Định hình Trung tâm Tài chính quốc tế Tp. Hồ Chí Minh
Với lợi thế sẵn có, việc định hình Trung tâm Tài chính quốc tế Tp. Hồ Chí Minh đang nhận được sự quan tâm của giới đầu tư trong và ngoài nước. Tuy vậy, để rút ngắn khoảng cách và tạo điểm thu hút khác biệt so với các trung tâm tài chính hiện hữu, Tp. Hồ Chí Minh vẫn cần có chiến lược tổng thể và một mô hình phát triển phù hợp mang tính vượt trội.
Cơ hội trở thành một Fintech Hub
Theo ông Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Tp. Hồ Chí Minh (HIDS), mô hình trung tâm tài chính quốc tế ngày nay đã khác rất nhiều so với thời điểm thành phố đặt vấn đề cách đây 20 năm, nhưng ý tưởng chung là cần cơ chế thúc đẩy và quản lý hiệu quả.
Đại diện HIDS cho rằng, Tp. Hồ Chí Minh sẽ lựa chọn mô hình với góc nhìn phù hợp và hình thành nên chính sách đi cùng; trong đó, việc ứng dụng công nghệ tài chính (Fintech) và trí tuệ nhân tạo (AI) trong Trung tâm Tài chính quốc tế Tp. Hồ Chí Minh là vấn đề rất quan trọng.
Thực tế, tại Việt Nam hiện cũng đã ứng dụng vào một số lĩnh vực như cơ chế quản lý thử nghiệm (sandbox) trong cho vay ngang hàng (P2P Lending); ứng dụng AI để đánh giá tín dụng, chấm điểm tín dụng; ứng dụng AI vào khởi nghiệp ở Tp. Hồ Chí Minh…
Trước đó, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Thơ (Đại học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh) cũng cho rằng, Fintech được dự báo sẽ làm thay đổi cuộc chơi của các trung tâm tài chính quốc tế trên toàn thế giới. Điều này sẽ gợi ý về việc phát triển một Trung tâm Tài chính quốc tế của Việt Nam, với Tp. Hồ Chí Minh là điểm đến lý tưởng để triển khai, bước đầu bằng việc tập trung vào lĩnh vực Fintech.
Việc xây dựng Tp. Hồ Chí Minh thành một trung tâm công nghệ tài chính (Fintech Hub) cũng là gợi ý của nhiều chuyên gia trong bối cảnh thị trường Fintech toàn cầu đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ với giá trị đạt khoảng 310 tỷ USD vào cuối năm 2023.
Theo Robocash Group, Fintech tại Việt Nam đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng cao nhất ASEAN chỉ sau Singapore và được dự đoán đạt khoảng 18 tỷ USD trong năm 2024.
Theo bà Lê Thị Lệ Hằng, Giám đốc Chiến lược của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, thị trường Fintech phát triển và được hỗ trợ bởi rất nhiều ứng dụng trong các giải pháp tài chính cũng như tài sản kỹ thuật số. Các nhà phân tích đã ước tính trong 5 – 10 năm tới, thị trường Fintech có thể tăng trưởng 25 – 30% mỗi năm nhờ ứng dụng AI, máy học (machine learning), khả năng tiếp cận xuyên biên giới ngày càng tăng lên.
Tại Việt Nam, sự phát triển của Fintech trong thời gian qua được đánh giá khá nhanh với những ứng dụng như thanh toán số, ví điện tử, cho đến vay ngang hàng (P2P), công ty chứng khoán thuần công nghệ… Đáng chú ý, phần lớn các doanh nghiệp Fintech hiện nay đều quy tụ Tp. Hồ Chí Minh, với thống kê sơ bộ có khoảng hơn 150 doanh nghiệp Fintech hoạt động.
Dự thảo Nghị định Sandbox cùng với kế hoạch thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025, đã tạo môi trường thuận lợi để startup Fintech phát triển. Bên cạnh đó, sự hợp tác mang tính “cộng sinh” giữa các ngân hàng và các công ty Fintech đã thúc đẩy các doanh nghiệp Fintech ngày càng lớn mạnh.
Song song đó, Tp. Hồ Chí Minh cũng thu hút sự chú ý của các tên tuổi lớn trong ngành công nghệ tài chính toàn cầu như Quỹ đầu tư Kohlberg Kravis Roberts, Quỹ Blackstone, Cơ quan Đầu tư Abu Dhabi (ADIA); bên cạnh các thương hiệu quen thuộc như Samsung, Hyosung, Intel, Google, Amkor, Hana Micron, Synopsys…
Đáng chú ý, báo cáo xếp hạng Chỉ số Trung tâm Tài chính toàn cầu (GFCI) lần thứ 36 (tháng 9/2024) cho thấy, trong lĩnh vực Fintech, Tp. Hồ Chí Minh đạt 609 điểm, xếp hạng 100/116, tăng 4 bậc và tăng 6 điểm so với báo cáo trước. So với các trung tâm tài chính trong khu vực, Tp. Hồ Chí Minh xếp sau Jarkarta - Indonesia (xếp hạng 94), nhưng đứng trên Manila - Philippines (101) và Bangkok - Thái Lan (102).
Những dữ kiện trên cho thấy Tp. Hồ Chí Minh có nhiều cơ hội để trở thành một Trung tâm Tài chính quốc tế theo mô hình Fintech Hub. Tuy vậy, nếu nhìn ra quốc tế, thị trường Fintech trong nước vẫn ở trong giai đoạn khá sơ khai với rào cản lớn nhất là khung pháp lý chưa hoàn thiện.
Cơ hội thử nghiệm
Theo các chuyên gia, để sớm hiện thực hóa cơ hội, Trung tâm Tài chính quốc tế Tp. Hồ Chí Minh có thể thử nghiệm mô hình kinh doanh Fintech, bao gồm cả sàn giao dịch đối với tài sản mã hóa, tiền mã hóa trong bối cảnh tiền mã hóa đang có xu hướng phát triển mạnh trên toàn cầu. Điều này cũng tương đồng với đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế ở Việt Nam.
Cụ thể, một trong những cơ chế ưu đãi đặc biệt với trung tâm tài chính là cho phép thực hiện cơ chế sandbox với mô hình kinh doanh Fintech, bao gồm cả sàn giao dịch đối với tài sản mã hóa, tiền mã hóa; đồng thời thành lập sàn giao dịch chuyên biệt cho trung tâm tài chính. Các giao dịch bằng tài sản mã hóa trong trung tâm tài chính dự kiến sẽ được thực hiện từ ngày 1/7/2026.
Đề xuất này đang nhận được sự đồng tình của nhiều chuyên gia kinh tế, tài chính, bởi lẽ làn sóng công nghệ, nhất là trí tuệ nhân tạo đang bùng nổ mạnh mẽ và dịch vụ tài chính ngày càng dựa vào công nghệ. Bản chất của các trung tâm tài chính sẽ dịch chuyển thành các trung tâm công nghệ hoặc cộng sinh với các trung tâm công nghệ. Đây sẽ là thách thức cho các trung tâm tài chính hiện hữu; đồng thời là cơ hội cho trung tâm non trẻ ra đời.
Tại một tọa đàm mới đây, ông Đức Trần, Giám đốc Quỹ Đầu tư IDG Capital Vietnam Blockchain cũng cho rằng, khi triển khai mô hình sandbox cho Fintech có thể vừa làm vừa điều chỉnh. Nhiều năm trước, thị trường tài chính Việt Nam đã từng có một số trường hợp áp dụng cơ chế thử nghiệm mô hình thanh toán, mô hình hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tạo thành liên minh thanh toán và đều thành công.
Tuy nhiên, theo ông, việc thử nghiệm cơ chế cho Fintech ở Trung tâm Tài chính quốc tế Tp. Hồ Chí Minh cần phải độc lập với hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm ở hiện tại. Đồng thời, cần có hệ sinh thái rõ ràng cả về mặt pháp lý và môi trường để có thể triển khai cũng như tránh rủi ro có thể xảy ra.
Theo các chuyên gia, khung sandbox nên đi theo hướng khuyến khích các Fintech trở thành “cánh tay nối dài” của các tổ chức tài chính truyền thống. Điều này sẽ giúp cơ quan quản lý kiểm soát dòng tiền, các định chế tài chính thường có hệ thống quản trị rủi ro tốt hơn.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF Davos 55 mới đây, lãnh đạo Tp. Hồ Chí Minh nhận định, Đề án Trung tâm Tài chính quốc tế Việt Nam tại thành phố hứa hẹn thúc đẩy phát triển các lĩnh vực như Fintech, tài chính xanh; đồng thời nâng cao vị thế thành phố trên bản đồ tài chính khu vực và thế giới.
Tại đây, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh, mục tiêu đưa Tp. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là khát vọng của thành phố mà còn là quyết tâm của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Theo người đứng đầu Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh, thành phố đang tập trung tái cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh, bền vững, cam kết mạnh mẽ về phát triển các ngành then chốt như công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, hạ tầng số. Bên cạnh đó, thành phố cũng đang hình thành cơ chế khuyến khích các đề tài ứng dụng trí tuệ nhân tạo và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này.
Hiện tại, Tp. Hồ Chí Minh đang hoàn chỉnh hồ sơ về Trung tâm Tài chính quốc tế để báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội trong phiên họp tháng 5/2025. Lãnh đạo Tp. Hồ Chí Minh kỳ vọng Trung tâm Tài chính quốc tế sẽ là động lực mới để cho thành phố tăng tốc phát triển, bứt phá trong thời gian tới.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Xây dựng Trung tâm Tài chính tại Đà Nẵng với lợi thế vượt trội
13:26' - 26/01/2025
Bộ Chính trị đã đồng ý chủ trương thành lập Trung tâm Tài chính khu vực tại thành phố Đà Nẵng, đồng thời giao các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, xây dựng khung chính sách đặc thù, vượt trội.
-
Tài chính
Hong Kong (Trung Quốc) nâng cao vị thế trung tâm tài chính quốc tế
07:30' - 26/01/2025
Theo ông Phan Công Thắng, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, PBoC sẽ tập trung vào bốn hướng trọng điểm để hỗ trợ toàn diện cho việc xây dựng Hong Kong thành trung tâm tài chính quốc tế.
-
Tài chính
Tp. Hồ Chí Minh hướng tới vị thế trung tâm tài chính quốc tế
10:59' - 22/01/2025
Tại tọa đàm, các đại biểu tập trung thảo luận về chiến lược thu hút nguồn vốn và đối tác quốc tế, hướng tới mục tiêu đưa Tp. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính hàng đầu khu vực và thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp quản lý khi phát triển trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
16:35' - 19/01/2025
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã có đề xuất giải pháp quản lý nhà nước khi phát triển trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Hợp tác tài chính – đầu tư giữa Việt Nam và Quỹ Đầu tư Quốc gia Oman
19:41' - 29/05/2025
Phía Oman khẳng định cam kết hợp tác lâu dài với Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đầu tư vào Việt Nam.
-
Tài chính
Các nhà kinh tế cảnh báo về sức ép giảm phát tại Trung Quốc
09:02' - 29/05/2025
Giá tiêu dùng tại Trung Quốc trong năm 2025 dự kiến chỉ tăng 0,3% so với năm trước. Đây là mức dự báo thấp nhất kể từ khi hãng tin Bloomberg bắt đầu khảo sát về vấn đề này vào năm 2023.
-
Tài chính
Nợ công - "quả bom nổ chậm" của không ít quốc gia
09:36' - 28/05/2025
Mức độ nợ công có thể ảnh hưởng đến sức khỏe kinh tế của một quốc gia, gây ra các vấn đề như cản trở tăng trưởng kinh tế, tăng lãi suất và giảm khả năng chi tiêu cho các chương trình quan trọng khác.
-
Tài chính
Cuộc chiến chống siêu lạm phát tại Argentina tiếp tục đạt kết quả
07:45' - 26/05/2025
Viện Thống kê và Điều tra dân số quốc gia Argentina (INDEC) cho biết lạm phát ở Argentina trong 4 tháng đầu năm 2025 tăng 11,6%, sau khi giá cả tăng 2,8% trong tháng 4.
-
Tài chính
Tổng thống Mỹ không cắt giảm ngân sách 1.000 tỷ USD dành cho quân đội
10:28' - 25/05/2025
Ngày 24/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết nước này đang sản xuất hàng loạt tên lửa siêu vượt âm, đồng thời nhấn mạnh không cắt giảm ngân sách quốc phòng 1.000 tỷ USD dành cho quân đội Mỹ.
-
Tài chính
Long An hỗ trợ doanh nghiệp Hàn Quốc thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế
22:05' - 24/05/2025
Đoàn Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KOCHAM) vừa có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Long An.
-
Tài chính
Đầu tư nước ngoài vào quốc gia thành viên OECD cao kỷ lục
08:02' - 24/05/2025
Bộ Kinh tế Mexico hôm 22/5 cho biết nước này đã thu hút kỷ lục gần 21,4 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong quý I/2025, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Tài chính
Thuế quan và rủi ro kinh tế: Góc nhìn từ các quan chức Fed
07:00' - 23/05/2025
Các quan chức cấp cao Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra những cảnh báo về tác động của chính sách thuế quan lên nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là triển vọng lạm phát và thị trường lao động.
-
Tài chính
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu quy mô lớn
21:36' - 22/05/2025
Dự luật có tên "One Big, Beautiful Bill Act" sẽ được chuyển lên Thượng viện để thông qua.