Doanh nghiệp đa dạng kịch bản cung ứng hàng Tết
Ngày 13/1, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Thứ trưởng Phan Thị Thắng làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 tại Tp. Hồ Chí Minh; đồng thời, Đoàn công tác Bộ Công Thương cũng đã có buổi làm việc với ngành Công Thương Tp. Hồ Chí Minh và cộng đồng doanh nghiệp, nhà bán lẻ trên địa bàn.
Báo cáo với Đoàn công tác Bộ Công Thương về công tác bảo đảm cân đối cung cầu, chương trình Bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho biết, chương trình năm nay có sự kết hợp đồng bộ với nhiều chương trình lớn của thành phố như kích cầu đầu tư, kết nối cung cầu, khuyến mại tập trung.... Đồng thời, chương trình cũng bổ sung hình thức tham gia hỗ trợ, gồm: hỗ trợ giá thuê mặt bằng, dịch vụ vận chuyển hàng bình ổn thị trường, xây dựng thương hiệu… để doanh nghiệp yên tâm đầu ra, ổn định sản xuất, từng bước xây dựng chuỗi cung ứng bền vững.
Cụ thể, để chuẩn bị nguồn cung dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, các doanh nghiệp đầu mối tham gia chương trình Bình ổn thị trường đã chuẩn bị nguồn vốn hơn 22.000 tỷ đồng; trong đó hơn 8.000 tỷ đồng chuẩn bị hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu để phục vụ thị trường Tết; sản lượng hàng thiết yếu chuẩn bị chiếm từ 25-43% thị phần; bình quân mỗi tháng Tết dự kiến cung ứng gần 8.000 tấn gạo, 5.000 tấn thịt gia súc; 5.500 tấn thịt gia cầm; 23 triệu quả trứng gia cầm; 1.400 tấn đường; 1.100 tấn dầu ăn; 800 tấn thực phẩm chế biến; 10.000 tấn rau củ quả...
Về hoạt động phân phối hàng hóa, ông Nguyễn Nguyên Phương chia sẻ thêm, Sở Công Thương phối hợp UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức triển khai nhiều giải pháp, đôn đốc mạng chợ đầu mối, chợ dân sinh, hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi tập trung theo dõi, nắm bắt thị trường, dự ước nhu cầu, chuẩn bị nguồn cung, bám sát tình hình giá cả hàng hóa tại nguồn, thực hiện nghiêm quy định về niêm yết giá, hàng hóa kinh doanh có nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn thực phẩm… Về giá cả, nhóm mặt hàng bình ổn thị trường luôn duy trì thấp hơn tối thiểu 5% so với giá bình quân thị trường của sản phẩm cùng quy cách, chủng loại, chất lượng, đồng thời chương trình không điều chỉnh tăng giá trong một tháng trước Tết và một tháng sau Tết.
Đặc biệt, để đảm bảo cung ứng hàng hóa những ngày cận Tết, các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi tăng cường nhân lực, tăng công suất phục vụ, kéo giãn thời gian hoạt động, kiên quyết không để xảy ra tình trạng trống kệ hàng, không để ùn ứ khách hàng mua sắm Tết… Riêng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng phương án tăng sản lượng trong tình huống cần thiết và tổ chức bán hàng lưu động để xử lý biến động bất thường, thiếu hàng cục bộ (nếu có)…
Bên cạnh đảm bảo nguồn hàng, kiểm soát giá cả, năm nay là năm đầu tiên Tp. Hồ Chí Minh triển khai chương trình Hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa (Tick xanh trách nhiệm) với mục tiêu định hướng sản xuất thông qua tín hiệu thị trường trên nguyên tắc tự nguyện, minh bạch và trung thực. Chương trình nhận được sự đồng thuận và được dẫn dắt bởi 8 tập đoàn bán lẻ hàng đầu Việt Nam, mở ra cơ hội phát triển thị trường cho sản phẩm có quy trình sản xuất minh bạch, an toàn... góp phần ngăn chặn sản phẩm bẩn, sản phẩm kém chất lượng đến tay người tiêu dung.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Phan Văn Dũng, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản Vissan (Vissan) cho hay, đối với mặt hàng thịt lợn, lượng hàng nhập về và bán ra thị trường Tp. Hồ Chí Minh tính đến thời điểm này đều gia tăng. Ghi nhận cho thấy thị trường có sự biến động về giá là do ảnh hưởng dịch bệnh, tuy nhiên doanh nghiệp cam kết giá bình ổn áp dụng từ 30/12/2024 và không điều chỉnh giá trong dịp Tết, thậm chí thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi vào những ngày cận Tết.
Tương tự, ông Trương Chí Thiện, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt chỉ ra rằng, đối với mặt hàng trứng gia cầm thì là một năm ổn định về giá cả và nguồn cung có những thời điểm vượt cầu, đồng thời cũng thường xuyên được chạy chương trình khuyến mãi. Riêng Vĩnh Thành Đạt, ngoài cung ứng hàng cho các điểm bán bình ổn tham gia chương trình, còn mở rộng kênh phân phối, bán lẻ hàng bình ổn ra chợ truyền thống và duy trì hoạt động giảm giá sâu như những năm trước.
Theo nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, bán lẻ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, nhằm ứng phó kịp thời với diễn biến khó lường của thị trường Tết đã thực hiện đảm bảo công tác dự trữ sản phẩm, cũng như điều tiết sản lượng hàng hóa phù hợp với tình hình thực tế, làm việc với nhà cung ứng cam kết cung ứng đủ sản lượng phục vụ thị trường Tết. Đối với thị trường Tết hàng năm, doanh nghiệp luôn phải chuẩn bị nguồn cung luôn đảm bảo không thiếu hàng, nhưng cần cân đối để không tồn kho, tăng chi phí bảo quản, vận chuyển... nhất là đối với những nhóm mặt hàng phổ biến có sức mua tăng cao và có thể đột biến trong dịp Tết đột biến do văn hóa phong tục truyền thống. Đồng thời, doanh nghiệp chấp nhận dư hàng, cũng như kinh nghiệm cân đối cung cần, nên không lo thiếu nguồn cung hay đột biến về giá.
Trong khi đó, ở góc độ nhà bán lẻ, ông Nguyễn Đức Toàn, Giám đốc Thương mại của MM Mega Market Việt Nam (MM) cho rằng, so với khaorng một tuần trước thì hiện nay lượng hàng cung ứng ra thị trường của hệ thống trung tâm bán lẻ này đã tăng từ 100-150%. Tại hệ thống trung tâm MM, tập trung cung ứng và phục vụ hầu hết mặt hàng tiêu dùng thiết yếu truyền thống trong dịp Tết, riêng năm nay tăng cường nhóm mặt hàng nông sản, đặc sản, trái cây vùng miền trên khắp cả nước.
Ghi nhận tại hệ thống trung tâm MM, tính đến thời điểm này thì khung giờ cao điểm mua sắm của khách hàng là buổi chiều tối, hoặc những ngày cuối tuần. Song song đó, khâu vận chuyển cung ứng hàng hóa và giao nhận đơn hàng đến người tiêu dùng vẫn đang được đảm bảo nhờ vào việc đã chuẩn bị kế hoạch và một số kịch bản ứng phó với biến động thị trường.
Qua hoạt động khảo sát thực tế tại điểm bán, làm việc với ngành công thương Tp. Hồ Chí Minh và cộng đồng doanh nghiệp, nhà bán lẻ trên địa bàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đánh giá cao hoạt động kết nối cung cầu, kiểm soát chất lượng trong phối hợp liên ngành tại Tp. Hồ Chí Minh đối với thị trường Tết năm nay. Đồng thời, yêu cầu ngành công thương thành phố tiếp tục bám sát công tác đảm bảo cung cầu hàng hóa; theo dõi diễn biến thị trường, nhất là những mặt hàng trọng yếu như thịt lợn, rau của quả; kết nối cung cầu hai chiều và đa chiều trong phân phối, bán lẻ; thông tin nguồn cung hàng hóa đến người dân…
Thứ trưởng Phan Thị Thắng cũng đề nghị, lực lượng quản lý thị trường thành phố phối hợp liên ngành đẩy mạnh kiểm soát hàng hóa ngay từ đầu mối phân phối và nơi tập trung hàng hóa, chứ không chỉ chờ ra đến thị trường mới kiểm tra, giám sát. Về phía doanh nghiệp cần căn cứ vào tình hình thực tế để điều tiết thị trường như bên cạnh chuẩn bị nguồn cung thì đánh giá sức mua, lên phương án kinh doanh phù hợp, phát huy lợi thế nhóm hàng hóa đặc sản vùng miền trong nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường Tết.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Xuất nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc tăng trưởng 5%
14:14' - 13/01/2025
Theo báo cáo được Tổng Cục hải quan Trung Quốc công bố ngày 13/1, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của nước này trong năm 2024 tính theo Nhân dân tệ (NDT) đã tăng 5% so với năm trước đó.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhịp cầu kết nối thương mại hàng hóa Việt Nam - Canada
08:23' - 13/01/2025
Thông qua các doanh nghiệp kiều bào hàng Việt Nam không những vào được hệ thống bán lẻ và siêu thị tại Canada mà còn vươn tới được khu vực Bắc Mỹ nói riêng và châu Mỹ nói chung.
-
Hàng hoá
Vận chuyển hàng hóa bằng tàu liên vận Trung - Việt tăng 11,5 lần
14:36' - 10/01/2025
Năm 2024, các chuyến tàu liên vận Trung Quốc - Việt Nam khởi hành từ Quảng Tây đã vận chuyển lượng hàng hóa đạt 19.670 container, tăng 1.153% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Hàng hoá
Triển vọng thị trường 2025: Sự phân hóa giữa các loại hàng hóa
07:48' - 08/01/2025
Giá hàng hóa toàn cầu sẽ chứng kiến xu hướng giảm nói chung trong năm 2025 do triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm và sự mạnh lên của đồng USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Goldman Sachs: Giá dầu sẽ tiếp tục giảm đến năm 2026
17:01'
Theo Goldman Sachs, giá dầu Brent Biển Bắc và dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) đều sẽ giảm nhẹ, giữ mức trung bình lần lượt là 63 USD/thùng và 59 USD/thùng trong những tháng còn lại của năm 2025.
-
Hàng hoá
Chiều 14/4, giá dầu tăng nhẹ nhờ nhập khẩu dầu của Trung Quốc phục hồi
16:13'
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch chiều 14/4 sau khi dữ liệu cho thấy nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc phục hồi mạnh mẽ trong tháng 3/2025.
-
Hàng hoá
Hàng nông sản dẫn đà thị trường hàng hóa
09:45'
7 mặt hàng nông sản chìm trong sắc xanh, dẫn đà tăng của toàn thị trường. Đóng cửa, lực mua chiếm ưu thế đã kéo chỉ số MXV-Index tăng 0,9% lên mức 2.168 điểm.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á hạ nhiệt sau thông tin tích cực về thuế quan của Mỹ
07:30'
Giá dầu giảm nhẹ trong phiên giao dịch sáng ngày 14/4 tại thị trường châu Á, khi giới đầu tư cân nhắc tác động từ việc Mỹ miễn thuế đối ứng cho điện thoại thông minh và thiết bị điện tử.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá lúa tiếp tục tăng
18:04' - 13/04/2025
Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục nhích lên khi vụ Đông Xuân sắp kết thúc.
-
Hàng hoá
Giá gạo Thái Lan chạm "đáy" của hơn 3 năm
18:12' - 12/04/2025
Giá gạo xuất khẩu từ Thái Lan đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn ba năm trong tuần này do động thái áp thuế nhập khẩu của Tổng thống Mỹ Donald Trump và tình trạng dư cung trên thị trường.
-
Hàng hoá
Một tuần biến động mạnh trên thị trường dầu mỏ
12:42' - 12/04/2025
Giá dầu thế giới biến động mạnh trong tuần qua, khi các yếu tố địa chính trị và thương mại liên tiếp tác động đến tâm lý thị trường, làm dấy lên lo ngại về nguồn cung và nhu cầu năng lượng toàn cầu.
-
Hàng hoá
Căng thẳng thương mại cản trở đà phục hồi của giá dầu
16:32' - 11/04/2025
Giá dầu tăng chiều 11/4 sau phiên giảm sâu, nhưng vẫn có nguy cơ giảm tuần thứ hai liên tiếp do thị trường lo ngại cuộc chiến thương mại kéo dài giữa các nền kinh tế lớn.
-
Hàng hoá
Giá dầu quay đầu giảm mạnh
08:35' - 11/04/2025
Theo Báo cáo triển vọng năng lượng của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), dự báo nhu cầu dầu toàn cầu bị hạ thấp. EIA cũng giảm dự báo giá dầu tương lai do kế hoạch tăng sản lượng của nhóm OPEC+