Thỏa thuận tại Geneva – Bài cuối: Điều gì sẽ xảy ra sau 90 ngày?
Theo bài viết được đăng tải trên tờ Wall Street Journal, phát biểu tại một cuộc họp báo ở Geneva, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết nước này đang tìm kiếm "một thỏa thuận thương mại lâu dài và bền vững" với Trung Quốc.
Ông Bessent cho biết Mỹ vẫn còn những lo ngại về mối quan hệ thương mại mất cân bằng với Trung Quốc. Vấn đề này và nhiều vấn đề khác sẽ được thảo luận trong các cuộc đàm phán trong 90 ngày tới, ông nói.* Trăn trở còn đóKết quả này tạm thời ngăn chặn điều đang có nguy cơ trở thành một cuộc đụng độ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, với những tác động lan tỏa tiềm tàng trên toàn cầu. Các nhà bán lẻ ở Mỹ đã cảnh báo về tình trạng kệ hàng trống rỗng nếu họ không thể nhập được sản phẩm từ Trung Quốc, và một số doanh nghiệp nhỏ lo lắng họ sẽ phá sản nếu không dễ dàng tiếp cận được nền sản xuất khổng lồ của Trung Quốc. Các nhà kinh tế cảnh báo giá cả cao hơn và tình trạng thiếu hụt hàng hóa có nguy cơ khiến lạm phát bùng phát trở lại.Đối với Trung Quốc, một cuộc đụng độ thương mại không kiềm chế với Mỹ sẽ đe dọa hàng triệu việc làm gắn liền với việc phục vụ người tiêu dùng Mỹ và có khả năng làm trầm trọng thêm căng thẳng thương mại với các nước vốn cảnh giác trước sự gia tăng hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Trung Quốc cũng lo lắng về việc mất khả năng tiếp cận một số sản phẩm của Mỹ mà nước này vẫn cần, chẳng hạn như máy bay Boeing, phụ tùng máy bay và một số loại chip.* Tương lai phía trướcTheo The Economist, Đại diện thương mại Mỹ Jamieson Greer đã dành lời khen cho địa điểm tổ chức đàm phán. Các cuộc đàm phán diễn ra không phải trong một khách sạn “tẻ nhạt” mà trong những căn phòng ấm cúng và khuôn viên hấp dẫn của dinh thự Đại sứ Thụy Sĩ tại Liên hợp quốc ở Geneva. Theo ông Greer, nhiều vấn đề khó khăn nhất đã được thảo luận trên ghế sofa ngoài hiên dưới một gốc cây đẹp.
Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong tháng 4/2025 đã giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo dữ liệu do chuyên gia Alberto Cavallo của Đại học Harvard và các đồng tác giả của ông thu thập, giá hàng hóa Trung Quốc được niêm yết trên các trang web của các nhà bán lẻ lớn của Mỹ đã tăng chậm nhưng không ngừng.Trong cuộc họp báo vào ngày 12/5, ông Bessent gần như thừa nhận rằng thuế quan đối với Trung Quốc đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Ông Trump đã công bố mức thuế đối ứng là 34% đối với Trung Quốc vào ngày 2/4, hay “Ngày Giải phóng” như Tổng thống gọi. Con số đó đã liên tục tăng nhanh lên các mức mà ông Bessent cho là “tương đương với lệnh cấm vận”, mà không nước nào mong muốn.Hỗn loạn tài chính sau “Ngày Giải phóng”, bao gồm cả cuộc nổi loạn trên thị trường trái phiếu và đồng USD lao dốc, đã giúp ông Bessent thuyết phục Tổng thống Trump đưa ra lệnh hoãn 90 ngày đối với hầu hết các đối tác thương mại của Mỹ vào ngày 9/4.Câu hỏi lớn là điều gì sẽ xảy ra sau 90 ngày? Hầu hết các thỏa thuận thương mại mất nhiều thời gian hơn để đàm phán và Mỹ hiện đang cố gắng đạt thỏa thuận với 16 nền kinh tế khác cùng một lúc. Ông Bessent chỉ ra rằng mức thuế 34% được chọn cho Trung Quốc vào ‘Ngày Giải phóng’ vẫn là mức thuế mặc định mà Mỹ sẽ áp dụng trở lại thời gian trên nếu đàm phán không có tiến triển.Để ngăn chặn khả năng đó, Trung Quốc có thể mua thêm hàng hóa, như dầu hoặc đậu nành, từ Mỹ - những hàng hóa mà nước này có thể mua từ nơi khác. Trung Quốc cũng có thể thuyết phục Mỹ rằng họ đang nỗ lực hơn nữa để trấn áp các công ty hóa chất sản xuất thành phần fentanyl. Ông Bessent rất ấn tượng khi phái đoàn Trung Quốc có sự tham gia của Bộ trưởng Công an, người được giao phụ trách hợp tác về fentanyl.Có thể hai siêu cường sẽ dàn xếp một thỏa hiệp trong đó Mỹ tăng thuế đối ứng lên 34%, nhưng xóa bỏ mức phạt 20% đối với fentanyl. Điều đó có thể đủ để biến thỏa thuận tạm thời ở Thụy Sĩ trở nên bền vững hơn. Nếu muốn tránh quay lại tình trạng hỗn loạn thuế quan, Trung Quốc và Mỹ sẽ phải dành nhiều sự quan tâm hơn cho các cuộc đàm phán trong 90 ngày tới./.
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của khoáng sản chiến lược trong định hình trật tự kinh tế quốc tế
05:30' - 13/05/2025
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu đối mặt với nhiều bất ổn, khoáng sản chiến lược đã nổi lên như một yếu tố then chốt, mang cả rủi ro lẫn cơ hội định hình lại trật tự kinh tế quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Các điểm nhấn của thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung Quốc
20:15' - 12/05/2025
Trung Quốc và Mỹ đã tuyên bố tạm ngừng cuộc chiến thương mại sau cuộc đàm phán tại Geneva (Thụy Sỹ) ngày 12/5. Theo đó, hai bên sẽ dỡ bỏ phần lớn thuế quan và các biện pháp đối kháng khác vào 14/5.
-
Ngân hàng
Đồng yen giảm mạnh sau thỏa thuận thuế quan Mỹ-Trung
17:50' - 12/05/2025
Chiều 12/5, tỷ giá hối đoái giữa đồng yen Nhật và đồng USD đã giảm xuống mốc 148 yen đổi 1 USD với những tín hiệu lạc quan từ việc Trung Quốc và Mỹ công bố kết quả đàm phán thương mại sơ bộ.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Mỹ-Trung: Bước đầu cho đình chiến thương mại
13:50' - 10/05/2025
Ngày 10/5, Trung Quốc và Mỹ khởi động cuộc họp quan trọng đầu tiên nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại tiềm năng tại Thụy Sỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Những yếu tố làm thay đổi triển vọng kinh tế toàn cầu
05:30' - 20/04/2025
Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hợp tác khoáng sản chiến lược định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu
06:30'
Theo Tạp chí The Strategist (Australia), Ấn Độ và Australia đang đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản thiết yếu, một động thái chiến lược nhằm củng cố chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế: Một công đôi việc
05:30'
Từ ngày 1/7, Malaysia đã triển khai Thuế Bán hàng và Dịch vụ (SST) được sửa đổi và mở rộng theo khuôn khổ kinh tế Madani.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng euro mạnh – Bài cuối: EU có hấp thụ được gánh nặng tỷ giá?
06:30' - 16/07/2025
Đồng euro mạnh lên đang làm trầm trọng thêm tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng euro mạnh – Bài 1: Niềm tin của thị trường đặt cược vào châu Âu
05:30' - 16/07/2025
Đồng euro hiện là lựa chọn thay thế gần nhất với đồng USD để trở thành một đồng tiền dự trữ toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý II/2025
15:12' - 15/07/2025
Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 5,2% trong quý II/2025, vượt nhẹ so với mức dự báo 5,1% theo khảo sát của Reuters và trên ngưỡng mục tiêu tăng trưởng cả năm 5% mà Chính phủ Trung Quốc đề ra.
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của các khu phát triển kinh tế trong cải cách, mở cửa của Trung Quốc
09:27' - 15/07/2025
Ngày nay, mạng lưới các khu phát triển kinh tế trong cải cách, mở cửa của Trung Quốc đã mở rộng lên 232 khu, trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển của Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ áp thuế 36%, kinh tế Campuchia trước ngã rẽ chiến lược
06:30' - 15/07/2025
Bộ Kinh tế Campuchia cho biết, việc Mỹ áp thuế quan ở mức 36% sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Campuchia tại thị trường chủ chốt Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Đòn thuế quan từ Mỹ và những thiệt hại với kinh tế châu Âu
05:30' - 15/07/2025
Nền kinh tế châu Âu tiếp tục phải đối mặt với mối đe dọa mới, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 12/7 tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU).
-
Phân tích - Dự báo
Lối thoát cho Mỹ trong cuộc đua tài nguyên hiếm với Trung Quốc
16:23' - 14/07/2025
Một hướng đi khác cho Mỹ để đối phó với tình trạng thiếu đất hiếm – đó là tái chế, một ý tưởng không mới nhưng đang được “hồi sinh”.