Điện hạt nhân sẽ có tương lai ở Nhật Bản?
Với tiêu đề “Điện hạt nhân sẽ có tương lai ở Nhật Bản?”, tác giả bài viết đã chỉ ra những khó khăn trong việc phát triển điện hạt nhân ở Nhật Bản và kết luận rằng ngành kinh doanh điện hạt nhân “không có tương lai” ở nước này.
Năng lượng hạt nhân được coi là nguồn năng lượng tương đối có lợi trên tất cả các khía cạnh của một chính sách năng lượng gồm an ninh năng lượng, kinh tế và môi trường. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima năm 2011 đã dẫn tới những lời kêu gọi loại bỏ điện hạt nhân ở Nhật Bản. Vậy nguồn năng lượng này liệu có tương lai ở “đất nước Mặt Trời mọc”?Cùng với năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân là một nguồn năng lượng có lượng khí thải carbon thấp. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và Liên đoàn các nhà khoa học liên quan (UCS), những tổ chức đã nhiều lần bày tỏ quan ngại sâu sắc về các rủi ro mà năng lượng hạt nhân gây ra, cho rằng việc mở rộng hoạt động của các nhà máy điện hiện nay là biện pháp rẻ nhất để chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu.Có một thực tế không thể phủ nhận rằng năng lượng hạt nhân là nhân tố quan trọng để đảm bảo đạt được tiến bộ thực chất trong việc giảm lượng khí thải carbon trong quá trình phát điện.
Đối với Nhật Bản, nước không có nguồn nhiên liệu hóa thạch, điện hạt nhân cũng là nguồn năng lượng có ưu thế cao về mặt an ninh năng lượng và ổn định nguồn cung. Cũng giống như nhiên liệu hóa thạch, Nhật Bản vẫn phụ thuộc vào việc nhập khẩu uranium, nhưng chỉ cần một lượng nhỏ loại nhiên liệu này có thể tạo ra một lượng điện lớn.Cuộc tấn công gần đây vào 2 tàu chở dầu ở Eo biển Hormuz đã đẩy giá dầu tăng cao. Hai cú sốc giá dầu trong những năm 1970 đã tác động lớn tới cuộc sống của người dân Nhật Bản khi giá điện tăng 50%. Không ai có thể đảm bảo một cuộc khủng hoảng tương tự sẽ không bao giờ tái diễn.
Có một thực tế là điện hạt nhân đã mất dần ưu thế ở Nhật Bản sau khi Cơ quan Quản lý Hạt nhân (NRA) siết chặt các tiêu chuẩn an toàn đối với các nhà máy điện hạt nhân sau cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima. Chi phí nâng cấp các lò phản ứng hạt nhân nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn mới của NRA gần bằng chi phí để xây dựng lò phản ứng mới.Để thu hồi vốn đầu tư khi phải bỏ ra một nguồn vốn lớn như vậy cần thời gian hoạt động dài và hiệu suất sử dụng cao. Tuy nhiên, các nhà máy điện hạt nhân lại cần có sự đồng ý của chính quyền địa phương trước khi đi vào hoạt động. Điều này khiến cho chi phí vận hành nhà máy điện hạt nhân càng tăng.
Mặc dù điện hạt nhân đang phải đối mặt với cuộc chiến gian nan về chi phí nhưng điều đó không có nghĩa Nhật Bản không còn cần điện hạt nhân bởi vì, nguồn năng lượng này có nhiều ưu thế.Tác động của cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima là quá lớn, đủ để che mờ các lợi ích từ nguồn năng lượng này. Đa số người dân ở Nhật Bản đều phản đối điện hạt nhân. Trong bối cảnh đó, ngành kinh doanh điện hạt nhân ở Nhật Bản đang phải đối mặt với ba nhân tố bất ổn.
Trước hết, đó là sự bất ổn về chính trị. Chính quyền của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, cho dù ổn định trong thời gian khá dài, không cung cấp đủ sự hỗ trợ cho ngành kinh doanh điện hạt nhân. Bên cạnh đó, Chính phủ đã giao cho các nhà máy điện hạt nhân phải tìm sự đồng thuận của chính quyền địa phương nơi đặt nhà máy trước khi đưa vào hoạt động.Các thỏa thuận về an toàn không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý. Tuy nhiên, các lò phản ứng đang hoạt động sẽ gần như không thể hoạt động nếu không có sự chấp thuận của chính quyền địa phương. Bất cứ khi nào diễn ra bầu cử, các nhà máy điện hạt nhân lại rơi vào trạng thái bất an, và nếu có một nhà lãnh đạo mới được bầu, họ sẽ phải làm lại từ đầu.Thứ hai, đó là sự bất ổn về chính sách. Nhật Bản đã tự do hóa hoàn toàn khâu bán lẻ điện. Trong một thị trường tự do hóa, các nhà máy điện hạt nhân có thể có tính cạnh tranh cao về mặt chi phí nhưng không có công ty nào dám vượt qua thách thức để xây dựng các nhà máy mới.Do các nhà máy điện hạt nhân đòi hỏi vốn đầu tư lớn, việc duy trì chi phí huy động vốn ở mức thấp sẽ có tác động lớn tới khả năng cạnh tranh.
Tuy nhiên, việc huy động vốn giá rẻ là một điều không thể hy vọng ở một thị trường tự do cạnh tranh. Mỹ đã đưa ra chính sách bảo lãnh của Chính phủ cho việc vay vốn xây dựng lò phản ứng mới, trong khi một số bang hỗ trợ cho các nhà máy điện hạt nhân bằng cách cấp giấy chứng nhận tham gia chương trình không phát thải khí CO2.
Anh cũng bảo đảm giá bán cố định cho các nhà máy điện hạt nhân nhưng những hệ thống hỗ trợ như vậy không tồn tại ở Nhật Bản.
Một vấn đề khác đang phủ bóng đen lên tương lai của các doanh nghiệp điều hành nhà máy này là chính sách tái sử dụng nhiên liệu hạt nhân. Giá uranium hiện nay hoàn toàn khác so với thời điểm khi Nhật Bản thông qua chính sách tái tạo nhiên liệu hạt nhân nhằm tái sử dụng nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.Vì vậy, việc duy trì chính sách này hiện nay rất khó khăn từ góc độ hiệu quả kinh tế. Định hướng tái sử dụng nhiên liệu hạt nhân sẽ ảnh hưởng lớn tới ngành kinh doanh điện hạt nhân.
Thứ ba, sự bất ổn về các quy định pháp lý. Việc rà soát độ an toàn của các nhà máy điện hạt nhân kéo dài trong nhiều năm là một điều tương đối phổ biến. Bên cạnh đó, có quá nhiều vụ kiện đòi tạm ngừng hoạt động các nhà máy điện hạt nhân.Mặc dù quyền tiếp cận tòa án của người dân là một nhân tố quan trọng nhưng điều bất thường đó là những người khởi kiện giống nhau và những luật sư giống nhau đã nộp đơn kiện tại nhiều tòa án quận khác nhau để tìm cách đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân.
Khi các nhà máy điện hoạt động trong một môi trường đầy bất trắc như vậy, có thể kết luận rằng ngành kinh doanh điện hạt nhân sẽ không thể bền vững và không có tương lai ở Nhật Bản./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản tăng cường viện trợ quân sự tại Thái Bình Dương
05:30' - 24/07/2019
Chính phủ Nhật Bản đang mở rộng các hoạt động hỗ trợ xây dựng năng lực quân sự cho một số quốc đảo tại Thái Bình Dương thông qua việc liên kết với Mỹ và Australia.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản vẫn đối mặt với rủi ro từ thương chiến Mỹ-Trung
17:27' - 23/07/2019
Chính phủ Nhật Bản cho biết kinh tế nước này tiếp tục cải thiện nhờ nhu cầu trong nước vững mạnh, song vẫn phải thận trọng trước rủi ro từ bên ngoài, bao gồm căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố Sách Trắng về kinh tế và tài chính tài khóa 2019
13:51' - 23/07/2019
Nhật Bản công bố Sách Trắng về kinh tế và tài chính tài khóa 2019, cho biết Tokyo đang đề phòng bất kỳ tác động tiêu cực nào từ việc nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thể nới lỏng chính sách tiền tệ
08:20' - 23/07/2019
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Haruhiko Kuroda cho biết BoJ sẽ cân nhắc các biện pháp nới lỏng tiền tệ bổ sung nếu bất ổn đang gia tăng trên thế giới tác động tới kinh tế Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tìm cách giảm tác động từ hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản
19:19' - 22/07/2019
Chính phủ Hàn Quốc thông báo sẽ cho phép các công ty trong nước tham gia nội địa hóa các nguyên liệu công nghiệp chủ chốt được tạm thời thuê lao động làm việc quá 52 giờ/tuần.
-
Hàng hoá
Giá chip nhớ tăng 25% sau khi Nhật Bản hạn chế xuất khẩu sang Hàn Quốc
19:31' - 20/07/2019
Giá các loại chip nhớ đã tăng 25% sau khi Nhật Bản áp các quy định hạn chế đối với hoạt động xuất khẩu nguyên liệu công nghệ cao sang thị trường Hàn Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58' - 26/11/2024
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45' - 26/11/2024
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45' - 26/11/2024
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29' - 26/11/2024
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09' - 26/11/2024
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23' - 26/11/2024
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.