Điều gì giúp kinh tế Pháp "cầm cự" trong năm 2022?
Phân tích tình hình hiện tại và dự báo về bức tranh kinh tế của Pháp và Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) trong thời gian tới, nhật báo Le Monde cho rằng hỗ trợ của nhà nước và sự ổn định của việc làm có thể giữ cho hoạt động kinh doanh “cầm cự” được trong năm nay. Nhưng tình trạng thiếu hụt năng lượng, giá cả tăng vọt và việc tăng lãi suất cần thiết để kiềm chế lạm phát của ngân hàng trung ương có thể làm đảo lộn nền kinh tế vào năm 2023.
* Áp lực từ ba “làn gió ngược”Trong năm qua, nhờ tính trước một bước, Bộ Kinh tế Pháp đã có thể kiểm soát sự gia tăng của giá tiêu dùng, giữ ở mức thấp hơn nhiều (+5,8% trong một năm) so với mức trung bình của khu vực đồng euro (+9,1%). Theo tính toán của Cơ quan nghiên cứu và thống kê kinh tế Pháp (INSEE), nếu không có “lá chắn” thuế quan, lạm phát từ quý II/2021 đến năm 2022 đã có thể cao hơn 3,1 điểm phần trăm.Tuy nhiên, chẳng ai hài lòng với kết quả này khi biết “cái giá phải trả” cho điều đó. Chỉ riêng ba lá chắn thuế quan (điện, khí đốt và nhiên liệu) đã tiêu tốn khoảng 24 tỷ euro (24 tỷ USD) tài chính công kể từ tháng 9/2021, theo đánh giá của Bộ trưởng Kinh tế Bruno Le Maire vào tuần trước. Con số này còn chưa tính đến 8,4 tỷ euro mà tập đoàn điện lực EDF hỗ trợ.Tổng thống Emmanuel Macron đã từng ngụ ý về việc kết thúc sự hỗ trợ này "bất kể giá năng lượng có tiếp tục tăng". Tuy nhiên, cho đến này vẫn chưa thấy chính phủ triển khai động thái này, thậm chí còn áp dụng trợ giá cho tất cả nhiên liệu từ ngày 1/9.Mùa Đông 2022-2023 được cảnh báo là sẽ rất khó khăn. Denis Ferrand, Giám đốc Viện kinh tế Rexecode, mô tả: "Lạm phát đang ở đây, còn suy thoái thì đang ở trong phòng chờ". Theo ông, sẽ thật đáng sợ khi ba “làn gió ngược” cùng đồng thời ập đến. Trước hết, rủi ro về việc cắt giảm nguồn cung và thiếu hụt sản phẩm. Sau đó là chi phí tăng cao khiến hoạt động của các công ty phải ngưng trệ hoặc giảm tải (nhà sản xuất thủy tinh Duralex và Arc tuần này đã thông báo về việc áp dụng thất nghiệp một phần). Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng đó là các đợt tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày càng bị chỉ trích là không tôn trọng sứ mệnh ban đầu là bình ổn giá cả (kiềm chế lạm phát không tăng quá 2%).* Chao đảo nhưng không sụp đổXung đột ở Ukraine - điều chưa từng xảy ra kể từ năm 1945 ở châu Âu, nguyên liệu thô tăng vọt có thể so sánh với cú sốc dầu mỏ của những năm 1970, khủng hoảng dịch bệnh kéo dài ở Trung Quốc kìm hãm nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này, lạm phát chung, tất cả đã đưa châu Âu lùi lại bốn mươi năm. Theo nhận xét Bruno Cavalier, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Oddo BHF: "Điều thực sự đáng kinh ngạc là nền kinh tế toàn cầu, cho đến nay, vẫn chưa rơi vào suy thoái. Số lượng các cú sốc, đơn lẻ hoặc kết hợp, đáng lẽ phải gây ra sự đảo lộn trong chu kỳ kinh tế nhưng vẫn mới chỉ gây chao đảo". Đánh giá này có giá trị hơn bao giờ hết trong bối cảnh hiện nay.Về phía Bộ trưởng Bruno Le Maire, ông cũng tuyên bố: "Nền kinh tế Pháp vẫn đang cầm cự được" và tăng trưởng vào năm 2022 sẽ vẫn ở mức 2,5%, "thậm chí có thể tốt hơn một chút". Điều này sẽ làm cho năm 2022 trở thành một trong những năm tốt nhất trong hai mươi năm qua về mặt kinh tế vĩ mô. Mặc dù các hộ gia đình vẫn đang lo lắng và các cuộc khảo sát của INSEE về niềm tin của người dân là đen tối nhất trong 20 năm qua. Mặc dù vậy, người Pháp vẫn đi du lịch, thậm chí họ chưa bao giờ đi nghỉ Hè nhiều như vậy (70% so với 60% vào năm 2021), theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Du lịch Olivia Grégoire.Các nhà phân tích kinh tế đưa ra hai cách giải thích cho khả năng phục hồi này, đó là nhờ hỗ trợ đáng kể của ngân sách công và sự ổn định của việc làm.
Không giống như đối tác Anh, các quốc gia châu Âu đã chống đỡ với những thách thức bằng cách bảo vệ người tiêu dùng. Cơ quan nghiên cứu Bruegel ở Brussels ước tính, các biện pháp bảo vệ chống lại sự bùng nổ năng lượng được áp dụng trong khu vực đồng euro (không chỉ là các lá chắn thuế) lên tới 217 tỷ euro, tương đương 1,7% GDP.Khả năng phục hồi cũng là nhờ thị trường việc làm hoạt động tốt và cuối cùng là do sự ổn định vững chắc của các công ty. Chuyên gia Denis Ferrand lưu ý rằng, ở Pháp, cũng như Đức và Italy, nền kinh tế vẫn tiếp tục tạo thêm việc làm. Ngoài ra, ông cũng nhìn thấy một yếu tố thuận lợi khác, đó là sự vững chắc của đầu tư kinh doanh, liên quan đến tình hình tài chính khá lành mạnh. Đầu tư hiệu quả, được thúc đẩy bởi quá trình chuyển đổi năng lượng và cuộc cách mạng kỹ thuật số, hiện cao hơn 4,3% so với mức cuối năm 2019, thời kỳ trước khủng hoảng dịch bệnh, trong khi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng không quá 0,9%.Tuy nhiên, ngay cả những sự hỗ trợ này cũng không có cách nào xua đuổi “bóng ma” suy thoái đang hiện hữu. Phải thừa nhận rằng cú sốc năng lượng là rất mạnh, khiến khu vực đồng euro phải chịu thiệt hại khoảng 3% GDP so với phần còn lại của thế giới, tương đương khoảng 350 tỷ euro.Chuyên gia Bruno Cavalier nhấn mạnh: "Ngay cả trước khi nhu cầu năng lượng trong mùa Đông tăng bình thường, người tiêu dùng châu Âu, các công ty hoặc hộ gia đình, cũng đã phải chứng kiến ngân quỹ của họ bị thâm thủng một cách nặng nề, khiến cho sản xuất gián đoạn, nhu cầu suy giảm, nói ngắn gọn là nguy cơ dẫn đến suy thoái".Tuy cơ chế suy thoái đáng sợ này vẫn chưa phát tác, nhưng bên kia sông Rhine, Ngân hàng Đức tỏ ra lo lắng về điều đó khi dự đoán trong bản tin của mình vào cuối tháng Tám rằng: “Nhiều khả năng GDP sẽ tiếp tục sụt giảm trong mùa Đông tới".Về phía Pháp, Thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp François Villeroy de Galhau dự báo: "Với năm 2023, không thể loại trừ bất cứ điều gì, vì chúng ta đang trong thời kỳ bất ổn lớn. Nhưng chúng tôi kỳ vọng nước Pháp sẽ chỉ giảm tốc mạnh chứ không phải suy thoái". Chính phủ Pháp và dư luận nước này tin rằng chỉ cần bù đắp tác hại của lạm phát đối với sức mua là có thể xóa bỏ lạm phát. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Chỉ có hạ nhiệt nhu cầu và hoạt động sản xuất mới có thể làm dịu cơn sốt lạm phát./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU gia hạn các biện pháp trừng phạt đối với Nga
10:43' - 15/09/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 14/9, Hội đồng châu Âu đã quyết định gia hạn các biện pháp hạn chế đối với Nga thêm 6 tháng, cho đến ngày 15/3/2023.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu nhất trí về 4 giải pháp cấp bách về giá năng lượng
08:14' - 10/09/2022
Tại cuộc họp bất thường hôm 9/9 ở Brussels, Bộ trưởng Năng lượng 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về bốn giải pháp cấp bách để giảm giá năng lượng tăng cao.
-
Tài chính & Ngân hàng
Pháp cảnh báo châu Âu có thể đối mặt với suy thoái
21:28' - 09/09/2022
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp Francois Villeroy cảnh báo châu Âu có thể phải đối mặt với một cuộc suy thoái vào năm tới.
-
Tài chính
Pháp và Đức cam kết chung tay chống lạm phát
19:18' - 09/09/2022
Pháp và Đức ngày 9/9 đã cam kết cùng hành động để bảo vệ các hộ gia đình và công ty trong bối cảnh giá năng lượng tăng vọt, đồng thời sử dụng chính sách tài khóa để chống lại lạm phát cao kỷ lục.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu tìm biện pháp khẩn cấp cho vấn đề khí đốt
17:09' - 09/09/2022
Hiện các nước EU đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp chung để cải thiện nguồn cung, giảm lượng khí đốt tiêu thụ và hỗ trợ các nhà cung cấp.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Vàng sẽ tìm lại đỉnh cao?
15:26' - 25/11/2024
Giới phân tích dự đoán giá vàng sẽ phục hồi vào năm tới, do vàng vẫn giữ được sức hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30' - 25/11/2024
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30' - 25/11/2024
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.