhân viên cũng sẽ gặp khó khăn chứ chưa nói tới nhiều khoản chi phí khác", ông Đạt chia sẻ. Cũng theo ông Đạt, tuy AZA Travel hiện nay chưa phải vay vốn ngân hàng nhưng với những khó khăn có thể tiên lượng thì nguồn tín dụng ưu đãi cũng là một giải pháp được doanh nghiệp này tính đến. "Nếu ngân hàng cho vay với lãi suất ưu đãi chúng tôi cũng mong muốn tiếp cận được, thậm chí chỉ cần vay vốn với lãi suất bằng mức lãi huy động hiện nay của ngân hàng mà không bị cộng thêm 1-2% thì cũng đã giúp doanh nghiệp tiết giảm được chi phí rồi", vị Tổng Giám đốc cho hay. Trong tình trạng tương tự với doanh nghiệp trên, các booking (đặt chỗ) tại Công ty TNHH Dịch vụ Phong Hà trong tháng 3 hầu như đã bị hủy hoàn toàn, lượng booking tính trong cả 1 tháng cũng không bằng 1 ngày của cùng thời điểm này năm trước. Ông Trần Văn Ngọc, Giám đốc Công ty cho biết: "Bắt đầu gặp khó kể từ sau Tết Nguyên đán, khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, tính sơ bộ doanh thu của công ty hiện chỉ bằng từ 5-7% so với cùng kỳ, không đủ chi phí vận hành chứ chưa nói tới việc trả lãi vay ngân hàng hay các khoản thuế, phí khác...". Dựa trên những kinh nghiệm khi dịch SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) xảy ra năm 2003 và đánh giá được ảnh hưởng của dịch bệnh tới hoạt động du lịch, vận tải, ngay từ ngày 5/2, Công ty TNHH Dịch vụ Phong Hà đã gửi công văn tới các ngân hàng đang có quan hệ tín dụng để đề nghị hỗ trợ giãn nợ, giảm lãi suất... đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này và đang đợi ngân hàng xét duyệt. Đây chỉ là 2 trong số hàng ngàn doanh nghiệp đang chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh. Nhận diện được những khó khăn này, ngành ngân hàng cũng đã sớm vào cuộc để triển khai các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.Tính đến nay, đã có hơn 70 nghìn tỷ đồng được các ngân hàng thương mại cam kết hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng do dịch.
Trong đó, các "ông lớn" ngân hàng như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã công bố sẽ giảm lãi suất từ 0,5-1,5%/năm dành cho các khoản vay cả bằng VND và USD, cả khách hàng mới lẫn khách hàng hiện hữu thuộc các lĩnh vực bị ảnh hưởng với quy mô gói tín dụng từ 28 - 30 nghìn tỷ đồng.
Các ngân hàng thương mại khác như Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)... cũng công bố các gói hỗ trợ trị giá từ 2-10 nghìn tỷ đồng.
Đối tượng được hưởng các gói hỗ trợ trên là khách hàng thuộc ngành nghề: du lịch, vận tải, nhà hàng, thiết bị y tế, xuất nhập khẩu - đặc biệt là quan hệ thương mại nhiều với Trung Quốc... Mới đây nhất, Ngân hàng Nhà nước đưa ra Dự thảo Thông tư Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ đối với nhóm khách hàng chịu ảnh hưởng từ dịch COVID-19. Theo dự thảo, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay đối với các khoản nợ phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng thuộc một trong các trường hợp sau: Một là, khoản nợ chưa chuyển nợ quá hạn mà khách hàng được đánh giá không có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng đã ký do chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.Hai là, khoản nợ đã chuyển nợ quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày Thông tư được ký ban hành do chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tổng thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định trên không vượt quá thời gian cấp tín dụng ban đầu theo hợp đồng đã ký.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được giữ nguyên nhóm nợ như đã phân loại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm gần nhất trước thời điểm ngày 23/1/2020 đối với phần dư nợ của các khoản nợ quy định nói trên mà thời hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng từ ngày 23/1/2020 đến thời điểm liền sau 90 ngày kể từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố hết dịch COVID-19, bao gồm cả phần dư nợ đã cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi vay trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành và đã chuyển nhóm nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại các quy định trước đây. Theo ông Phan Thanh Hải - Trưởng khối Ngân hàng Bán buôn BIDV, việc xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ với khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 có thời hạn trả nợ gốc hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/1 - 31/3/2020 là điều kiện rất thuận lợi cho doanh nghiệp, bởi giữ nguyên nhóm nợ đồng nghĩa với việc các khoản vay sẽ không bị chuyển thành nợ xấu.Từ đó, khách hàng sẽ có điều kiện tiếp cận tín dụng tốt hơn do không có lịch sử tín dụng xấu trong hoạt động với ngân hàng, qua đó khách hàng được vay vốn với lãi suất cạnh tranh, giúp giảm chi phí đầu vào và có điều kiện phục hồi sản xuất kinh doanh.
Dù vậy, bên cạnh việc miễn, giảm lãi suất ngân hàng, giữ nguyên nhóm nợ..., nhiều doanh nghiệp còn kiến nghị cần có những chính sách hỗ trợ về thuế, bảo hiểm xã hội, bình ổn giá nhiên liệu hay chính sách giảm phí BOT ở một số cung đường... tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì hoạt động trong lúc dịch vẫn đang diễn ra phức tạp và hồi sinh sau khi dịch bệnh đi qua.Do đó, để doanh nghiệp thực sự vượt qua được khó khăn trước mắt, phục hồi lại sản xuất kinh doanh để tiếp tục tạo ra lợi nhuận còn cần sự vào cuộc của nhiều cấp, ngành./.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Chứng khoán tuần tới: Cẩn trọng trước diễn biến khó lường từ dịch COVID-19
11:54' - 01/03/2020
VN-Index sẽ tiếp tục kiểm định vùng hỗ trợ mạnh 865 - 880 điểm và kỳ vọng thị trường sẽ tìm được điểm cân bằng tại vùng hỗ trợ này để mở ra cơ hội phục hồi ngắn hạn cho chỉ số.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp thắt chặt các chuyến đi của nhân viên trong mùa dịch COVID-19
17:33' - 29/02/2020
“Đại gia” thương mại điện tử Amazon.com mới đây đã thông báo hoãn tất cả các chuyến đi không cần thiết trong cả phạm vi nước Mỹ và quốc tế của nhân viên.
-
Doanh nghiệp
Dịch COVID-19: Doanh nghiệp thay đổi chiến lược để "tự cứu mình"
17:03' - 29/02/2020
Dịch bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra (COVID-19) đã tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế; trong đó các lĩnh vực sản xuất xuất khẩu, dịch vụ chịu thiệt hại lớn nhất.
-
Ngân hàng
Từ 2/3, Agribank miễn giảm phí dịch vụ ngân hàng điện tử
14:40' - 29/02/2020
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) vừa cho biết, từ ngày 2/3/2020, Agribank sẽ miễn giảm phí dịch vụ ngân hàng điện tử.
-
Ngân hàng
Dịch COVID-19 giáng đòn vào ngành ngân hàng Hong Kong (Trung Quốc)
21:44' - 26/02/2020
Các ngân hàng của Hong Kong (Trung Quốc) dược dự báo sẽ phải đối mặt với tình trạng chất lượng tài sản xấu đi và tăng trưởng cho vay chậm lại trong ít nhất hai quý do dịch COVID-19 tác động.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Thị trường tiền tệ phản ứng thế nào trước quyết định của ông Donald Trump?
06:30'
Nhà phân tích Felix Ryan tại ngân hàng ANZ cho biết phản ứng hiện tại có thể dẫn đến sự điều chỉnh ngắn hạn của đồng USD nếu lợi suất trái phiếu Mỹ giảm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tại sao đồng won lại yếu thế trước sức mạnh của đồng USD?
09:43' - 25/11/2024
Các nhà phân tích và cơ quan quản lý ngoại hối hiện dự đoán rằng giá trị đồng won Hàn Quốc có thể vẫn yếu trong nhiều tháng tới và tỷ giá 1.400 won đổi 1 USD có thể trở thành "mức bình thường mới".
-
Tài chính & Ngân hàng
Thành lập tổ công tác ngành thuế hỗ trợ trực tiếp các sàn thương mại điện tử
17:25' - 24/11/2024
Ngành thuế cần thành lập ngay Tổ công tác hỗ trợ cung cấp thông tin từ các sàn thương mại điện tử để hỗ trợ trực tiếp các sàn thương mại điện tử.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vietcombank mở cửa ngoài giờ hành chính phục vụ khách hàng cập nhật sinh trắc học
08:03' - 24/11/2024
Vietcombank sẽ mở cửa các điểm giao dịch ngoài giờ hành chính từ nay đến hết ngày 15/1/2025 để phục vụ khách hàng cập nhật thông tin sinh trắc học và thông tin giấy tờ tùy thân.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhà đầu tư chuyển sang tiền điện tử, thị trường chứng khoán ảm đạm
07:48' - 23/11/2024
Thị trường chứng khoán Hàn Quốc đang mất đà vì tình trạng thiếu thanh khoản và sự suy giảm niềm tin của nhà đầu tư đè nặng lên hoạt động giao dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD duy trì sát mức cao nhất trong 13 tháng
15:39' - 22/11/2024
Trong phiên 22/11, đồng USD vẫn ở sát mức cao nhất trong 13 tháng khi các nhà đầu tư đánh giá về lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan lên kế hoạch hoãn thanh toán lãi trong 3 năm với các khoản nợ xấu
09:18' - 22/11/2024
Bộ Tài chính Thái Lan đã ấn định ngày cắt hạn cho các khoản nợ xấu là ngày 31/10/2024, để ngăn chặn các tài khoản mới cố tình vỡ nợ nhằm tham gia chiến dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.