Doanh nghiệp chuẩn bị gì cho nền kinh tế hậu COVID-19?
Tính đến nay, kinh tế Việt Nam chịu suy giảm, nhưng vẫn đạt được ở mức tăng trưởng cao tại khu vực châu Á. Tuy nhiên, không thể chủ quan khi mô hình tăng trưởng của Việt Nam dựa trên xuất khẩu và đầu tư, nên các bất ổn bên ngoài tác động sẽ có độ trễ đến thương mại và sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư. Đây là nhận định của các chuyên gia tại Diễn đàn kinh doanh 2020, với chủ đề "Xuyên qua vùng nhiễu động" do Fobers Việt Nam tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, chiều ngày 15/10.
*Tái định vị doanh nghiệpTheo các chuyên gia, môi trường kinh doanh năm 2020 và cả năm 2021 ẩn chứa những rủi ro khó lường từ dịch bệnh, chiến tranh thương mại tới những căng thẳng địa chính trị, chính sách bảo hộ, chính sách nới lỏng tiền tệ… Tất cả yếu tố này, tác động đến tỷ giá, thị trường xuất khẩu, dòng vốn đầu tư...
Ông II-Dong Kwon, Tổng giám đốc BCG Việt Nam cho biết, các nước đang tái khởi động lại nền kinh tế và mỗi quốc gia đưa ra những kịch bản phát triển kinh tế khác nhau. Chiến lược của các Chính phủ trong bối cảnh bình thường mới sẽ quyết định tương lai của doanh nghiệp và thị trường toàn cầu.
Còn về phía doanh nghiệp, dù vẫn đưa ra những tín hiệu lạc quan nhưng hầu hết các công ty đều thận trọng. Kết quả phân tích của BCG trên khoảng 900 doanh nghiệp thuộc chỉ số S&P Global 1200 cho thấy, có 41% doanh nghiệp tham gia tin rằng tăng trưởng sẽ quay lại; 28% doanh nghiệp cho rằng sẽ thiếu tài chính vững mạnh trong tương lai... Ngoài ra, một số doanh nghiệp nhận định lợi thế cạnh tranh sẽ đến từ sự linh hoạt của doanh nghiệp, hoạt động chuyển đổi số... Hiện tại, doanh nghiệp ứng phó bằng việc chuyển hướng sang hành động chiến lược, nhất là tập trung vào thiết kế lại sản phẩm, dịch vụ phù hợp với thực tế mới. Trong đó, doanh nghiệp triển khai nhiều giải pháp đổi mới sáng tạo, cắt giảm chi phí, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, nắn bắt thay đổi thị trường... Để tìm đáp án cho bài toán doanh nghiệp sẽ hành động như thế nào để xác định tương lai, ông II-Dong Kwon, Tổng giám đốc BCG Việt Nam đề xuất, lãnh đạo doanh nghiệp cần lập chiến lược kế hoạch "luôn luôn sẵn sàng" nhằm đưa ra quyết định với dữ liệu thời gian thực. Cùng với đó, doanh nghiệp đánh giá cụ thểt danh mục đầu tư và phân bố vốn phù hợp; sáng tạo mô hình kinh doanh phục vụ tái định vị, nắm bắt cơ hội mới; thúc đẩy chuyển đổi số với trọng tâm là tăng trưởng... Liên quan đến vấn đề thích ứng với thực tế mới, bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Tổng giám đốc Công ty TNHH Hải Nam cho hay, muốn đưa ra chiến lược kinh doanh thì cần nắm bắt nguồn cung nguyên liệu và nhu cầu thị trường. Đối với lĩnh vực thủy sản hiện nay, doanh nghiệp vẫn có cơ hội sản xuất và xuất khẩu, cũng như kỳ vọng khởi sắc trong những tháng cuối năm 2020 nhờ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Ở lĩnh vực du lịch, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Nhà sáng lập Công ty du lịch Vietravel cho rằng, để trụ vững trên thị trường thì doanh nghiệp du lịch xác định tái định vị lại thị trường, nhất là thị trường nội địa và tái cấu trúc toàn diện sản phẩm cho đến lúc Chính phủ cho phép mở cửa. Mặt khác, doanh nghiệp muốn có thị phần nội địa thì cần đổi mới sáng tạo bộ sản phẩm, cũng như hệ thống vận hành phải đáp ứng yêu cầu thị hiếu khách du lịch trong bối cảnh mới. Còn theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), phương thức mua bán hàng hóa thay đổi, chủ yếu online. Bên cạnh đó, phương thức thanh toán hàng hóa cũng thay đổi, trong đó vấn đề "trả chậm" cho thấy nhiều thách thức và rủi ro cho doanh nghiệp, nhất là ở giai đoạn biến động thị trường. Ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc Tập đoàn FPT chia sẻ, tính hết quý 3/2020, FPT vẫn giữ tốc độ tăng trường, bởi khối công nghệ là lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng bởi COVID-19. Điều này cho thấy, nhiều doanh nghiệp đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và tạo động lực cho lĩnh vực này phát triển đột phá. Theo ông Nguyễn Văn Khoa, mặc dù FPT duy trì tốc độ tăng trưởng nhưng không nhanh bằng những năm trước. Vì vậy, FPT đã triển khai chiến lược "hợp lực" trong quản trị doanh nghiệp và chia sẻ với đối tác, khách hàng để hướng đến tạo chuỗi liên kết cùng phát triển bền vững. *Thúc đẩy kinh tế không tiếp xúcĐại dịch COVID-19 gây ra tổn thất cho nền kinh tế toàn cầu, nhưng mặt tích cực là góp phần thúc đẩy nhanh chóng sự dịch chuyển hành vi mua sắm, tiêu dùng trên internet, từ đó đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế không tiếp xúc. Đặc biệt, những nền kinh tế phát triển thương mại điện tử và thanh toán không tiền mặt đã tăng trưởng nhanh nhất từ trước tới nay.
Cụ thể, chuẩn bị cho một thế giới hậu COVID-19, ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Chính sách Công, Đại học Fulbright Việt Nam cho hay, trong trung hạn, nhiều doanh nghiệp đa quốc gia đầu tư ra nước ngoài sẽ chú trọng đầu tại thị trường nội địa hơn. Người lao động toàn cầu lo ngại về "túi tiền" của mình, nên sức mua của người tiêu dùng vẫn yếu. Trong bối cảnh này, ông Nguyễn Xuân Thành, dự báo đối với triển vọng kinh tế việt Nam thì đầu tư công vẫn cần là một động lực chính cho tăng trưởng trong năm 2021. Trong bối cảnh lạm phát thấp, đầu tư tư nhân sẽ được thúc đẩy nếu lãi suất tiếp tục giảm. Riêng về tiêu dùng dân cư thì khả năn tăng cao trở lại là chưa chắc chắn. Theo ông Nguyễn Chánh Phương, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh (Hawa), kinh tế không tiếp xúc đã và đang tồn tại trong doanh nghiệp, tuy nhiên có thể doanh nghiệp chưa khai thác và chú trọng phát triển. Hiện nay, những hoạt động trực tuyến đã trở nên quen thuộc và thu hút sự tham gia của nhiều đơn vị. Đây có thể xem là bước đột phá của doanh nghiệp Việt trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khi ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số nhiều hơn trong quản trị và vận hành sản xuất kinh doanh. Còn ông Richard Triều Phạm, Phó tổng giám đốc tài chính và chiến lược Tập đoàn Tiki đánh giá, thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ và là lĩnh vực thụ hưởng trong thị trường bán lẻ. Mặc dù vậy, trong tình trạng chung của sự sụt giảm thị trường bán lẻ thì lĩnh vực thương mại điện tử cũng bị ảnh hưởng nhất định. Do đó, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử vẫn phải tập trung vào ngành hàng, đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của khách và ứng dụng tiện ích hơn. Để nắm bắt cơ hội từ sự phân bổ lại của chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu và chinh phục thị trường, các chuyên gia đồng quan điểm rằng, các tiêu chí doanh nghiệp, nhà đầu tư lựa chọn chuyển dịch chuỗi giá trị sản xuất là nguồn lực sẵn có, chính sách của Chính phủ nội địa, cơ sở hạ tầng và đảm bảo an sinh xã hội. Trong đó, Việt Nam có thế mạnh khi kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và những chính sách mở cửa thị trường phù hợp với diễn biến mới của nền kinh tế toàn cầu. Một số chuyên gia dẫn chứng cụ thể, Việt Nam là một điểm đến đầu tư mới hoặc mở rộng đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước đến từ nguyên nhân dù phòng chống dịch COVID-19, nhưng Chính phủ vẫn hỗ trợ thúc đẩy hơn là kiềm hãm phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, giai đoạn hậu dịch COVID-19, doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện đa dạng hóa thị trường nhằm hạn chế rủi ro cho hoạt động sản xuất kinh doanh khi thị trường biến động. Đặc biệt, một doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư thì họ rất quan tâm đến tình hình ổn định chính trị - xã hội, con người và tiềm năng thị trường lao động... Đây là những yếu tố giúp Việt Nam có năng lực cạnh trạnh trong thu hút làn sóng đầu tư, đồng thời không thể phủ nhận làn sóng đầu tư vào Việt Nam đang gia tăng./.Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Xây dựng trung tâm tài chính ở Tp.Hồ Chí Minh: Quy tụ những doanh nghiệp có vốn hóa tỷ đô
17:21' - 15/10/2020
Hàng năm Tp. Hồ Chí Minh đóng góp khoảng 23% GDP cả nước, 27% ngân sách quốc gia, thu hút hơn 33% số dự án đầu tư nước ngoài (FDI)
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ đối thoại gỡ khó cho doanh nghiệp
22:01' - 14/10/2020
Ngày 14/10, UBND thành phố đã tổ chức Tọa đàm "Đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ".
-
Chuyển động DN
C.P. Việt Nam nhận danh hiệu Doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông
16:05' - 14/10/2020
Công ty C.P. Việt Nam đã kết hợp với nông dân thiết lập hơn 3.000 trang trại trên toàn quốc theo hình thức liên kết chăn nuôi, qua đó tạo việc làm cho trên 400.000 lao động.
-
Chứng khoán
Doanh nghiệp bán lẻ điện thoại làm gì khi thị trường bão hòa?
15:35' - 14/10/2020
Các doanh nghiệp đứng đầu thị trường bán lẻ điện thoại di động đang có những chuyển đổi mạnh mẽ, mở rộng sang nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Việt Nam và Campuchia thúc đẩy hợp tác, kết nối giao thương
21:46' - 15/07/2025
Hội nghị thu hút gần 300 doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia tham dự, với các hoạt động giao thương trực tiếp, trưng bày sản phẩm, giới thiệu dịch vụ trong nhiều lĩnh vực.
-
Doanh nghiệp
Lợi ích lớn từ việc tận dụng nhiệt dư trong sản xuất xi măng
15:34' - 15/07/2025
Theo tổng hợp của Sở Công Thương Ninh Bình, hiện các nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng các trạm phát điện tận dụng nhiệt dư với tổng công suất 82,8 MW để phát điện tự dùng.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận của nhiều "ông lớn" dầu khí sụt giảm
15:19' - 15/07/2025
Các tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới như BP, Shell và ExxonMobil đưa ra cảnh báo về khả năng lợi nhuận quý II/2025 sẽ giảm mạnh, chủ yếu do giá dầu và khí đốt tự nhiên thế giới sụt giảm.
-
Doanh nghiệp
Mỏ Kình Ngư Trắng - Kình Ngư Trắng Nam đón dòng dầu thương mại đầu tiên
14:47' - 15/07/2025
Dự án phát triển mỏ Kình Ngư Trắng - Kình Ngư Trắng Nam (KNT-KTN) đã chính thức đón dòng dầu thương mại đầu tiên vào ngày 14/7/2025.
-
Doanh nghiệp
Samsung vẫn dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh toàn cầu
11:08' - 15/07/2025
Theo dữ liệu từ Canalys công bố hôm 15/7, Samsung Electronics vẫn duy trì vị trí dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh toàn cầu trong quý II nhờ doanh số bán các mẫu Galaxy A có giá cả cạnh tranh.
-
Doanh nghiệp
Panasonic khai trương nhà máy sản xuất pin thứ 2 tại Mỹ giữa nhiều khó khăn
09:06' - 15/07/2025
Ngày 14/7, tập đoàn Panasonic của Nhật Bản khai trương một nhà máy sản xuất pin lớn trị giá 4 tỷ USD tại Mỹ, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy các hoạt động sản xuất trong nước.
-
Doanh nghiệp
Cần Thơ nâng chất điều hành, mở đường cho doanh nghiệp
17:29' - 14/07/2025
Ngày 14/7, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức lễ công bố và trao quyết định về công tác cán bộ cho Ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp Cần Thơ.
-
Doanh nghiệp
Việt Nam xây nền móng hạ tầng cho kỷ nguyên AI
12:33' - 13/07/2025
Dự án Trung tâm Dữ liệu siêu quy mô ở Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh do Tập đoàn CMC đầu tư là bước đi chiến lược trong lộ trình xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển AI và công nghệ lõi của Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD phát triển dầu khí
09:32' - 13/07/2025
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD với các tập đoàn năng lượng quốc tế để khoan 43 giếng dầu khí, nhằm tăng sản lượng nội địa và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.