Điều tiết hàng hóa xuất khẩu phù hợp với năng lực cửa khẩu để tránh ùn tắc
Ngày 11/8, tại buổi làm việc trực tuyến với các tỉnh có cửa khẩu biên giới xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến yêu cầu, các đơn vị chuyên môn, ngoài hướng dẫn sản xuất bằng văn bản, cần hướng dẫn thêm bằng trực tuyến, trực tiếp tại cơ sở để người dân, địa phương sản xuất đáp ứng đúng yêu cầu trong xuất khẩu.
Địa phương cũng thông tin về tình hình sản xuất, khả năng xuất khẩu để tính toán sản lượng đưa lên các cửa khẩu, có sự điều tiết từ xa nhằm tránh ùn ứ, tăng chi phí, giảm chất lượng sản phẩm.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, trong bối cảnh dịch COVID-19, cơ quan chức năng của Trung Quốc có rất nhiều quy định mới trong việc nhập khẩu nông sản.
Thời gian qua, các tỉnh có cửa khẩu đã vào cuộc rất tích cực, quan hệ tốt với các địa phương của Trung Quốc để tháo gỡ những khó khăn trong xuất khẩu.
Thương mại nông sản giữa hai nước đang có sự tăng trưởng tốt, các sản phẩm xuất nhập khẩu mang tính chất bổ trợ nhau.
Tiềm năng thương mại nông sản giữa hai nước cũng còn rất lớn. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị các bộ, ngành, địa phương, Thương tán thương mại Trung Quốc tại Việt Nam cần tích cực tháo gỡ các thủ tục về kiểm dịch.
Trên cơ sở làm việc với cơ quan chức năng Trung Quốc, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho các tỉnh để giảm thiểu tối đa các thủ tục. Cùng với đó, Việt Nam cũng thực hiện nghiêm túc các yêu cầu, quy định của các nhà nhập khẩu Trung Quốc.
Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, hiện nay phía Trung Quốc kiểm hóa 100% lô hàng trái cây của Việt Nam.
Do vậy, thời gian thông quan hàng hóa lâu hơn so với các loại trái cây của nước khác, như Thái Lan chỉ kiểm hóa 30%.
Bên cạnh đó, thời gian gần đây, phía Trung Quốc tạm thời dừng nhập khẩu thanh long qua cửa khẩu Hà Khẩu (phía Việt Nam cửa khẩu Lào Cai, tỉnh Lào Cai) và cửa khẩu Thiên Bảo (phía Việt Nam cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang).
Do đó, lượng phương tiện vận chuyển thanh long dồn và tăng lên tại cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn trong khi năng lực thông quan trung bình hàng ngày hiện nay qua cửa khẩu này từ 100 - 130 xe.
Trung Quốc cũng liên tục tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn về kiểm dịch nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác, đồng thời kiểm soát chặt về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng nông sản, hoa quả, trái cây nhập khẩu từ Việt Nam.
Về năng lực thông quan qua các cửa khẩu, ông Nguyễn Quốc Toản cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 5/12 cặp cửa khẩu thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
Cụ thể là: Cửa khẩu quốc tế đường sắt ga Đồng Đăng - ga Bằng Tường, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, Tân Thanh - Pò Chài, Cốc Nam - Lũng Vài, Chi Ma - Ái Điểm.
Đối với 2 cặp cửa khẩu Na Hình – Kéo Ái, Pò Nhùng – Dầu Ái (chủ yếu xuất khẩu sắt lát, tinh bột sắn và một số mặt hàng nông sản khô khác) phía Trung Quốc dừng thông quan từ ngày 6/5/2021 để lắp đặt bổ sung thêm một số thiết bị đảm bảo công tác phòng chống dịch.
Ông Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn thông tin thêm, hoạt động thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu 5/12 cặp cửa khẩu vẫn diễn ra sôi động.
Gần đây do tình hình dịch COVID-19 nên hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn, nhất là qua cửa khẩu Tân Thanh bị ảnh hưởng lớn, có ngày chỉ xuất khẩu được 37 xe hàng.
Tuy nhiên, lưu lượng hàng hóa có nhu cầu xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị tăng cao, trong khi năng lực bến bãi tại khu vực cửa khẩu chưa đáp ứng được nhu cầu nên các lực lượng đã phải tổ chức phân luồng, điều tiết phương tiện và bố trí địa điểm dừng đỗ tạm thời.
Ông Lương Trọng Quỳnh cho biết, đến nay, phía Trung Quốc vẫn chưa hoàn tất các thủ tục nội bộ để công nhận hoạt động chính thức tuyến đường chuyên dụng vận tải hàng hóa qua khu vực Mốc 1088/2-1089 nên hoạt động xuất nhập khẩu qua tuyến đường vẫn gặp khó khăn.
Nhiều loại hình xuất nhập khẩu chưa được thực hiện, các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc như tỏi khô, rau củ... vẫn phải do các xe không hàng của Việt Nam sang nhận nên khó khăn trong phân luồng phương tiện.
Cặp cửa khẩu song phương Chi Ma (Việt Nam) - Ái Điểm (Trung Quốc) vẫn chưa thống nhất thời gian làm việc chính thức nên thời gian thông quan trong ngày chỉ khoảng 6 tiếng.
Ông Bùi Văn Khắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, hiện chỉ có 10% là xuất khẩu theo hợp đồng thương mại, còn lại xuất khẩu chủ yếu theo chính sách biên mậu. Đây là nút thắt cần tháo gỡ và có sự vào cuộc của cơ quan chức năng hai nước.
Thương nhân, doanh nghiệp vẫn chưa cập nhật thông tin kịp thời về điều kiện xuất khẩu như: kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc… nên hàng hóa thông quan gặp nhiều khó khăn.
Ông Bùi Văn Khắng kiến nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương cần phổ biến, hướng dẫn để nhân dân, doanh nghiệp trong sản xuất chủ động đảm bảo các yêu cầu của phía bạn để hàng hóa đưa đến các địa phương biên giới mới thông quan nhanh chóng hơn.
"Vừa qua, tỉnh Quảng Ninh rất tích cực phối hợp với chính quyền các địa phương phía Trung Quốc và đã gửi 3 công hàm nhằm tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu. Tỉnh Quảng Ninh tiếp tục nâng cấp cửa khẩu, cảng để nâng cao năng lực thông quan hàng hóa; hoàn thành tuyến đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa", ông Bùi Văn Khắng cho biết.
Ông Đỗ Văn Duy – Giám đốc Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai cũng kiến nghị, các bộ, ngành cần thường xuyên cập nhập và thông báo với thương nhân về những quy định của phía Trung Quốc như: tem nhãn, truy xuất vùng trồng, kiểm nghiệm, kiểm dịch… và quan trọng nhất là xây dựng nhãn hiệu thương hiệu hàng hóa để xuất khẩu ổn định.
"Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần điều phối các vùng sản xuất trọng điểm để các địa phương biên giới có thể điều tiết lượng hàng hóa hợp lý. Nhiều sản phẩm khi vào vụ thu hoạch nếu không điều tiết sẽ dẫn đến ùn ứ. Các tỉnh cung cấp thông tin về chủng loại, số lượng, thời điểm thu hoạch các loại nông sản về các đầu mối tiêu thụ là Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản để kết nối với các địa phương có cửa khẩu. Qua đây có thể điều tiết nông sản xuất khẩu không chỉ qua cửa khẩu của Lào Cai mà còn qua các cửa khẩu khác", ông Đỗ Văn Duy cho hay.
Ông Lương Trọng Quỳnh cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo, đẩy nhanh việc đàm phán, hoàn tất thủ tục mở cửa thị trường nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc như na, ớt, chanh leo…
Cùng với đó là việc cấp mã số vùng trồng và khuyến nghị các địa phương có nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc chủ động xây dựng kế hoạch thu hoạch, điều tiết hàng hóa xuất khẩu phù hợp với năng lực các cửa khẩu để tránh tình trạng ùn tắc hàng hóa./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Dịch COVID-19: Giải quyết ùn tắc nông sản tại các cửa khẩu
22:10' - 05/08/2021
Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu tại một số cửa khẩu khu vực phía Bắc.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương kiến nghị gì để khắc phục ùn tắc hàng hóa tại cảng Cát Lái?
21:24' - 04/08/2021
Bộ Công Thương kiến nghị 6 giải pháp khắc phục tình trạng ùn tắc hàng hóa tại cảng Cát Lái
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hành động kịp thời để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn
14:26'
Các ngành công nghiệp công nghệ cao; trong đó, có công nghiệp bán dẫn đang ngày càng có vai trò quan trọng và đang trở thành trụ cột kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 7
09:45'
Hoa Kỳ hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ hai, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề
07:38'
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến, hoàn thiện và dự kiến sẽ trình Quốc hội biểu quyết thông qua trong vòng 1 kỳ họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.