Điểm gắn kết giữa Nga và Trung Quốc
Chuyến thăm này thực sự đã trở thành một sự kiện chính trị mang tính biểu tượng quan trọng.
Theo kết quả bốn tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại Nga-Trung giảm 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng thời điểm đó, xuất khẩu của Trung Quốc giảm 5,3%, trong khi xuất khẩu của Nga sang Trung Quốc giảm 9,1%. Sự sụt giảm này một phần là do giá các mặt hàng xuất khẩu chính của Nga giảm, nhưng dù vậy vẫn cần có những động lực mới và chuyển đổi sang chất lượng mới.
Ví dụ, mặc dù vấn đề thanh toán ngân hàng đang dần được giải quyết, nhưng mối nguy trừng phạt vẫn treo lơ lửng. Các ngân hàng lớn nhất của Nga đã tạo ra một hệ thống thanh toán bù trừ lẫn nhau riêng cho các giao dịch với Trung Quốc nhằm giảm nguy cơ bị phương Tây trừng phạt. Hệ thống này không sử dụng hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT hoặc tài khoản đại lý tại các ngân hàng phương Tây. Nó cho phép thanh toán trực tiếp đến bất kỳ ngân hàng Trung Quốc nào (trong vòng vài ngày), với điều kiện là hàng hóa không phải chịu lệnh trừng phạt và bên đối tác được đăng ký tại một trong 11 tỉnh được chọn của Trung Quốc, nơi sản xuất phần lớn hàng hóa xuất khẩu sang Nga.
Chi phí tối thiểu của dịch vụ China Track này, bao gồm phí và chênh lệch tỷ giá hối đoái, là khoảng 1% đối với hàng nhập khẩu và 0,5% đối với hàng xuất khẩu, so với mức 2-4% bên ngoài hệ thống và lên tới 12% vào thời điểm đỉnh điểm khó khăn vào năm ngoái với khối lượng thương mại song phương kỷ lục 245 tỷ USD, khó khăn thanh toán đã dẫn đến chi phí cao như vậy do các ngân hàng Trung Quốc lo ngại về lệnh trừng phạt thứ cấp của Mỹ.
Một vấn đề đáng chú ý của quan hệ kinh tế song phương là mức độ đầu tư lẫn nhau chưa đủ cao. Các đối tác Trung Quốc vẫn còn thận trọng. Thỏa thuận cập nhật về thúc đẩy và bảo vệ lẫn nhau cho các khoản đầu tư, được ký kết trong chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình, được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích họ.
Sự tham gia của các công ty Trung Quốc vào những dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga đã được thảo luận, đặc biệt có liên quan trong bối cảnh các công ty phương Tây rời đi và Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt đối với một số dự án LNG. Ngày nay, CNPC và Quỹ Con đường tơ lụa của Trung Quốc (SRF) sở hữu 20% và 9,9% trong dự án LNG Yamal, trong khi CNPC và CNOOC của Trung Quốc mỗi bên sở hữu 10% trong dự án LNG Bắc Cực 2, dự án đang chịu lệnh trừng phạt của Mỹ.
Ngoài ra, Tổng thống Nga đặc biệt nhấn mạnh rằng Nga hoan nghênh việc Trung Quốc thành lập các nhà máy sản xuất ô tô tại Nga. Nga đã trở thành nước nhập khẩu chính những sản phẩm công nghiệp ô tô của Trung Quốc.
Các công ty Trung Quốc đang dần vững chân tại Nga. Năm 2024, số lượng công ty có đồng sở hữu là người Trung Quốc tại Nga đã tăng 32% so với năm 2023. Tỷ lệ doanh nghiệp Trung Quốc trong số các công ty mới đăng ký tăng từ 13% vào năm 2021 lên 34% vào năm 2024, đưa Trung Quốc lên vị trí đầu tiên trong số các công ty nước ngoài tham gia thị trường Nga, vượt gần 1/3 so với số doanh nhân Belarus, từng dẫn đầu vào năm 2023.
Ngoài ra, theo Phó Thủ tướng Alexander Novak, trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình, dự án năng lượng quan trọng nhất – đường ống dẫn khí đốt Sức mạnh Siberia-2 đã đạt được tiến triển. Dự án này có khả năng cung cấp tới 50 tỷ mét khối khí đốt cho Trung Quốc mỗi năm từ Tây Siberia. Hơn nữa, việc cung cấp qua đường ống Sức mạnh Siberia đã đạt đến công suất thiết kế (38 tỷ mét khối). Trung Quốc không muốn nhận thêm khí đốt từ Nga qua Kazakhstan thông qua đường ống dẫn khí đốt đã được lên kế hoạch trước đó, mà nước này cho rằng việc xây dựng quá tốn kém.
Trung Quốc muốn nhận khí đốt qua Mông Cổ thông qua Đường ống Sức mạnh Siberia 2 hoặc dưới dạng LNG. Chiều dài của đường ống là 6.700 km, trong đó 2.600 km sẽ nằm trên lãnh thổ Nga. Trong bối cảnh hợp tác năng lượng với châu Âu không tiến triển, tính cấp thiết của việc “chuyển hướng sang phương Đông” vẫn vô cùng cấp bách.
- Từ khóa :
- Quan hệ Nga-Trung
- trung quốc
- kinh tế nga
- trung quốc
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Giải mã chiến lược của Mỹ trong "cuộc chiến" thuế quan với Trung Quốc
17:38' - 14/05/2025
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung bất ngờ hạ nhiệt đã phần nào hé lộ chiến lược của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
-
Phân tích - Dự báo
Thỏa thuận tại Geneva – Bài cuối: Điều gì sẽ xảy ra sau 90 ngày?
06:30' - 14/05/2025
Bên cạnh những nhận định tích cực về thỏa thuận cắt giảm thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc, một số chuyên gia đã đặt câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra sau 90 ngày giảm thuế?
-
Phân tích - Dự báo
Thỏa thuận tại Geneva – Bài 1: Tác động đối với hai siêu cường
05:30' - 14/05/2025
Truyền thông quốc tế (các tờ Wall Street Journal, The Economist và trang mạng Caixin) đồng loạt đăng các bài viết nhận định về thỏa thuận bất ngờ vừa đạt được giữa Mỹ và Trung Quốc tại Geneva.
-
Phân tích - Dự báo
Tại sao OPEC+ tăng nguồn cung dù giá dầu giảm?
05:30' - 05/05/2025
Trong một tuyên bố, OPEC+ cho biết thị trường đang "khỏe mạnh" và lưu ý rằng tồn kho dầu vẫn ở mức thấp.
-
Phân tích - Dự báo
Nguy cơ biến động giá dầu mỏ
05:30' - 29/04/2025
Theo EIA, khó có quốc gia nào vượt qua kỷ lục sản lượng của Mỹ trong tương lai gần, vì chưa nước nào đạt công suất 13 triệu thùng/ngày.
-
Phân tích - Dự báo
Điểm yếu chí mạng của nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh
06:30' - 19/04/2025
Tờ The New York Times phiên bản tiếng Tây Ban Nha cảnh báo rằng sự phụ thuộc quá lớn vào khí đốt tự nhiên nhập khẩu từ Mỹ có thể trở thành điểm yếu nghiêm trọng của Mexico.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Nhà Trắng và Fed: Cuộc đọ sức định hình lại trật tự tài khoá Mỹ
06:30'
Trong hàng loạt phát biểu và bài đăng trên mạng xã hội, ông Trump công khai chỉ trích Chủ tịch Fed Jerome Powell vì từ chối hạ lãi suất.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua chuyển đổi năng lượng: Đức có lỡ nhịp?
05:30'
Theo Chiến lược hydro quốc gia của chính phủ liên bang, đến năm 2030, Đức sẽ xây dựng các nhà máy sản xuất hydro xanh với tổng công suất 10 gigawatt (GW).
-
Phân tích - Dự báo
Đông Á già đi: "Trung tâm tăng trưởng toàn cầu" dời bước
06:30' - 30/06/2025
Do tỷ lệ sinh thấp dẫn đến suy giảm dân số và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, Đông Á đang bị buộc phải từ bỏ danh xưng “trung tâm tăng trưởng của thế giới” và nhường cho khu vực khác.
-
Phân tích - Dự báo
WB mở khóa điện hạt nhân: Ván cờ mới trong cuộc chơi năng lượng toàn cầu
05:30' - 30/06/2025
Trong một thỏa thuận lịch sử với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã cam kết sẽ hỗ trợ rộng rãi cho việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nhỏ mới.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua xe điện: Những mắt xích yếu trong giấc mơ xanh của Canada
06:30' - 29/06/2025
Trong nỗ lực định vị mình là trung tâm sản xuất xe điện (EV) toàn cầu, Canada đã đầu tư hàng chục tỷ CAD vào các dự án sản xuất EV và pin.
-
Phân tích - Dự báo
Túi xách hàng hiệu và nạn phá rừng tại Amazon
05:30' - 29/06/2025
Chăn nuôi gia súc để lấy da dùng để sản xuất túi xách và các sản phẩm thời trang cao cấp chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra nạn phá rừng quy mô lớn trong những năm gần đây tại lưu vực Amazon.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên kinh tế mới: Chính phủ Anh vào cuộc
06:30' - 28/06/2025
Nước Anh có một di sản đậm nét về thương mại và doanh nghiệp. Ba thỏa thuận thương mại gần đây – với Ấn Độ, Mỹ và EU – đã giúp Anh đã khôi phục vị thế là nhà vô địch toàn cầu về thương mại tự do.
-
Phân tích - Dự báo
Bất ổn địa chính trị: Biến số khó lường trên thị trường thế chấp
05:30' - 28/06/2025
Đối với những người mua nhà tiềm năng, một cuộc xung đột tiềm tàng ở Iran tạo ra cả cơ hội và thách thức, có khả năng định hình lại bối cảnh lãi suất thế chấp.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc dẫn đầu cuộc đua năng lượng xanh
06:30' - 27/06/2025
Trung Quốc đang dẫn đầu cuộc đua toàn cầu về năng lượng sạch, đặt ra cho Australia một lựa chọn then chốt: hoặc chủ động tham gia, hoặc bị tụt lại phía sau.