Dịch COVID-19: Nhiều hãng hàng không thua lỗ phải tái cơ cấu
Ngày 20/10, hãng hàng không Đức Lufthansa thông báo trong quý III/2020, hãng này đã thua lỗ 1,26 tỷ euro (1,49 tỷ USD) do đại dịch COVID-19.
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, con số trên đã giảm nhẹ so với khoản lỗ 1,5 tỷ euro trong quý trước đó, chủ yếu do Lufthansa đã mở rộng lịch bay trong các tháng mùa Hè cũng như giảm đáng kể chi phí vận hành.
Việc hãng phải hoàn tiền vé cho khách hàng do các chuyến bay bị hủy chiếm phần lớn khoản thua lỗ trên. Lufthansa cũng cho biết nhu cầu đi lại bằng đường hàng không dự kiến sẽ vẫn ở mức thấp trong những tháng tới do đại dịch diễn biến phức tạp, nhiều nước áp đặt các hạn chế đi lại để kiểm soát tình hình.
Hãng dự kiến sẽ chỉ có thể vận hành ở mức 25% công suất trong những tháng cuối năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.
Giống như các hãng hàng không khác trên thế giới, dịch bệnh COVID-19 đã tác động nghiêm trọng tới hoạt động của Lufhansa. Vào lúc cao điểm của dịch, có tới 700/763 máy bay của hãng phải "đắp chiếu", trong khi 87.000 nhân viên phải xin cứu trợ theo chương trình làm việc ngắn hạn (Kurzarbeit) của chính phủ.
Trong số 9 tỷ euro viện trợ của chính phủ được cấp vào giữa năm nay, 6,3 tỷ euro vẫn còn khả dụng và có thể giúp Lufthansa duy trì hoạt động thanh khoản trong thời gian tới. Tuy nhiên, do dịch tiếp tục diễn biến khó lường ở nhiều nơi trên thế giới, hãng đang tiến hành “các biện pháp tái cấu trúc ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh”, trong đó có kế hoạch giảm đội bay và cắt giảm ít nhất 27.000 việc làm.
Cùng ngày, hãng hàng không Cathay Pacific của Hong Kong (Trung Quốc) đã công bố kế hoạch tái cơ cấu, trong đó có việc cắt giảm hàng nghìn nhân viên và đóng cửa vĩnh viễn công ty con Cathay Dragon. Quyết định mới này đã kéo dài danh sách các hãng hàng không phải thu hẹp quy mô hoạt động do ảnh hưởng của đại dịch.
Theo đó, Cathay Pacific sẽ cắt giảm 5.900 nhân viên, tương đương 17% nhân sự. Cùng với việc ngừng tuyển dụng và nhân viên về hưu, Cathay Pacific sẽ giảm tổng cộng 8.500 nhân sự.
Giám đốc điều hành Cathay Pacific Augustus Tang cho hay sự tác động kéo dài của đại dịch COVID-19 đối với ngành hàng không đã buộc hãng phải thực hiện kế hoạch trên để sinh tồn trong hoàn cảnh hiện nay.
Theo ông Tang, trong thời gian đại dịch bùng phát, hãng chịu thiệt hại 2 tỷ HKD/tháng (tương đương 260 triệu USD), do vậy việc thực hiện tái cơ cấu trên sẽ giúp giảm mức thiệt hại xuống còn 500 triệu HKD/tháng.
Theo thống kê của Hiệp hội Vận tải hàng không thế giới (IATA), doanh thu của ngành hàng không đã giảm 80% trong 6 tháng đầu năm nay, và các hãng phải tái cơ cấu để có đủ tiền trang trải chi phí bảo trì, bảo dưỡng máy bay, phí sân bay và trả lương cho nhân viên./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Nhiều hãng hàng không quốc tế bán vé tới Thái Lan
17:19' - 20/10/2020
Bộ Giao thông Thái Lan cho biết 10 hãng hàng không quốc tế đã bắt đầu bán vé đi Thái Lan và nhóm khách du lịch đặc biệt đầu tiên sẽ hạ cánh xuống Bangkok trong ngày 20/10.
-
Doanh nghiệp
Hàng không Hàn Quốc không tính phụ phí nhiên liệu trên các đường bay quốc tế
07:18' - 20/10/2020
Các nguồn tin trong ngành cho biết các hãng hàng không Hàn Quốc sẽ không áp dụng phụ phí nhiên liệu trên các đường bay quốc tế trong tháng 11 khi giá dầu ở mức thấp do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Vietravel Airlines
19:41' - 19/10/2020
Thủ tướng Chính phủ vừa có công văn số 1399/TTg - CN về việc cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH Hàng không Lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines).
-
Doanh nghiệp
Hàng không ứng trực 24/24h đối phó với mưa lớn tại miền Trung
12:31' - 19/10/2020
Cục Hàng không Việt Nam vừa có công điện gửi các cơ quan, đơn vị có liên quan về ứng phó đợt mưa lớn diện rộng trên khu vực Trung bộ, Tây Nguyên...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.