Điều kiện nào để được đầu tư kinh doanh bất động sản ra nước ngoài?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Bộ này đang lấy ý kiến các đơn vị liên quan cho Dự thảo về việc ban hành Nghị định của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài, hướng dẫn Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, thay thế Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài.
Theo đó, dự thảo Nghị định được bổ sung một loạt quy định mới đối với việc đầu tư ra nước ngoài; trong đó có hoạt động đầu tư bất động sản.
Cụ thể, theo dự thảo Nghị định, đối với việc kinh doanh bất động sản, điều kiện để được đầu tư ra nước ngoài được quy định: "Nhà đầu tư là doanh nghiệp thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp".
Theo đó, để hạn chế những rủi ro lách luật trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản của cá nhân ở nước ngoài, Luật Đầu tư năm 2020 đã quy định kinh doanh bất động sản là lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài có điều kiện.Việc quy định điều kiện nhà đầu tư phải là pháp nhân sẽ giúp việc quản lý nhà nước thuận lợi và chặt chẽ hơn, tránh tình trạng cá nhân đầu tư bất động sản để định cư ở nước ngoài mà không nhằm mục tiêu đầu tư, kinh doanh.
Trong dự thảo Nghị định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng bổ sung khái niệm “vốn đầu tư ra nước ngoài” (Điều 4 Dự thảo Nghị định)."Việc bổ sung khái niệm “vốn đầu tư ra nước ngoài” là rất cần thiết để xác định rõ thành phần vốn đầu tư ra nước ngoài và làm căn cứ để xác định quy trình, hồ sơ, thủ tục đầu tư ra nước ngoài", Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.
Dự thảo Nghị định quy định vốn đầu tư ra nước ngoài bao gồm tiền và tài sản của nhà đầu tư hoặc do nhà đầu tư huy động để chuyển ra nước ngoài (có bao gồm tiền do nhà đầu tư vay ở trong nước để chuyển ra nước ngoài, không bao gồm tiền do tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay tại nước ngoài, không bao gồm tiền thực hiện trong nước). Ngoài việc bổ sung "điều kiện" để hạn chế cá nhân mua nhà ở nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng bổ sung quy định các trường hợp cá nhân không được đầu tư ra nước ngoài dẫn chiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020, là các cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam (Điều 2 Dự thảo Nghị định). Cụ thể, các trường hợp cá nhân không được đầu tư ra nước ngoài, gồm: Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp… Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước; người chưa thành niên, người bị hạn chế/mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, biện pháp xử lý hành chính…, đang bị tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng. "Việc bổ sung quy định nêu trên là cần thiết, phù hợp và thống nhất với các pháp luật trong nước về cán bộ, công chức, lực lượng công an, quân đội; đảm bảo cá nhân khi đầu tư ra nước ngoài đã có đầy đủ tư cách pháp lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Quy định nêu trên cũng giúp hạn chế các trường hợp cá nhân đang có vấn đề ràng buộc trong nước khi đầu tư ra nước ngoài để hạn chế những rủi ro có thể có như tẩu tán tài sản…", Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết. Kể từ năm 2015 đến nay, hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã có chuyển biến đáng kể. Xu hướng đầu tư ra nước ngoài vẫn được duy trì ổn định về mặt số lượng dự án nhưng thay đổi lớn về chủ thể đầu tư.Trong giai đoạn trước đó, đầu tư ra nước ngoài được dẫn dắt bởi các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn (khai khoáng, trồng cây công nghiệp, năng lượng, viễn thông).
Từ năm 2015 trở đi, số lượng dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước và có vốn nhà nước giảm mạnh, trong khi đó, các doanh nghiệp vốn tư nhân (trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn) và các cá nhân tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động này trong rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Tính đến hết tháng 7/2020, Việt Nam có 1.741 dự án đầu tư ra nước ngoài được cấp phép với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 22,9 tỷ USD.Vốn đã thực hiện đạt khoảng 9,65 tỷ USD; trong đó, riêng giai đoạn 2006 đến nay, số lượng dự án và số vốn đăng ký chiếm tỉ lệ lần lượt là 90,1% và 97,4% tổng vốn đăng ký.
Riêng từ 2015 đến nay, số lượng dự án đã chiếm 45% tổng số dự án lũy kế mặc dù vốn đăng ký chỉ chiếm 14,6% tổng vốn đăng ký.
Các dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn này cũng có những thay đổi theo hướng đa dạng hơn về thị trường, lĩnh vực, hình thức đầu tư.Ngoài các thị trường truyền thống gồm Lào, Campuchia, Nga… doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng đầu tư sang cả những quốc gia vốn là các nhà đầu tư lớn tại Việt Nam như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Singapore, Australia, châu Âu; và từng bước vươn tới các thị trường xa như châu Mỹ Latinh, châu Phi.
Về lĩnh vực đầu tư, bên cạnh thế mạnh trong lĩnh vực trồng cây công nghiệp, thăm dò khai thác dầu khí, kinh doanh thương mại, nhiều nhà đầu tư Việt Nam đã chuyển sang kinh doanh bất động sản, sản xuất công nghiệp, cung cấp dịch vụ các loại (viễn thông, tài chính – ngân hàng, công nghệ thông tin, du lịch, xây dựng...). Đặc biệt, hoạt động đầu tư ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trong nước.Các nhà đầu tư cũng áp dụng các hình thức đầu tư đa dạng gồm thành lập tổ chức 100% vốn tại nước ngoài, góp vốn trực tiếp thành lập công ty liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, mua bán sáp nhập...
Nhiều dự án sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài đã triển khai thực hiện có hiệu quả./.
Tin liên quan
-
Bất động sản
Áp dụng công nghệ giúp tiết kiệm chi phí quản lý bất động sản
14:39' - 24/09/2020
Hiện nhiều chủ đầu tư lớn đã xem xét tới việc rà soát các dự án bất động sản, tích hợp công nghệ 4.0 nhằm tạo lợi thế canh tranh khác biệt hoặc thuê đơn vị quản lý chuyên nghiệp vận hành.
-
Bất động sản
Bất động sản xứ Thanh "sốt" từng ngày với sự đổ bộ của các "ông lớn" địa ốc
08:15' - 22/09/2020
Vài năm trở lại đây, Thanh Hóa liên tiếp thu hút sự quan tâm, đầu tư của các “ông lớn” bất động sản.
-
Bất động sản
Bất động sản cho thuê tại Nga chịu tác động nặng nề của dịch COVID-19
19:58' - 21/09/2020
Với số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cao thứ 4 trên thế giới, nền kinh tế của Nga hiện đang chịu tác động nặng nề của dịch bệnh, nhất là lĩnh vực bất động sản cho thuê.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Đầu tư bất động sản kỳ vọng vào động lực mới từ cải cách thể chế
19:56' - 03/07/2025
Thị trường bất động sản được đánh giá là một trong những lĩnh vực được hưởng lợi trực tiếp từ các chính sách hỗ trợ tăng trưởng.
-
Bất động sản
Giải pháp nào giảm áp lực giá bất động sản trong đô thị?
14:38' - 03/07/2025
Livehouse là loại hình bất động sản đa công năng, tích hợp 5 chức năng chính gồm: lưu trú, kinh doanh, làm việc, nghỉ dưỡng, giải trí với hệ thống hạ tầng và tiện ích được đầu tư đồng bộ.
-
Bất động sản
Cập nhật biến động, xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất chi tiết đến từng thửa
12:51' - 03/07/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhấn mạnh cần theo dõi, cập nhật kịp thời biến động giá đất trên thị trường, đồng thời từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất đến từng thửa đất.
-
Bất động sản
Bảng giá đất áp dụng cho năm 2026 sẽ có biến động lớn
11:56' - 03/07/2025
Thời gian tới, nhiều địa phương ban hành bảng giá đất mới với sự biến động lớn và mức giá được điều chỉnh khác nhau. Điều này sẽ tác động nhiều đến thị trường bất động sản.
-
Bất động sản
Siết quản lý cho thuê chung cư ngắn hạn: Cơ hội cho người mua ở thực
15:41' - 02/07/2025
Siết chặt hoạt động cho thuê lưu trú ngắn hạn không chỉ nhằm đảm bảo an ninh trật tự và quyền lợi của cư dân mà còn góp phần khắc phục tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường lưu trú.
-
Bất động sản
Sun Group ra mắt tổ hợp căn hộ cao cấp giữa lòng Thủ đô
15:21' - 02/07/2025
Sun Property, thành viên Tập đoàn Sun Group tự hào ra mắt Sun Feliza Suites – tổ hợp căn hộ hướng tới tiêu chuẩn 6 sao tọa lạc tại vị trí vàng trung tâm Cầu Giấy (Hà Nội).
-
Bất động sản
Nhật Bản: Thiếu hụt lao động kìm hãm ngành bất động sản đang bùng nổ
07:30' - 01/07/2025
Tình trạng thiếu hụt lao động đang đe dọa làm suy yếu ngành phát triển bất động sản đang bùng nổ của Nhật Bản.
-
Bất động sản
Thị trường bất động sản phân hóa rõ nét giữa các phân khúc
15:15' - 30/06/2025
Tín hiệu tích cực từ thị trường bất động sản và loạt dự án đang khởi động hứa hẹn một bức tranh tươi sáng vào nửa cuối năm, nhất là khi dòng vốn FDI đổ vào lĩnh vực này cũng tăng mạnh.
-
Bất động sản
Sức bật cho bất động sản vào chu kỳ mới
09:44' - 29/06/2025
Việc cho thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất sẽ giúp khoảng 900 dự án bất động sản trên cả nước được triển khai.