Dịch COVID-19: Malaysia, Anh, Nhật Bản "tung" gói cứu trợ kinh tế khổng lồ
Malaysia ngày 27/3 đã công bố “gói kích cầu kinh tế lấy con người làm trung tâm", trị giá 250 tỷ ringgit (58,28 tỷ USD).
Đây là gói cứu trợ thứ hai được chính phủ quốc gia Đông Nam Á này đưa ra trong vòng 1 tháng nhằm hạn chế tác động về kinh tế do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra.
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, trong bài phát biểu phát trên truyền hình, Thủ tướng Malaysia Muhyddin Yassin khẳng định tình hình hiện nay là "chưa từng có tiền lệ", đòi hỏi các biện pháp chưa từng có.
Ông cho biết gói kích cầu này đảm bảo bao phủ toàn bộ các thành phần trong xã hội.
Theo đó, trong số 250 tỷ ringgit, chính phủ sẽ dành 128 tỷ ringgit cho các khoản phúc lợi xã hội, 100 tỷ ringgit để hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa vào nhỏ, cùng 2 tỷ ringgit để thúc đẩy các thành phần kinh tế khác. Nhóm thu nhập thấp và tầng lớp trung lưu được hỗ trợ tổng cộng 10 tỷ ringgit.
Gói kích cầu kinh tế, được chính quyền của cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad xây dựng và công bố hôm 27/2, với trị giá ban đầu chỉ ở mức 20 tỷ ringgit.
Sau cuộc họp nội các đầu tiên vào ngày 11/3, Thủ tướng Muhyiddin Yassin đã quyết định điều chỉnh lại chính sách này nhằm đảm bảo các phân khúc mục tiêu được ưu tiên và lấy lại niềm tin từ nhà đầu tư.
Thống kê cho thấy số ca mắc COVID-19 tại Malaysia đã tăng gấp đôi trong tuần này, lên 2.161, với 26 ca tử vong.
Malaysia là nước có số người mắc COVID-19 cao nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á. Chính phủ nước này đã kéo dài lệnh cấm đi lại cho đến ngày 14/4 nhằm khống chế sự lây lan của dịch bệnh.
Cùng ngày, Bộ trưởng Kinh doanh Anh Alok Sharma đã lên tiếng bảo vệ quyết định của chính phủ, hỗ trợ hàng tỷ USD cho các doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Theo ông, gói cứu trợ này sẽ không "phá nát" nền kinh tế. Tác động về kinh tế do COVID-19 gây ra là vấn đề toàn cầu, đang gây ảnh hưởng đến tất cả các nước trên thế giới.
Trong khi đó, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng tuyên bố sẵn sàng tăng hỗ trợ kinh tế.
Theo ông, người dân cần hiểu rõ chính phủ đang nỗ lực hết sức để có thể ổn định kinh tế, giúp người dân giữ được việc làm và các công ty duy trì hoạt động.
Trước những tác động của dịch COVID-19, giới chức Nhật Bản cho biết chính phủ nước này sẽ sớm đưa ra gói kích thích kinh tế, có thể lên tới 515 tỷ USD, chiếm khoảng 10% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Dự kiến, Thủ tướng Shinzo Abe sẽ yêu cầu Nội các công bố gói kích thích này trong tháng 4.
Nếu được công bố, gói cứu trợ này còn cao hơn số tiền Nhật Bản đã chi trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ công bố gói hỗ trợ kinh tế 23 tỷ USD cho người nghèo
21:02' - 26/03/2020
Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ cho biết gói kích thích sẽ giải quyết những lo ngại về phúc lợi của người nghèo và những người lao động gặp khó khăn, cũng như những người cần hỗ trợ khẩn cấp.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Ba Lan và Đức thông qua các gói hỗ trợ kinh tế
15:10' - 26/03/2020
Ba Lan thông qua gói hỗ trợ kinh tế trị giá 212 tỷ zloty (50,5 tỷ USD) trong khi Quốc hội Đức cho phép ngân sách liên bang bổ sung khoản nợ mới để bơm tiền cho gói hỗ trợ hàng trăm tỷ euro.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Nhiều nước châu Âu có gói hỗ trợ kinh tế
12:21' - 25/03/2020
Slovenia, Séc, Ireland đã thông báo các gói hỗ trợ kinh tế trước tác động bất lợi của dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Huy động hành động công - tư thực hiện các mục tiêu về khí hậu toàn cầu
17:35'
Ngày 25/5, Hội nghị thường niên lần thứ 52 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sỹ, xoay quanh việc huy động hành động công-tư thực hiện các mục tiêu về khí hậu toàn cầu năm 2030 và 2050.
-
Kinh tế Thế giới
WEF: Nhật Bản đứng đầu danh sách điểm đến du lịch yêu thích năm 2021
15:59'
Theo báo cáo du lịch và phát triển du lịch năm 2021 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Nhật Bản đứng đầu danh sách các điểm đến yêu thích, mặc dù đã phải ngừng đón khách quốc tế do dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tuyên bố chấm dứt miễn thanh toán nợ cho Nga
15:34'
Bộ Tài chính Mỹ cho biết, Nga sẽ không được hưởng cơ chế miễn trừ, trong đó cho phép nước này được thanh toán nợ nước ngoài bằng đồng USD sở hữu trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng GDP của Singapore năm 2022 có thể sẽ chỉ đạt 3-4%
15:04'
Bộ Công thương Singapore (MTI) cho biết tăng trưởng GDP của "Đảo quốc sư tử" trong năm 2022 có thể sẽ ở nửa đầu trong khoảng dự báo 3-5%.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản đón nhận những tín hiệu lạc quan về nền kinh tế
14:32'
Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 25/5 công bố báo cáo hàng tháng, trong đó khẳng định nền kinh tế nước này đang dần phục hồi sau đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế chậm lại do lạm phát cao và lãi suất tăng
13:30'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các cuộc khảo sát kinh doanh công bố ngày 24/5 cho thấy tăng trưởng kinh tế ở Mỹ và các nước khác chậm lại trong tháng 5 do lạm phát cao và lãi suất tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Hội đồng châu Âu thông qua tự do hóa thương mại tạm thời với Ukraine
08:19'
Hội đồng châu Âu hôm 24/5 đã thông qua một quy định cho phép tự do hóa thương mại tạm thời và các nhượng bộ thương mại khác đối với một số sản phẩm của Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp tục các hoạt động tại Hội nghị WEF Davos 2022
08:03'
Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cùng Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy phát triển kinh tế số.
-
Kinh tế Thế giới
Mong Tổng thống Higgins ủng hộ Việt Nam - Ireland mở rộng hợp tác sang lĩnh vực mới
07:59'
Đại sứ Nguyễn Hoàng Long mong muốn Tổng thống Higgins ủng hộ hai nước mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới.