Điểm lại thị trường nông sản tuần qua
Vào lúc đóng cửa phiên giao dịch 22/5, giá ngô Mỹ giao tháng 7/2020 tăng 0,25 xu Mỹ (tương đương 0,08%) lên 3,18 USD/ bushel. Trong khi đó, giá đậu tương Mỹ giao cùng kỳ hạn giảm 1,75 xu Mỹ (0,21%) xuống còn 8,3325 USD/bushel, còn giá lúa mỳ Mỹ giao tháng 7/2020 giảm 7,25 xu Mỹ (1,41%) xuống 5,0875 USD/bushel. (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg, 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Các nhà môi giới ước tính các quỹ đã bán 2.300 hợp đồng lúa mỳ, 3.100 hợp đồng ngô và 900 hợp đồng đậu tương. Khối lượng giao dịch thưa thớt trước thềm kỳ nghỉ lễ cuối tuần dài trong bối cảnh các thị trường hàng hóa Mỹ sẽ đóng cửa nghỉ lễ vào ngày 25/5. Các nhà giao dịch sẽ theo dõi để xem liệu nhu cầu hàng nông sản Mỹ của Trung Quốc có cải thiện sau khi kết thúc đợt nghỉ lễ vào tuần tới hay không. Ngoài ra, AgResource, công ty nghiên cứu nông nghiệp có trụ sở tại Chicago, ước tính rằng hoạt động gieo trồng ngô của Mỹ hiện đã hoàn thành 87-89%, còn đậu tương hoàn thành 72-75%. * Thị trường gạo châu Á: Giá gạo của Ấn Độ, nước xuất khẩu hàng đầu, đã chạm mức “đỉnh” của hơn một năm trong tuần này nhờ nhu cầu tăng mạnh từ các quốc gia châu Phi và châu Á, trong khi đó lốc xoáy đã làm thiệt hại một số cây trồng ở Bangladesh. Bộ trưởng Nông nghiệp Abdur Razzaque cho hay lốc xoáy Amphan, đổ bộ vào khu vực miền Đông Ấn Độ và Bangladesh hôm 20/5, đã làm thiệt hại 176.000 ha mùa màng ở Bangladesh. Tuy nhiên, nhờ việc thu hoạch vụ Hè đã gần hoàn tất, nên mức độ ảnh hưởng không lớn. Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ đã tăng lên 385-389 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 4/2019, so với mức 380-385 USD/tấn của tuần trước đó. Trong khi đó, đồng baht mạnh lên, chạm mức cao của hơn hai tháng trong phiên 21/5, qua đó đẩy giá gạo 5% tấm của Thái Lan lên 480-505 USD/tấn, so với mức 480-485 USD/tấn trong tuần trước đó. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam giao dịch gần mức “đỉnh” của một năm là 450-460 USD/tấn. Một nhà giao dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh cho hay nhu cầu cao cùng với nguồn cung thấp đã đẩy giá gạo lên mức cao của một năm. * Thị trường cà phê: Khép lại phiên ngày 22/5, giá cà phê giao dịch trái chiều, trong đó giá cà phê Arabica rơi xuống mức thấp của 3 tháng rưỡi, còn giá cà phê Robusta tăng lên mức cao của hai tuần. Cụ thể, giá cà phê Robusta giao tháng 7/2020 trên sàn ICE Europe – London tăng thêm 18 USD, lên 1.207 USD/tấn. Trên sàn ICE US – New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2020 giảm phiên thứ tư liên tiếp, giảm 1,15 xu Mỹ/lb (1 lb = 0,454 kg), xuống 103,6 xu/lb trước tín hiệu nguồn cung cà phê toàn cầu tăng mạnh. Ngân hàng Rabobank ngày 21/5 đã nâng dự báo dư cung cà phê trong niên vụ 2019/2020 từ mức 1,6 triệu bao lên 2,6 triệu bao và niên vụ 2020/2021 từ 5,6 triệu bao lên 7,6 triệu bao, do tác động tiêu cực từ các biện pháp phong tỏa để ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 lây lan, khiến tiêu thụ cà phê sụt giảm. IRI ngày 7/5 công bố số liệu cho thấy doanh số bán cà phê tại các siêu thị ở Mỹ đã giảm 20% trong bốn tuần kết thúc ngày 19/4./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cầu nối thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Ấn Độ
13:05' - 20/05/2020
Ấn Độ là một trong những quốc gia đông dân nhu cầu về các mặt hàng rất đa dạng và phong phú. Vì vậy, Việt Nam còn nhiều tiềm năng để xuất khẩu hàng hóa sang thị trường gần 1,4 tỷ dân này.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của Australia về quyết định áp thuế nông sản mới của Trung Quốc
21:42' - 18/05/2020
Ngày 18/5, Australia đã bày tỏ thất vọng trước quyết định của Trung Quốc áp thuế 80,5% đối với lúa mạch của Australia xuất khẩu sang quốc gia châu Á này.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa gạo ổn định, giá tiêu lại tăng mạnh
17:21' - 17/05/2020
Tuần qua (ngày 11/5 đến 16/5), giá lúa gạo ở thị trường trong nước được ghi nhận ở mức ổn định; giá tiêu đã có sự tăng trở lại và vượt mốc 40.000 đồng/kg.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá gạo Nhật Bản có thể hạ nhiệt sau khi chính phủ mở kho dự trữ
20:20'
Theo dữ liệu mới nhất từ Tổ chức Hỗ trợ Nguồn cung Ổn định Lúa gạo, niềm tin của các thương nhân gạo Nhật Bản về triển vọng giá đã sụt giảm nghiêm trọng.
-
Hàng hoá
OPEC+ nhất trí tiếp tục tăng sản lượng dầu
18:27'
Ngày 5/7, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) thông báo quyết định tiếp tục tăng sản lượng dầu mỏ trong tháng 8.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong khi chờ quyết sách từ OPEC+
14:09'
Tính cả tuần, giá dầu Brent tăng khoảng 0,8% và dầu WTI tăng khoảng 1,5% so với cuối tuần trước, đánh dấu tuần tăng thứ hai liên tiếp
-
Hàng hoá
Nguồn cung cà phê toàn cầu có thể phục hồi trong ba năm tới
07:36'
Nguồn cung cà phê toàn cầu hiện đang eo hẹp do tình trạng thâm hụt sản lượng kéo dài nhiều năm, do tác động của tình hình thời tiết khắc nghiệt.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm nhẹ trước thềm cuộc họp OPEC+
15:32' - 04/07/2025
Trong phiên giao dịch chiều 4/7, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 35 xu Mỹ, xuống còn 68,45 USD/thùng. Trong khi , giá WTI giảm 25 xu Mỹ, còn 66,75 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp bật tăng
09:51' - 04/07/2025
Giá nhiều mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đã quay đầu bật tăng, trong đó, giá đường tăng vọt tới 5%.
-
Hàng hoá
Hai nhân tố đẩy giá dầu thế giới đi xuống phiên 3/7
08:10' - 04/07/2025
Thời hạn tạm dừng áp thuế quan cao hơn của Tổng thống Donald Trump sẽ kết thúc vào ngày 9/7, trong khi một số đối tác thương mại lớn như Liên minh châu Âu và Nhật Bản vẫn chưa đạt được thỏa thuận.
-
Hàng hoá
Sắp diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu
19:56' - 03/07/2025
Hội chợ có quy mô 300 gian hàng của trên 150 doanh nghiệp trưng bày các mặt hàng đạt chứng nhận OCOP như chè, cà phê, hàng lưu niệm, các sản phẩm dược liệu, trầm hương, tinh dầu, tinh bột nghệ...
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á đi xuống do bất ổn thuế quan
17:12' - 03/07/2025
Giá dầu châu Á giảm trong phiên giao dịch chiều 3/7 sau khi tăng 3% trong phiên trước đó do các nhà đầu tư lo ngại Mỹ có thể tái áp thuế cao hơn.