Dịch COVID-19: Ba Lan và Đức thông qua các gói hỗ trợ kinh tế
Nhằm giảm bớt áp lực kinh tế do dịch bệnh COVID-19 gây ra, Chính phủ Ba Lan ngày 25/3 đã thông báo gói hỗ trợ kinh tế trị giá 212 tỷ zloty (50,5 tỷ USD).
Gói trợ giúp kinh tế, được Thủ tướng Mateusz Morawiecki đặt tên là "Lá chắn kinh tế", ngoài các khoản đầu tư công và tăng cường cho hệ thống tài chính trong nước, còn bao gồm một khoản hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người lao động.
Quốc hội Đức ngày 25/3 cũng nhất trí cho phép ngân sách liên bang bổ sung khoản nợ mới để bơm tiền cho gói hỗ trợ hàng trăm tỷ euro nhằm ứng phó với hậu quả kinh tế do dịch bệnh COVID-19 gây ra.
Ngân sách bổ sung sẽ khiến Ngân sách liên bang, vốn đạt cân bằng ngân sách liên tiếp trong 6 năm qua, gánh khoản nợ mới lên tới 156 tỷ euro.
Trong số tiền nợ mới này, 122,5 tỷ euro được chi cho hỗ trợ (trong đó khoảng 50 tỷ euro để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và người tự kinh doanh), đưa tổng mức hỗ trợ lên 484,5 tỷ euro.
Ngoài ra, các bệnh viện sẽ nhận được khoản hỗ trợ trên 3 tỷ euro. Bộ trưởng Tài chính Liên bang Olaf Scholz đang lên kế hoạch vay ròng thêm 156 tỷ euro cho gói hỗ trợ này.
Quốc hội Đức cũng sẽ thông qua quy định trong trường hợp khẩn cấp về mức trần nợ cho khoản ngân sách bổ sung phải vay nêu trên, vốn cao hơn khoảng 100 tỷ euro mà trần nợ cho phép.
Theo báo SZ của Đức, đối với các doanh nghiệp vừa và lớn, Đức thiết lập Quỹ Ổn định kinh tế quy mô trên 600 tỷ euro, trong đó bao gồm các khoản bảo lãnh và tín dụng.
Cùng ngày, Tổng thống Séc Milos Zeman cũng đã ký ban hành thành luật tăng mức thâm hụt ngân sách nhà nước hằng năm.
Theo đó, thâm hụt ngân sách sẽ tăng từ 40 tỷ crown Séc (1,57 tỷ USD) hiện nay lên 200 tỷ crown (7,89 tỷ USD) do thất thu thuế và chính phủ tăng chi tiêu xử lý dịch COVID-19.
Các bộ trưởng nông nghiệp và nghề cá của Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/3 đã kêu gọi hỗ trợ riêng cho các lĩnh vực này đối phó với tác động của dịch COVID-19, ngoài những biện pháp ứng phó với dịch bệnh đã được Ủy ban châu Âu (EC) công bố.
Tại hội nghị trực tuyến bàn về các biện pháp hạn chế dịch COVID-19, các bộ trưởng nông nghiệp và nghề cá của EU cho rằng mặc dù các chuỗi cung ứng thực phẩm đang được đảm bảo, song vẫn có những rủi ro.
Việc nhiều nước châu Âu đóng cửa biên giới, tình trạng thiếu lao động trong các nông trại, nhà hàng đóng cửa và dãn cách xã hội đều tiềm ẩn những nguy cơ đối với ngành nông nghiệp và ngư nghiệp.
Ủy viên nông nghiệp của EC, Janusz Wojciechowski, nhận định ngành nông nghiệp châu Âu "đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chưa từng có".
EC cũng đang kêu gọi viện trợ nhà nước cho các lĩnh vực này, đồng thời đề xuất một số biện pháp bao gồm nới lỏng quy định kiểm tra tại chỗ, thiết lập các quỹ tài trợ theo Chính sách Nông nghiệp chung của EU linh hoạt hơn và cho phép thanh toán tạm ứng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
LHQ phát động kế hoạch 2 tỷ USD hỗ trợ các nước dễ bị tổn thương nhất
14:30' - 26/03/2020
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết thế giới đang đối mặt với mối đe dọa chưa từng thấy khi COVID-19 nhanh chóng bao phủ toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Canada hỗ trợ 2.000 CAD/tháng cho người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19
09:52' - 26/03/2020
Thủ tướng Canada Justin Trudeau thông báo những lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ được chính phủ hỗ trợ 2.000 CAD (khoảng 1.400 USD)/tháng trong bốn tháng tới.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp công bố gói hỗ trợ 4 tỷ euro cho các công ty khởi nghiệp
19:13' - 25/03/2020
Pháp sẽ triển khai gói hỗ trợ thanh khoản trị giá 4 tỷ euro (4,33 tỷ USD) dành cho các công ty khởi nghiệp, giữa bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Nhiều nước châu Âu có gói hỗ trợ kinh tế
12:21' - 25/03/2020
Slovenia, Séc, Ireland đã thông báo các gói hỗ trợ kinh tế trước tác động bất lợi của dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nga: Một nửa số khách hàng của Gazprom đã mở tài khoản đồng ruble
21:10'
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak ngày 19/5 cho biết khoảng một nửa trong số 54 công ty ký hợp đồng mua khí đốt với tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã mở tài khoản bằng đồng ruble của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Đức O. Scholz: Không thể đẩy nhanh tiến trình gia nhập EU của Ukraine
19:42'
Ngày 19/5, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng không thể đẩy nhanh tiến trình gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của Ukraine, cho dù xung đột đang diễn ra ở quốc gia Đông Âu này.
-
Kinh tế Thế giới
Kế hoạch chuyển đổi APEC thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới
14:57'
Các hội nghị của APEC vào cuối tuần này là một phần trong chương trình nghị sự của mục tiêu đầy tham vọng là tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ “hạ cánh cứng”
12:46'
Theo các nhà kinh tế học của tập đoàn tài chính Morgan Stanley, nguy cơ suy thoái ở Mỹ đang gia tăng nhanh chóng vì lạm phát cao liên tục có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ lệ thất nghiệp của Australia thấp nhất trong vòng 48 năm
11:29'
Số liệu do Cơ quan Thống kê Australia (ABS) công bố ngày 19/5 cho thấy khoảng 4.000 người đã tìm được việc làm mới trong tháng vừa qua, hỗ trợ đưa con số thất nghiệp giảm 11.000 người.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế đối với cải dầu của Canada
08:35'
Chính phủ Canada ngày 18/5 cho biết Trung Quốc đã dỡ bỏ các hạn chế đối với cải dầu của Canada sau tranh chấp thương mại kéo dài 3 năm.
-
Kinh tế Thế giới
Quan chức Mỹ nhận định về vấn đề Nga thanh toán trái phiếu
08:06'
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 18/5 cho biết ít có khả năng Washington sẽ gia hạn giấy phép giúp Nga thực hiện các giao dịch thanh toán trái phiếu với các nhà đầu tư Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát tại Canada xác lập mức cao kỷ lục mới của 31 năm
07:40'
Tỷ lệ lạm phát tại Canada trong tháng Tư vừa qua đã lập mức cao kỷ lục mới của 31 năm.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ ghi nhận số liệu tích cực về thu hút FDI
07:15'
Thông báo của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI - ngân hàng trung ương) cho biết đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào quốc gia Nam Á đang tăng lên hàng năm.