Dịch COVID-19: Gỡ nút thắt thực thi trong triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, Chính phủ và các Bộ, ngành ban hành nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ với mục tiêu hỗ trợ kịp thời, giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, đến nay hiệu quả thực thi của các chương trình vẫn chưa đạt được như mục tiêu ban đầu.
Đây là nhận định của các chuyên gia tại hội thảo "Đồng hành cùng doanh nghiệp ứng phó rủi ro từ khủng hoảng COVID-19" do Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập quốc tế Tp.Hồ Chí Minh (CIIS) phối hợp với Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức chiều 10/9, tại Tp. Hồ Chí Minh.
Ông Phạm Bình An, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển Tp. Hồ Chí Minh cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia thành công nhất trong công tác chống dịch COVID-19, nhưng để có được kết quả đó, chúng ta đã phải đánh đổi bằng thiệt hại kinh tế không nhỏ. Mặc dù thời gian giãn cách xã hội ngắn, nhưng sức chịu đựng của đa phần doanh nghiệp Việt Nam có giới hạn nên gặp rất nhiều khó khăn. Kết quả khảo sát về thực trạng doanh nghiệp trong tháng 8/2020 của Hiệp hội Doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh cho thấy, có tới 40% doanh nghiệp trả lời còn rất nhiều khó khăn trong việc phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh sau dịch COVID-19, 44% doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, trong khi đó chỉ có 9% doanh nghiệp bắt đầu vượt qua khó khăn và 5% doanh nghiệp quay lại trạng thái hoạt động bình thường.Trong số 88% doanh nghiệp đang khó khăn, có 40% doanh nghiệp thiếu vốn kinh doanh, 88% doanh nghiệp bị thu hẹp thị trường, 52% doanh nghiệp sẽ phải cắt giảm thêm lao động và 14% doanh nghiệp bị đứt chuỗi cung ứng nguyên liệu.
Điều đáng nói, đây là kết quả khảo sát sau khi Chính phủ cũng như Tp. Hồ Chí Minh đã triển khai hàng loạt chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 cả về tín dụng, hỗ trợ lao động và các chi phí khác. Điều này cho thấy các gói hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua vẫn chưa đạt được hiệu quả như mục tiêu đặt ra. Ông Phạm Bình An dẫn chứng, theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố, 76% doanh nghiệp được hỏi cho biết chưa tiếp cận được các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của nhà nước.Ngoài chính sách gia hạn nộp thuế, nộp tiền thuê đất đã được triển khai đến hầu hết đối tượng có nợ thuế và nợ tiền thuê đất thì chỉ mới có 10% doanh nghiệp tiếp cận chính sách cơ cấu lại nợ, giãn nợ, hạ lãi suất cho vay và chưa có thông tin doanh nghiệp nào được vay tiền không tính lãi suất hoặc tính lãi suất thấp để trả lương, giữ chân người lao động; chưa có doanh nghiệp nào được giảm các loại phí, lệ phí.
Phân tích về việc triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh nêu, ngay khi nhận thấy những tổn thất do dịch COVID-19 đối với doanh nghiệp và nền kinh tế, Chính phủ đã chủ động, quyết liệt trong cả chống dịch lẫn ban hành các chính sách hỗ trợ như Chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19; Nghị định số 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất nhằm khống chế dịch hiệu quả, sớm "mở cửa lại" kinh tế giúp sản xuất kinh doanh duy trì, cầm cự và có thể phục hồi. Về tổng thể, các quyết định, chính sách của Chính phủ đều bám sát tình hình, lắng nghe doanh nghiệp, xây dựng kịch bản, phương án xử lý thích hợp nhất có thể với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn không phá vỡ tính ổn định kinh tế vĩ mô.Tuy nhiên, đến thời điểm này, tốc độ thực hiện các chương trình, gói hỗ trợ đều chậm. Việc tiếp cận các gói hỗ trợ của doanh nghiệp rất khó khăn; tác động thiết thực đến hoạt động phục hồi sản xuất kinh doanh còn hạn chế.
Theo Tiến sĩ Võ Trí Thành, điều kiện để tiếp cận và được thụ hưởng các chương trình hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch COVID-19 quá khó khăn, máy móc. Doanh nghiệp khi liên hệ các đơn vị để tìm kiếm sự hỗ trợ đều được yêu cầu cung cấp rất nhiều thủ tục và sau khi được hướng dẫn thủ tục thì hầu hết đều không thể đáp ứng.Điển hình như doanh nghiệp muốn được hỗ trợ vay ngân hàng thì phải đáp ứng tiêu chí đã cắt giảm 50% số lao động so với thời điểm trước dịch COVID-19. Trong khi đó, trong suốt thời gian dịch, các doanh nghiệp đều nỗ lực để giữ chân người lao động nhiều nhất có thể nhằm tiếp tục sản xuất sau khi dịch bệnh được khống chế.
"Chính phủ ban hành chính sách rất kịp thời và quyết liệt trong chỉ đạo hỗ trợ doanh nghiệp nhưng sự quyết liệt đó không được duy trì xuống các cấp, các ngành và địa phương. Việc triển khai thiếu đồng bộ giữa trung ương và địa phương xuất phát từ tâm lý cứng nhắc, "sợ trách nhiệm" của một bộ phận cán bộ, công chức trong việc phê duyệt hỗ trợ. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp cần giải quyết được "nút thắt" trong khâu thực thi tại cơ sở", Tiến sĩ Võ Trí Thành nhấn mạnh. Về phía chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng cho rằng, trước khi Chính phủ và các địa phương bổ sung các gói hỗ trợ doanh nghiệp tiếp theo cần phải có sự tổng kết, đánh giá khách quan, khoa học về việc hạn chế của các gói hỗ trợ đã triển khai. "Phải phân tích được nguyên nhân vì sao các gói hỗ trợ vừa qua khó giải ngân để khắc phục, nếu xuất phát từ điều kiện hưởng hỗ trợ quá khó khăn thì có thể nới lỏng cho phù hợp. Còn nếu do ngân hàng, cán bộ phê duyệt hồ sơ nhũng nhiễu, làm khó doanh nghiệp thì cần chấn chỉnh ngay. Nếu không giải quyết được vướng mắc của các gói hỗ trợ trước thì việc bổ sung các gói hỗ trợ tiếp theo cũng không phát huy được hiệu quả thực tế cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế", chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng nói./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
ICAEW: Triển vọng phục hồi kinh tế Việt Nam "tươi sáng" nhất khu vực Đông Nam Á
12:44' - 10/09/2020
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu mới được công bố của Oxford Economics được ủy quyền bởi CAEW, Việt Nam sẽ là nền kinh tế duy nhất ở khu vực Đông Nam Á có tăng trưởng dương trong năm 2020.
-
Doanh nghiệp
PVN đóng góp quan trọng cho kinh tế Việt Nam trong 45 năm qua
19:25' - 03/09/2020
Với những đóng góp trong suốt chiều dài lịch sử 45 năm xây dựng và phát triển, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) luôn là một trong những trụ cột chính của nền kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp nước ngoài lạc quan về sự phục hồi của kinh tế Việt Nam
18:49' - 20/08/2020
Cách Việt Nam đối phó với làn sóng COVID-19 đầu tiên đã mang lại cho mọi người rất nhiều niềm tin vào đất nước và điều đó sẽ càng đẩy nhanh quá trình khôi phục kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Đón xu hướng chuyển dịch của các trung tâm công nghiệp lớn Đông Nam bộ
18:37' - 21/11/2024
Bình Phước hoàn toàn có tiềm năng trở thành một trung tâm phát triển kinh tế nhanh, xanh và năng động của vùng Đông Nam bộ, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước.
-
Doanh nghiệp
Huawei sẽ sản xuất hàng loạt chip AI tiên tiến nhất vào quý I/2025
16:16' - 21/11/2024
Huawei có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất vào quý I/2025, bất chấp những khó khăn trong tăng năng suất chip.
-
Doanh nghiệp
Sun Group 5 năm liên tiếp vào “Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
15:41' - 21/11/2024
Sun Group tiếp tục được vinh danh “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” tại lễ trao giải “Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam” năm 2024.
-
Doanh nghiệp
BIC được vinh danh Top 1 nơi làm việc tốt nhất ngành bảo hiểm Việt Nam
15:00' - 21/11/2024
Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) vừa nhận giải thưởng Top 1 nơi làm việc tốt nhất ngành bảo hiểm Việt Nam khối doanh nghiệp lớn.
-
Doanh nghiệp
Thái Lan muốn chuyển 100% nợ của Thai Airways International thành cổ phiếu
15:05' - 20/11/2024
Bộ Tài chính Thái Lan đang chuẩn bị chuyển đổi nợ của hãng hàng không quốc gia Thai Airways International thành vốn chủ sở hữu.
-
Doanh nghiệp
Vingroup thành lập công ty nghiên cứu phát triển và ứng dụng người máy VinRobotics
13:46' - 20/11/2024
Ngày 20/11, Tập đoàn Vingroup thông báo chính thức thành lập Công ty Cổ phần Nghiên cứu Phát triển và Ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp
Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa
13:20' - 20/11/2024
Thừa cân, béo phì và chế độ ăn thiếu chất xơ, uống nhiều nước ngọt và đồ uống có cồn dẫn đến tăng huyết áp và các rối loạn chuyển hóa. Điều này kéo theo nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch.
-
Doanh nghiệp
Ra mắt Câu lạc bộ Hoàng Gia - Đặc quyền dành riêng cho các cư dân “đảo tỷ phú”
13:03' - 20/11/2024
Ngay sau khi ra mắt, nhiều sự kiện đặc quyền đã được Câu lạc bộ Hoàng Gia lên kế hoạch tổ chức giúp các thành viên tận hưởng trọn vẹn cuộc sống thượng lưu trên “đảo tỷ phú” Vũ Yên.
-
Doanh nghiệp
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
11:31' - 20/11/2024
Vinamilk đã có bước tiến lớn trong hành trình phát triển bền vững, thể hiện qua những thành tựu nổi bật về giảm thiểu tác động lên môi trường và trách nhiệm xã hội.