Điều chỉnh cơ cấu nợ công theo hướng bền vững hơn
Ông Võ Hữu Hiển cho biết, đến cuối năm 2015, cơ cấu nợ công của Việt Nam, bao gồm nợ Chính phủ chiếm 80,8%, nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm 17,8% và nợ chính quyền địa phương chiếm 1,4%.
Theo đó, trong cơ cấu nợ Chính phủ, tỷ trọng nợ trong nước đang có xu hướng tăng từ 39% (năm 2011) lên 57% (năm 2015) và tỷ trọng nợ nước ngoài giảm tương ứng từ 61% (năm 2011) xuống còn 43% (năm 2015), như vậy là phù hợp với Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn đến 2030.
Với nợ trong nước, chủ yếu phát hành trái phiếu trong nước. Bởi vì trước đây, do áp lực huy động vốn lớn trong khi thị trường vốn trong nước chưa phát triển, nguồn vay đầu tư trái phiếu Chính phủ chủ yếu là ngân hàng thương mại nên giai đoạn 2011-2013 buộc phải vay với kỳ hạn ngắn dẫn đến áp lực trả nợ trong ngắn hạn tăng lên.
Thực hiện Nghị quyết số 78/2014/NQ-QH13 về dự toán ngân sách Nhà nước 2015 và Nghị quyết số 99/2015/NQ-QH13 của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã chỉ đạo kéo dài thời hạn phát hành Trái phiếu trong nước.
“Nhờ vậy, từ năm 2014, kỳ hạn đang ở mức 3 năm, đến năm 2015, kéo dài lên 4,4 năm và 6 tháng đầu năm 2016 thì kéo dài lên 5 năm, góp phần giảm thiểu rủi ro tái cấp vốn.” - ông Hiển cho biết thêm.
Lý giải về vấn đề nợ công tăng nhanh, theo ông Võ Hữu Hiển, nguyên nhân trước tiên là áp lực huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Trong 5 năm 2011-2015, mặc dù mức vốn đầu tư toàn xã hội giảm nhưng vẫn duy trì khoảng 32% GDP.
Đầu tư ở mức tương đối cao trong khi tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế cho đầu tư chỉ khoảng 25% GDP dẫn đến sự thiếu hụt về nguồn vốn cho đầu tư, đồng nghĩa với việc phải đi vay. Việt Nam là một nước đang trong giai đoạn phát triển, buộc phải tăng vay nợ cho đầu tư, đặc biệt là các công trình kết cấu hạ tầng đồng bộ… từ đó khiến quy mô nợ công tăng lên.
Xét trên khía cạnh khác, đó là bối cảnh kinh tế giai đoạn 2011-2015 không thuận lợi, đặc biệt là việc điều chỉnh giảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả giai đoạn từ mức bình quân 7-7,5%/năm xuống 6,5-7,0%/năm cũng là một nguyên nhân quan trọng.
Tăng trưởng - cơ sở để tính toán các chỉ tiêu tài khóa, bội chi, vay nợ - giảm trong khi nhu cầu vay và các chỉ tiêu khác vẫn được giữ nguyên do phải tăng cường nguồn lực để thúc đẩy, duy trì, ổn định phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
Hệ quả tất yếu là tỷ lệ nợ công so với GDP tăng lên. Ngoài ra, việc mất giá của đồng Việt Nam biến động khó lường với các đồng tiền vay khác như USD, JPY, CNY cũng làm quy mô nợ của Chính phủ tăng khi quy đổi sang đồng Việt Nam.
Ông Võ Hữu Hiển nhấn mạnh, nợ công không thể giảm ngay trong “một sớm một chiều” mà cần phải có lộ trình như việc thực hiện các chương trình, dự án sử dụng nợ công phải tuân thủ đúng dự toán được giao; tránh hiện tượng điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư, đặc biệt là tăng từ nguồn vốn vay do triển khai chậm trễ, không đúng tiến độ dẫn đến khối lượng tăng lên.
Đồng thời, chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng đầu tư công, sử dụng nợ công; kiên quyết cắt giảm bội chi ngân sách Nhà nước theo lộ trình, chủ động xây dựng phương án điều chỉnh tổng mức vay và hạn mức nợ tương ứng để đảm bảo an toàn nợ công và an ninh tài chính quốc gia..., giám sát kiểm soát kỹ các khoản vay mới.
“Áp lực vay nợ cho phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn, vì vậy để giảm áp lực này trước hết phải xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn trong khả năng cân đối và đảm bảo tính bền vững của chính sách tài khóa; kiểm soát chặt chẽ danh mục đầu tư công và chỉ tập trung đầu tư vào các ngành, lĩnh vực then chốt cần sự đầu tư của Nhà nước” - ông Hiển chia sẻ.
>>> Bên lề Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khóa XIV: Tiếp tục giảm gánh nặng nợ công
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khóa XIV: Tiếp tục giảm gánh nặng nợ công
14:23' - 21/07/2016
Đảm bảo an toàn nợ công và giảm bội chi ngân sách là những vấn đề được nhiều cử tri quan tâm tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV.
-
Tài chính
Xây dựng thể chế đủ mạnh để quản lý nợ công
06:30' - 13/06/2016
Cần chú trọng xây dựng thể chế quản lý nợ công đủ mạnh. Bộ máy quản lý nợ công cần thay đổi theo hướng tập trung vào một đầu mối, và thực hiện đầy đủ quy định về công khai, minh bạch về nợ công.
-
Tài chính
Động viên hợp lý nguồn lực, tăng cường quản lý nợ công
16:14' - 03/06/2016
Sắp tới phải cơ cấu lại ngân sách nhằm động viên hợp lý nguồn lực, đảm bảo hợp lý chi thường xuyên, trả nợ, tăng cường quản lý nợ công, giữ mức bội chi trong giai đoạn 2016-2020…
-
Tài chính
Kiểm soát độ an toàn trong quản lý nợ công
14:26' - 10/03/2016
Theo một quan chức của Bộ Tài chính, huy động vốn vay của Chính phủ năm 2015 đã tăng gấp đôi với năm 2011, trong đó huy động thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ ở trong nước tăng gần 3,5 lần.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư vào trí tuệ nhân tạo tăng 8 lần
16:50'
Việt Nam vẫn ghi nhận 2,3 tỷ USD vốn đầu tư được giải ngân qua 141 thương vụ trong năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết hàng giả: Không chỉ dừng ở khâu “đuổi bắt”
15:35'
Việc chống hàng giả không thể chỉ dừng ở “đuổi bắt” mà cần phòng ngừa tận gốc; trong đó, siết chặt quản lý chất lượng và cấp phép được ví như giải pháp nền tảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tấn xã Việt Nam - nơi chảy mãi dòng tin chiến thắng
15:33'
Trụ sở TTXVN - địa chỉ lịch sử 50 năm trước giờ khang trang, rực rỡ hơn để hòa cùng niềm vui, niềm tự hào và tinh thần độc lập của người Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh đèn tín hiệu, biển báo tại các nút giao phức tạp
15:18'
Dịp lễ 30/4 và 1/5 các địa phương và các cơ quan chức năng đang thực hiện điều chỉnh đèn tín hiệu, biển báo tại các nút giao phức tạp.
-
Kinh tế Việt Nam
Khúc ca khải hoàn trên tàu Thống Nhất
14:05'
Tháng 5, một chuyến tàu mang tên Thống Nhất chở theo người lính cụ Hồ sẽ đi từ thành phố mang tên Bác về quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại muôn vàn kính yêu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nam Định thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính
12:50'
Ngày 27/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Nam Định khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 27 để giải quyết các công việc phát sinh đột xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
12:49'
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: "NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện đại hoá ngành hải quan - Bài cuối: Hướng tới hoàn thiện hệ thống hải quan số
11:51'
Ngành hải quan TP. Hồ Chí Minh tiếp tục ứng dụng công nghệ, hướng tới hoàn thiện hệ thống hải quan số, hải quan thông minh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu doanh nghiệp, người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện đại hóa ngành hải quan - Bài 1: Ứng dụng công nghệ quản lý, giám sát
11:49'
Hải quan TP. Hồ Chí Minh là đơn vị đi đầu trong triển khai Hệ thống quản lý hải quan tự động (VASSCM) tại cảng, kho, bãi, giúp kết nối thông suốt giữa doanh nghiệp kho bãi với cơ quan hải quan.