Xây dựng Trung tâm Tài chính tại Đà Nẵng với lợi thế vượt trội
Chủ trương này đã được nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế đánh giá cao, khẳng định Đà Nẵng có nhiều tiềm năng, lợi thế nổi bật. Tuy nhiên, đây là mô hình rất mới tại Việt Nam, nên Đà Nẵng nghiên cứu kỹ và tập trung đúng định hướng để phát triển thành công Trung tâm Tài chính khu vực.
* Phát triển công nghệ tài chính, đổi mới sáng tạo
Theo ông Andy Khoo - Tổng giám đốc Tập đoàn Terne Holdings (Singapore), Trung tâm Tài chính tại Đà Nẵng cần tận dụng thế mạnh của Việt Nam và các cơ hội trong khu vực, để thực sự khác biệt và nổi bật so với các trung tâm tài chính toàn cầu khác. Cụ thể, Trung tâm Tài chính Đà Nẵng cần tập trung vào tài chính xanh, tài chính thương mại và đổi mới kỹ thuật số; vận hành bằng tiếng Anh là bắt buộc để đảm bảo sự tin cậy từ các nhà đầu tư quốc tế. Ông Andy Khoo cho rằng, cam kết của Việt Nam về đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 cùng với nhu cầu tài chính xanh trị giá 1 nghìn tỷ USD của ASEAN vào năm 2030 là những cơ hội tốt. Trung tâm Tài chính Đà Nẵng có thể trở thành trung tâm tài chính xanh của ASEAN bằng cách: phát hành trái phiếu xanh; tạo điều kiện cho giao dịch tín chỉ carbon và phát triển các sản phẩm tài chính dành riêng cho các nhà đầu tư quan tâm đến tính bền vững… Ngoài ra, lĩnh vực công nghệ tài chính (FinTech) đang cách mạng hóa tài chính toàn cầu, Đà Nẵng cần có các chính sách khuyến khích đổi mới, có cơ chế thử nghiệm (sandbox) cho các startup trong nhiều lĩnh vực như: blockchain, thanh toán kỹ thuật số, giải pháp tài chính dựa trên trí tuệ nhân tạo thế hệ mới (Gen AI)… Đồng quan điểm, ông Phan Đức Trung - Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam cũng cho rằng, việc phát triển Trung tâm Tài chính tại Đà Nẵng cần tập trung vào lĩnh vực Fintech. Cụ thể là phát triển công nghệ thanh toán, công nghệ bảo hiểm, công nghệ tuân thủ, quản lý tài sản, an ninh mạng và blockchain… song song với việc phát triển các mô hình kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn theo tiêu chí ESG. Để hiện thực hóa định hướng này, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam khuyến nghị Đà Nẵng tập trung vào ba mục tiêu chính. Trước tiên là xây dựng trung tâm tài chính theo Nghị quyết 259-NQ/CP của Chính phủ, kết hợp với cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) theo Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội, đồng thời gắn kết với ngành du lịch cao cấp.Tiếp đó là đảm bảo sự phát triển bền vững thông qua tích hợp các hoạt động kinh tế mới và cũ trong các cơ chế đặc thù của thành phố, tránh phụ thuộc vào một cơ chế riêng lẻ. Cùng đó, thực tiễn hóa các vấn đề quan trọng cụ thể như thử nghiệm giao dịch tài sản mã hóa, sàn giao dịch carbon, sàn giao dịch dữ liệu…
* Ưu đãi hấp dẫn, quản lý minh bạch Để hấp dẫn các nhà đầu tư vào Trung tâm Tài chính Đà Nẵng, ông Rich McClellan - Giám đốc Viện Tony Blair tại Việt Nam cho biết, cơ chế ưu đãi dành cho các Trung tâm Tài chính Quốc tế (IFC) thường tập trung vào các biện pháp như miễn thuế doanh nghiệp và miễn thuế khấu trừ tại nguồn.Ông khuyến nghị áp dụng khuôn khổ khuyến khích theo từng cấp độ, tương tự như Chương trình khuyến khích khu vực tài chính của Singapore, trong đó các tổ chức tài chính được hưởng những ưu đãi tương ứng với giá trị hoạt động của họ.
Tuy nhiên, ông Rich McClellan cũng nhận định: Hiệu quả của các cơ chế ưu đãi dựa trên thuế có thể giảm dần trong tương lai, vì vậy, Việt Nam phải thay đổi cách tiếp cận bằng các cơ chế ưu đãi khác để thay thế. Ví dụ, cơ chế ưu đãi về chi phí như hỗ trợ tài chính hoặc trợ cấp chi phí hoạt động có thể giúp giảm rào cản gia nhập. Ngoài ra, triển khai tín dụng hoàn thuế đủ điều kiện (QRTC) cũng là một giải pháp khả quan, vì cơ chế này cung cấp hỗ trợ tài chính trực tiếp cho doanh nghiệp. Đối với ưu đãi về pháp lý, ông Rich McClellan khuyến nghị nên ưu tiên đơn giản hóa và tăng cường hiệu quả quy trình thành lập công ty. Trong đó quy định rõ ràng về yêu cầu nộp đơn đăng ký, xử lý tập trung tại một cơ quan có thẩm quyền duy nhất và xác định trước mốc thời gian phê duyệt để tránh chậm trễ do thủ tục hành chính.Còn Tiến sĩ Andreas Baumgartner EMBS, Viện Metis cho rằng, để thành công, một Trung tâm Tài chính cần có hệ thống quản trị, pháp lý mạnh mẽ, minh bạch và đáng tin cậy. Như tại Trung tâm Tài chính Quốc tế Dubai, các yêu cầu về quản trị, pháp lý được thể hiện thông qua việc thiết lập ba thực thể riêng biệt, đảm bảo rằng mỗi chức năng được thực thi hiệu quả và độc lập.
Cơ quan Quản lý Trung tâm Tài chính Quốc tế Dubai (DIFCA) đảm nhiệm toàn bộ phát triển khu vực, định vị và quảng bá, quản lý bất động sản, và đăng ký các công ty hoạt động trong Trung tâm Tài chính Quốc tế Dubai. Còn Cơ quan Dịch vụ Tài chính Dubai (DFSA) thì chịu trách nhiệm cung cấp giấy phép dịch vụ tài chính, điều tiết các dịch vụ tài chính và đảm bảo Trung tâm được quản lý tốt và có uy tín cao.Ngoài ra, Tòa án Trung tâm Tài chính Quốc tế Dubai, kết hợp với các dịch vụ trọng tài, chịu trách nhiệm giải quyết tranh chấp phát sinh trong Trung tâm Tài chính Quốc tế Dubai một cách thực sự trung lập.
Theo Tổng giám đốc Tập đoàn Terne Holdings Andy Khoo, khi kết hợp với phát triển nhân tài và hệ thống pháp lý độc lập, Việt Nam sẽ có được Trung tâm Tài chính phù hợp với những nhu cầu của tương lai, quản trị phù hợp các quy tắc quốc tế, tạo ra một hệ sinh thái nơi doanh nghiệp phát triển thịnh vượng và các nhà đầu tư cảm thấy an toàn.Khi đó, Trung tâm Tài chính Quốc tế Đà Nẵng sẽ trở thành nơi giao thoa giữa sự đổi mới và tính ổn định, thúc đẩy sự phát triển bền vững cho cả khu vực và toàn cầu.
- Từ khóa :
- đà nẵng
- kinh tế đà nẵng
- trung tâm tài chính
Tin liên quan
-
Tài chính
Hong Kong (Trung Quốc) nâng cao vị thế trung tâm tài chính quốc tế
07:30' - 26/01/2025
Theo ông Phan Công Thắng, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, PBoC sẽ tập trung vào bốn hướng trọng điểm để hỗ trợ toàn diện cho việc xây dựng Hong Kong thành trung tâm tài chính quốc tế.
-
Tài chính
Tp. Hồ Chí Minh hướng tới vị thế trung tâm tài chính quốc tế
10:59' - 22/01/2025
Tại tọa đàm, các đại biểu tập trung thảo luận về chiến lược thu hút nguồn vốn và đối tác quốc tế, hướng tới mục tiêu đưa Tp. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính hàng đầu khu vực và thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp quản lý khi phát triển trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
16:35' - 19/01/2025
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã có đề xuất giải pháp quản lý nhà nước khi phát triển trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Nhiều yếu tố có thể tạo áp lực lạm phát trong năm 2025
09:25'
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương nhận định, có nhiều yếu tố có thể tạo áp lực lạm phát trong năm 2025.
-
Ý kiến và Bình luận
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công bố các ưu tiên sau khi nhậm chức
08:46' - 26/01/2025
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth ngày 25/1 ra tuyên bố nêu rõ những ưu tiên hàng đầu của Lầu Năm Góc dưới thời Tổng thống Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Italy sẽ khôi phục sản xuất điện hạt nhân
09:11' - 24/01/2025
Hiện tại, điện năng của Italy chủ yếu được cung cấp từ khí đốt tự nhiên, chiếm 45% thị phần trong nước, thủy điện (16%) và các nguồn năng lượng tái tạo (11,5% năng lượng mặt trời, 9% năng lượng gió).
-
Ý kiến và Bình luận
Argentina nhấn mạnh ưu tiên ký kết FTA với Mỹ
08:50' - 23/01/2025
Ngày 22/1, Tổng thống Argentina Javier Milei tuyên bố sẵn sàng rời bỏ khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) nếu đây là điều kiện cần thiết để đạt được thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Đức cam kết bảo vệ thương mại tự do
09:17' - 22/01/2025
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố sẽ bảo vệ thương mại tự do như là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch EC cảnh báo xu hướng chạy đua áp thuế trên thế giới
09:15' - 22/01/2025
Ngày 21/1, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cảnh báo nguy cơ cuộc đua cạnh tranh toàn cầu sử dụng các công cụ kinh tế như lệnh trừng phạt, biện pháp kiểm soát xuất khẩu và thuế quan.
-
Ý kiến và Bình luận
PwC: Giới CEO lạc quan về kinh tế thế giới bất chấp rủi ro
15:20' - 21/01/2025
Giới CEO dự kiến kinh tế toàn cầu sẽ tăng tốc trong năm 2025, bất chấp căng thẳng thương mại ngày càng gia tăng và nguy cơ thuế quan cao hơn dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Ngành năng lượng hạt nhân toàn cầu cần 120 tỷ USD vào năm 2030
08:58' - 21/01/2025
Nguồn tài chính để phát triển ngành năng lượng hạt nhân toàn cầu cần tăng gấp đôi lên 120 tỷ USD vào năm 2030 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng tăng trên thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế Nhật Bản dự báo sẽ tăng trưởng vững trong hai năm tới
07:00' - 21/01/2025
Ông Ayhan Kose, quan chức cấp cao của Ngân hàng Thế giới (WB), cho biết, kinh tế Nhật Bản dự kiến sẽ tăng trưởng vững trong hai năm tới, khi việc tăng lương thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng.