Điều hành tỷ giá linh hoạt để đón đầu những bất lợi
Câu chuyện tỷ giá thời gian qua “nóng” cả trên thị trường tài chính quốc tế và trong nước khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc liên tục giảm giá đồng Nhân dân tệ (NDT) và những đồn đoán liên quan đến khả năng điều chỉnh lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Nhà điều hành đã ứng xử ra sao trước những diễn biến này? Những chia sẻ dưới đây của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng với phóng viên TTXVN sẽ làm rõ hơn vấn đề này.
Phóng viên: Thưa Phó Thống đốc, xin bà cho biết những điểm nổi bật trong chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước từ đầu năm đến nay?
Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Từ đầu năm đến nay, trên thị trường tài chính quốc tế xuất hiện một số yếu tố bên ngoài dự báo của các tổ chức quốc tế lớn, chẳng hạn như giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua, sự cộng hưởng của dự kiến tăng lãi suất của Fed cùng với khủng hoảng kinh tế của châu Âu, khủng hoảng Hy Lạp... khiến đồng USD tăng giá nhiều hơn dự kiến của Fed.
Và cũng từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã dự báo được diễn biến của thị trường tài chính quốc tế đến tỷ giá cũng như hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Cho nên Ngân hàng Nhà nước đã chủ động điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng 2 lần với mức điều chỉnh tổng cộng 2%.
Tuy nhiên, trong ngày 11/8, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã điều chỉnh giảm giá đồng NDT 1,9%. Đây là một cú sốc mới kéo theo sự giảm giá một loạt đồng tiền chủ chốt trong khu vực châu Á.
Ngân hàng Nhà nước đã quyết định điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá từ +/-1% lên +/-2% áp dụng từ ngày 12/8. Sau đó, để chủ động dẫn dắt thị trường, Ngân hàng Nhà nước lại quyết định điều chỉnh tăng thêm 1% đối với tỷ giá bình quân liên ngân hàng và tiếp tục nới rộng biên độ tỷ giá giữa đồng VND và USD thêm 1% từ +/-2% lên +/-3%, áp dụng từ ngày 19/8.
Phóng viên: Vì sao Ngân hàng Nhà nước lại quyết định điều chỉnh biên độ và tăng tỷ giá thời gian qua, thưa Phó Thống đốc?
Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá từ +/-1 lên +/- 3% và tăng 1% tỷ giá tạo sự chủ động linh hoạt cho tỷ giá trước tác động bất lợi của diễn biến thị trường tài chính quốc tế.
Việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã điều chỉnh giảm giá đồng NDT là một cú sốc mới kéo theo sự giảm giá một loạt đồng tiền chủ chốt trong khu vực châu Á. Trung Quốc cũng như các nước trong khu vực châu Á lại là nhóm đối tác thương mại lớn của Việt Nam.
Đặc biệt, Việt Nam nhập siêu lớn của Trung Quốc nên việc giảm giá đồng tiền này có những tác động bất lợi đối với tỷ giá cũng như đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước quyết định điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá từ +/-1% lên +/-2% áp dụng từ ngày 12/8 để tạo sự chủ động linh hoạt hơn.
Tuy nhiên, tiếp sau Trung Quốc phá giá mạnh của đồng NDT nêu trên, tâm lý thị trường trong nước vẫn còn nặng nề do lo ngại các hệ lụy của việc Fed sẽ sớm điều chỉnh tăng lãi suất. Vì vậy, nhằm tiếp tục chủ động dẫn dắt thị trường, đón đầu các tác động bất lợi của khả năng Fed tăng lãi suất trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định điều chỉnh tăng thêm 1% đối với tỷ giá bình quân liên ngân hàng và tiếp tục nới rộng biên độ tỷ giá giữa đồng VND và USD thêm 1% từ +/-2% lên +/-3%, áp dụng từ ngày 19/8.
Phóng viên: Vậy, tại sao Ngân hàng Nhà nước không điều chỉnh ngay một lần mà lại tách thành 2 lần và cách nhau chỉ có 1 tuần trong tháng 8, thưa Phó Thống đốc?
Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Như tôi đã nói ở trên, việc điều chỉnh biên độ tăng lên +/-2% ngày 12/8 là giải pháp bước đầu nhằm ứng phó với việc NDT đột ngột giảm giá. Nếu như điều chỉnh luôn một lần vào thời điểm Ngân hàng Trung ương Trung Quốc giảm giá đồng NDT, thị trường sẽ cho rằng, việc điều chỉnh này chỉ nhằm ứng phó với biến động của NDT.
Điều này có thể sẽ tiếp tục tạo tâm lý kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá, ảnh hưởng bất lợi tới sự ổn định của thị trường ngoại tệ. Tại thời điểm đó, Ngân hàng Nhà nước đã cân nhắc mức điều chỉnh biên độ thêm 1% là phù hợp, kịp thời và cũng để tránh những kỳ vọng sai lệch của thị trường.
Phóng viên: Mới đây Ngân hàng Nhà nước lại tiếp tục điều chỉnh giảm trần lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ. Xin Phó Thống đốc cho biết, lý do nào Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động đồng đôla Mỹ?
Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Trong quá trình chỉ đạo điều hành chính sách, Ngân hàng Nhà nước đã luôn quán triệt phương châm nâng cao vị thế của VND và thực hiện từng bước việc hạn chế đôla hóa theo chủ trương của Chính phủ.
Theo đó, những năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã giảm dần trần lãi suất huy động ngoại tệ xuống còn 0,25%/năm áp dụng đối với tổ chức và 0,75%/năm áp dụng đối với cá nhân. Với cách thức điều hành này, cùng với sự phối hợp đồng bộ các giải pháp công cụ về tiền tệ và ngoại hối đã đem lại sự ổn định cho thị trường tiền tệ và ngoại hối trong những năm qua.
Thời gian qua, mặc dù trên thị trường tiền tệ và ngoại hối trong nước có biến động nhưng về cơ bản là ổn định. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận tổ chức, cá nhân có biểu hiện găm giữ ngoại tệ.
Chính vì thế, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động ngoại tệ về 0%/năm áp dụng với tổ chức và 0,25%/năm áp dụng với cá nhân kể từ ngày 28/9.
Giải pháp này sẽ giúp cho việc nâng cao sức hấp dẫn của VND và từ đó hạn chế tình trạng đôla hóa theo đúng phương châm điều hành mà Ngân hàng Nhà nước đã đề ra.
Phóng viên: Vậy trong thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chính sách tỷ giá như thế nào, thưa Phó Thống đốc?
Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Trên thực tế, khả năng Fed tăng lãi suất về cơ bản đã được phản ánh vào diễn biến lãi suất, tỷ giá trên thị trường tài chính quốc tế từ cuối năm 2014 đến nay và đã nằm trong kịch bản tính toán của Ngân hàng Nhà nước về mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng và biên độ tỷ giá được điều chỉnh thời gian qua.
Với việc điều chỉnh thêm 1% tỷ giá bình quân liên ngân hàng và nới biên độ lên +/-3% sau hai lần điều chỉnh vừa qua, tỷ giá có dư địa đủ lớn để linh hoạt ứng phó trước các diễn biến bất lợi trên thị trường quốc tế và trong nước, không chỉ từ nay đến cuối năm mà cả những tháng đầu năm 2016. Qua đó, tạo sự ổn định vững chắc cho thị trường ngoại tệ và đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
Vì vậy, nếu Fed tăng lãi suất trong thời gian tới sẽ không ảnh hưởng đến định hướng ổn định tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. Với quyết tâm bình ổn thị trường, Ngân hàng Nhà nước đã chuẩn bị đầy đủ các giải pháp, công cụ cần thiết và sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp để ổn định tỷ giá và thị trường trong biên độ đề ra.
Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ bám sát những diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong nước, quốc tế để có các giải pháp điều hành đồng bộ, nhằm đạt được mục tiêu đề ra đó là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Phó Thống đốc!
Đỗ Huyền (Thực hiện)
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh tỷ giá tăng là cần thiết
20:23' - 01/10/2015
Trước những biến động trên thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng tỷ giá. Đây là việc làm cần thiết, kịp thời, phù hợp, hạn chế tác động bất lợi từ bên ngoài.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Agribank - Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025
16:18'
Tại Agribank, phát triển bền vững được hiện thực hóa thông qua hệ giá trị vững chắc đó là ba trụ cột: Môi trường, xã hội và quản trị.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 3/7: Giá USD và NDT cùng tăng sau thông tin Mỹ-Việt Nam đạt được thỏa thuận thương mại
08:57'
Vietcombank và BIDV cùng niêm yết tỷ giá USD hôm nay 3/7 tăng lên mức 25.985 - 26.345 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Partnership Marketing dần trở thành xu hướng
15:27' - 02/07/2025
Ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt – đặc biệt là các thương hiệu vừa và nhỏ tìm đến một chiến lược marketing cũ nhưng chưa bao giờ lỗi thời: Partnership Marketing (Tiếp thị qua hợp tác thương hiệu).
-
Ngân hàng
SHB SAHA: Hướng tới khách hàng, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia
14:34' - 02/07/2025
Ngày nay, người dùng, nhất là nhóm trẻ, kinh doanh tự do hoặc bận rộn, cần ứng dụng ngân hàng dễ thao tác trên điện thoại, ít bước phức tạp.
-
Ngân hàng
Lãi suất ưu đãi mới cho vay nhà ở xã hội thấp nhất chỉ 5,9%/năm
14:16' - 02/07/2025
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố mức lãi suất cho vay ưu đãi mới áp dụng cho người mua và đầu tư nhà ở xã hội.
-
Ngân hàng
IMF kêu gọi Thụy Sĩ tăng cường giám sát ngân hàng sau cơn khủng hoảng của Credit Suisse
12:01' - 02/07/2025
IMF kêu gọi Thụy Sĩ tăng cường giám sát hệ thống ngân hàng, đồng thời khắc phục những điểm yếu đã bộc lộ trong cuộc khủng hoảng dẫn đến sự sụp đổ của Credit Suisse vào tháng 3/2023.
-
Ngân hàng
Fed có thể hạ lãi suất nhưng không chịu áp lực chính trị
10:15' - 02/07/2025
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell ngày 1/7 cho biết Fed có thể đã hạ lãi suất trong năm nay nếu không có những thay đổi chính sách đáng kể của Tổng thống Donald Trump.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 2/7: Giá USD tăng nhẹ
08:58' - 02/07/2025
Tại Vietcombank, giá USD được giao dịch ở mức 25.950 VND/USD (mua vào) và 26.310 VND/USD (bán ra), tăng 20 đồng ở cả hai chiều so với hôm qua.
-
Ngân hàng
Kỳ vọng mô hình ngân hàng mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Nam Bộ
19:52' - 01/07/2025
Để phù hợp với mô hình tỉnh, thành phố mới, Ngân hàng Nhà nước vừa thay đổi mô hình hoạt động của bộ máy quản lý ngành ở khu vực Đông Nam Bộ.