Doanh nghiệp bất động sản TP.HCM kiến nghị nhiều vấn đề nóng
Tại hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp bất động sản do UBND Tp. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 10/4, Bí thư Thành uỷ Tp. Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cho biết, thành phố hiện có 38% nhà kiên cố, số còn lại là bán kiên cố và nhà tạm, trong khi dân số tăng hàng năm của thành phố rất nhanh, nhu cầu nhà ở rất lớn. Vì thế đây là thị trường tiềm năng để doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầu tư.
Để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp, Bí thư Thành uỷ Tp. Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân giao UBND thành phố có văn bản yêu cầu các Sở phải xây dựng và công khai quy trình, thời gian giải quyết hồ sơ; đồng thời nghiên cứu phát triển các loại dịch vụ đa dạng trong sản phẩm bất động sản khu vực nội thành, tăng mảng xanh, chiếu sáng để không ảnh hưởng nhiều đến xây dựng mới, qua đó xây dựng thành phố đẹp hơn, văn minh và đáng sống hơn. “Trong giải quyết hồ sơ dự án, không để tình trạng người đứng đầu trả lời không biết làm thế nào, chuyên viên không trình lên cấp trên do chưa biết phải làm sao”, Bí thư Thành uỷ Tp. Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh. Tại hội nghị, Hiệp hội bất động sản Tp. Hồ Chí Minh (HoREA) đã tổng hợp và gửi nhiều kiến nghị của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên địa bàn mong muốn được lãnh đạo thành phố tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. HoREA kiến nghị thành phố và Thanh tra Chính phủ khẩn trương xem xét, giải quyết có tình, có lý đối với hơn 30 dự án còn đang được các cơ quan chức năng rà soát, thanh tra, vừa bảo đảm nguyên tắc không làm thất thoát tài sản công vừa không ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người mua nhà. HoREA cũng kiến nghị thành phố và các sở, ngành sớm kết luận, xử lý khoảng 300 mặt bằng đất công thuộc diện bị thu hồi, cho tiếp tục các dự án bất động sản thuộc diện bị rà soát về các thủ tục pháp lý và hành chính nhưng chưa có quyết định đình chỉ, khẩn trương xác định giá đất để tính tiền sử dụng đất dự án…Theo ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Nam Long, các chính sách từ luật đến nghị định, thông tư hướng dẫn về lĩnh vực bất động sản đang có sự chồng chéo, mâu thuẫn, không khả thi dẫn đến trong quá trình triển khai có nhiều dự án bị thanh tra kiểm toán kéo dài. Những vướng mắc này đã được lãnh đạo thành phố tìm cách tháo gỡ nhưng vẫn cần giải quyết từ tầm cao hơn. Trong khi đó, việc các dự án ngưng trệ đã dẫn tới việc thiếu nguồn cung, đẩy giá lên cao.
Ông Bùi Xuân Huy, Tổng giám đốc Tập đoàn Novaland cho biết, hiện Tập đoàn đang có một số dự án chưa được duyệt tiền sử dụng đất nên chưa thể cấp giấy chứng nhận quyền sử hữu nhà ở cho khách hàng, dẫn tới khiếu nại, khiếu kiện. Đại diện Tập đoàn Novaland kiến nghị thành phố sớm phê duyệt tiền sử dụng đất để doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ, tiếp tục triển khai các dự án. Trong khi đó, Tiến sĩ Đỗ Thị Loan, Phó chủ tịch HoREA kiến nghị thành phố nên tiến hành thanh tra dự án Bình Trưng Đông, quận 2 quy mô 154ha vì dự án khéo dài hơn 16 năm, có nhiều chủ đầu tư tham gia nhưng không bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khách hàng cũng như không đầu tư hạ tầng cho dự án. Thông tin lại các ý kiến của doanh nghiệp, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh cho biết, sự phát triển của thành phố có sự đóng góp rất lớn của doanh nghiệp bất động sản. Ngoài ra, thành phố cũng rất chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp khi các dự án ngưng trệ do bị thanh kiểm tra, chủ đầu tư áp lực về lãi suất vay ngân hàng, áp lực khách hàng, đối tác; trong đó có đối tác nước ngoài. Đáng lưu ý, thành phố chịu áp lực về phát triển, thu ngân sách mỗi ngày hơn 1.000 tỷ đồng cũng như áp lực về sự yếu kém của một số cán bộ. Vì vậy, thời gian tới, thành phố sẽ kiên quyết điều chuyển những cán bộ quận, huyện thiếu trách nhiệm, sợ và đùn đẩy trách nhiệm.“Trong tổng số 124 dự án chậm tiến độ, những dự án nào đang thanh tra có kết luận sai phạm, đang được công an thụ lý thì phải dừng lại, còn những dự án nào không rơi vào trường hợp trên thì UBND thành phố sẽ làm việc với Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ tháo gỡ khó khăn để tiếp tục khởi động, triển khai. Thành phố cũng đang xin Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện thí điểm rút ngắn quy trình bồi thường, giải phóng mặt bằng từ 360 ngày xuống còn 240 ngày”, ông Trần Vĩnh Tuyến cho biết thêm.
Dưới góc độ quản lý cấp sở ngành, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, từ cuối tháng 12/2018, thành phố đã kiến nghị Thủ tướng, Bộ Tài nguyên và Môi trường 6 vấn đề; trong đó có vấn đề xử lý đất công diện tích nhỏ đan xen trong dự án và quy trình rút ngắn thời gian duyệt giá đất. Theo ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng, hiện có 75% dự án bất động sản trên địa bàn khi đầu tư phải làm hạ tầng, chuyển mục đích sử dụng đất, lập quy hoạch 1/500, công nhận chủ đầu tư… Thủ tục lòng vòng, không rõ trình tự trước sau nên nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, khiến một số dự án khó có cơ hội triển khai. Đến năm 2020, thành phố đề ra chỉ tiêu xây dựng 20.000 căn nhà ở xã hội từ 39 dự án nên doanh nghiệp có cơ hội để tham gia. Tuy nhiên hiện nay thủ tục và chính sách chưa hấp dẫn doanh nghiệp./.>>> Doanh nghiệp Nhật Bản: Thị trường bất động sản Việt Nam hấp dẫn nhất Đông Nam Á
- Từ khóa :
- tphcm
- bất động sản tphcm
- doanh nghiệp bất động sản
Tin liên quan
-
Bất động sản
Dẫn đầu nguồn cung nhà tập trung tại khu vực phía Đông Hà Nội
13:35' - 10/04/2019
Nguồn cung lẫn thanh khoản nhà ở đều đạt kỷ lục và vượt xa so với cùng kỳ của các năm gần đây. Phía Đông Hà Nội vươn lên giữ vị trí dẫn đầu về nguồn cung trên thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Chốt phương án di dời trụ sở bộ, ngành tại Hà Nội
18:39' - 09/04/2019
Di dời trụ sở các bộ, ngành và sốt đất nền là những thông tin thu hút nhiều sự quan tâm tại cuộc họp báo thường kỳ do Bộ Xây dựng tổ chức chiều ngày 9/4.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Định giá đất chịu tác động khi bất động sản "tăng nóng"
19:44' - 08/04/2025
Hiện nay, việc định giá đất vẫn còn gặp nhiều khó khăn do việc thu thập thông tin vẫn còn nhiều rào cản, thị trường chưa có sự minh bạch về số liệu giao dịch.
-
Bất động sản
Cải tạo chung cư cũ: Tăng cung và hạ nhiệt thị trường nhà ở
15:59' - 08/04/2025
Nhiều đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh tái khởi động kế hoạch cải tạo chung cư với mục tiêu, kế hoạch cụ thể, rõ ràng hơn; đồng thời có phương án, giải pháp tháo gỡ khó khăn tồn tại.
-
Bất động sản
Vẫn nghẽn pháp lý cấp “sổ hồng” condotel
08:10' - 07/04/2025
Theo DKRA Group, năm 2025 sẽ có khoảng 6.500 sản phẩm mở bán gồm 3.000 căn condotel (căn hộ khách sạn), 1.500 căn biệt thự và gần 2.000 căn nhà phố thương mại.
-
Bất động sản
Nhu cầu cao nhưng chưa có thị trường nhà ở cho thuê chuyên nghiệp
12:04' - 06/04/2025
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, nhu cầu thuê nhà để ở đang tăng nhưng thị trường cho thuê tại Việt Nam chưa thực sự trở thành một giải pháp thay thế hoàn toàn cho việc sở hữu nhà.
-
Bất động sản
Biệt thự Nhật với biển riêng sau nhà - Chốn đi về của những người biết mình đáng giá
21:29' - 04/04/2025
Không gian sống với bờ biển riêng, kiến trúc phong cách Nhật Bản tại bộ đôi phân khu The Miyabi và The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Vũ Yên, Hải Phòng), tạo nên một trải nghiệm sống độc bản.
-
Bất động sản
Đấu giá đất ở Mê Linh: Giá trúng cao nhất là 50,604 triệu đồng/m2
18:10' - 04/04/2025
Theo lãnh đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh, khu đất đấu giá có tổng diện tích 24.606,3m2, đất thuộc phạm vi đấu giá là 9.163,33m2, được chia làm 87 thửa.
-
Bất động sản
Thị trường bất động sản Mỹ vẫn khó khăn dù lãi vay mua nhà giảm mạnh
16:02' - 04/04/2025
Lãi suất vay mua nhà ở Mỹ giảm mạnh vào ngày 3/4 sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump công bố thuế quan mới. Tuy nhiên, thị trường bất động sản Mỹ vẫn gặp khó khăn.
-
Bất động sản
Hà Nội "chạy đua" thời gian để cải tạo chung cư cũ
10:27' - 04/04/2025
Qua thống kê, trên địa bàn Hà Nội có 1.579 nhà chung cư cũ, trong đó 80 chung cư ở mức D là mức nguy hiểm cần được cải tạo và xây mới, nhưng số chung cư được cải tạo mới chỉ chiếm khoảng 1,2%.
-
Bất động sản
Bắc Ninh mạnh tay xử lý vi phạm xây dựng trái phép
17:36' - 03/04/2025
hủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp kiểm tra, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện và xử lý các vi phạm về xây dựng, vi phạm hành lang giao thông.