Doanh nghiệp dầu khí làm gì trước tác động từ căng thẳng thương mại?
Ngành công nghiệp dầu khí tự nhiên đang phát triển nhanh của Mỹ đã chịu ảnh hưởng tiêu cực từ những diễn biến căng thẳng thương mại đang diễn ra giữa các cường quốc, tạo ra sự không chắc chắn, đi cùng với những khoản chi phí đắt đỏ cho các doanh nghiệp.
Các chuyên gia và quan chức tham gia hội nghị ngành về năng lượng CERAWeek do hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit tổ chức từ ngày 11-15/3 cho biết nhiều công ty dầu khí Mỹ đã phải đối mặt với chi phí tăng cao và nhiều khó khăn khác khi số đơn đặt mua các mặt hàng dầu thô và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Trung Quốc gần như "đóng băng",
Susan Schwab, Giáo sư của Đại học Maryland và cựu Đại diện thương mại Mỹ, cho biết tác động của các rào cản thương mại đối với hoạt động sản xuất của ngành công nghiệp dầu khí là rất thực tế và có thể được trải nghiệm trong những diễn biến kinh tế hàng ngày.
"Chúng tôi chưa ghi nhận bất kỳ người mua Trung Quốc nào liên hệ với các nhà phát triển dự án LNG của Mỹ kể từ khi căng thẳng tăng vọt", nhà phân tích cao cấp về LNG toàn cầu thuộc IHS Markit, Matthew Shruhan, cho biết.
Mặc dù vậy, nhà phân tích Shruhan nhận định căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã tác động đến dòng chảy thương mại của LNG, song thường thì các dự án LNG dài hạn kéo dài trong 20 hoặc 30 năm nên những tác động thực sự của việc này sẽ là một vấn đề dài hạn.
Theo nhận định của Giáo sư Schwab, "khi bạn thực hiện một hành động thương mại, có lẽ bạn sẽ tạo ra đòn bẩy cho chính mình, nhưng điều này có thể cũng tác động đến lợi ích kinh tế của chính nền kinh tế bạn".
Dự án xuất khẩu Alaska LNG được đề xuất là một trong những dự án LNG của Mỹ chịu ảnh hưởng bởi căng thẳng thương mại song phương, một chuyên gia giấu tên trong ngành cho biết.
Cũng theo Giáo sư Schwab, dưới góc độ kinh tế học, rào cản thương mại là xấu khi mà các định nghĩa đều cho rằng khái niệm này sẽ làm tổn thương tất cả mọi người và chỉ có lợi cho một số ít. Bên cạnh đó, các chính sách thương mại thường không có vai trò lớn trong bối cảnh nền kinh tế đang trải qua thâm hụt thương mại".
Hou Qijun, Phó Chủ tịch Tập đoàn Dẩu mỏ Quốc gia Trung Quốc (CNPC), cho biết ngành công nghiệp năng lượng của Mỹ đã trải qua những thay đổi mang tính cách mạng trong thập kỷ qua.
Trong khi đó, Trung Quốc lại trở thành quốc gia tiêu thụ dầu nhập khẩu lớn nhất thế giới năm 2017 và một trong những nước nhập khẩu khí đốt lớn nhất trong năm 2018.
Do đó, một cách tự nhiên nhất, giữa một quốc gia sản xuất năng lượng lớn và một quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn cần một sự hợp tác.
Cũng theo chuyên gia này, việc Trung Quốc tăng cường nhập khẩu năng lượng của Mỹ sẽ giúp cải thiện cấu trúc thương mại của cả hai nước, giảm thâm hụt thương mại và đa dạng hóa nguồn nhập khẩu năng lượng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Mặc dù có thể đối mặt với một số thách thức ban đầu, song chuyên gia Hou hy vọng rằng sớm muộn gì các nhà xuất khẩu LNG của Mỹ và các nhà nhập khẩu LNG Trung Quốc sẽ gặp nhau. Điều này có lợi cho cả hai nước và cho thị trường năng lượng toàn cầu./.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Chứng khoán toàn cầu phần lớn sụt giảm do căng thẳng thương mại và địa chính trị
09:05' - 28/02/2019
Thị trường chứng khoán toàn cầu phần lớn giảm điểm trong phiên 27/2 do bất ổn thương mại và cuộc xung đột leo thang giữa Ấn Độ và Pakistan.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu 2018: Sức ép từ căng thẳng thương mại
13:14' - 01/01/2019
Sau một thời gian đe dọa, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng “đình chiến” trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
05:30' - 11/12/2018
Theo nhận định của giới chuyên gia, việc hai cường quốc Mỹ-Trung đình chiến là sự thể hiện thái độ có trách nhiệm đối với sự phát triển kinh tế thương mại của hai nước nói riêng và toàn cầu nói chung.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
EU thúc đẩy thành lập Cộng đồng địa chính trị châu Âu
09:33'
Liên minh châu Âu (EU) ngày 18/5 thông báo khối này sẽ nỗ lực thành lập "Cộng đồng địa chính trị châu Âu" để chuẩn bị cho sự hội nhập của các ứng cử viên gia nhập EU.
-
Ý kiến và Bình luận
Italy cảnh báo rủi ro từ việc không tiêm vaccine
09:00'
Ngày 18/5, Bộ Y tế Italy đã gửi văn bản đến chính quyền các địa phương, yêu cầu hành động để nâng cao tỷ lệ bao phủ vaccine ngừa COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed muốn tăng trưởng kinh tế của Mỹ chậm lại
10:30' - 18/05/2022
Nến kinh tế lớn nhất thế giới đối mặt với lạm phát ở mức cao nhất trong bốn thập niên, khiến Fed phải nỗ lực kiểm soát sức ép giá cả.
-
Ý kiến và Bình luận
Hãng thông tấn Malaysia đánh giá tích cực trang thông tin của TTXVN
10:12' - 18/05/2022
TTXVN đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và luôn nỗ lực truyền tải nội dung thông tin nhanh chóng, đầy đủ và đa dạng trên trang web.
-
Ý kiến và Bình luận
Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan lo ngại về tình trạng giá nội địa tăng
08:45' - 18/05/2022
Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đã bày tỏ lo ngại ngày càng tăng về triển vọng xuất hàng trong quý II/2022, do giá nội địa tăng mạnh có thể khiến các nhà nhập khẩu ngừng mua gạo của nước này.
-
Ý kiến và Bình luận
Chính sách “không COVID” của Trung Quốc sẽ kìm hãm đà phục hồi của ngành hàng không châu Á
17:32' - 17/05/2022
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) ngày 17/5 cảnh báo chính sách “Không COVID” của Trung Quốc sẽ kìm hãm đà phục hồi hoàn toàn của du lịch hàng không tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
-
Ý kiến và Bình luận
Vaccine cúm cũng có khả năng ngừa virus SARS-CoV-2
15:55' - 17/05/2022
Các loại vaccine cúm cũng có khả năng phòng COVID-19, đặc biệt là những thể nặng nhất, song tác dụng này có thể không kéo dài.
-
Ý kiến và Bình luận
Nga cảnh báo nguy cơ các khủng hoảng toàn cầu ngày càng trầm trọng
14:44' - 17/05/2022
Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố cho rằng các nỗ lực nhằm loại Nga khỏi các kênh hợp tác quốc tế lâu dài về mặt kinh tế, tài chính và hậu cần chỉ làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng Giám đốc ILO đánh giá cao thành tựu trong xóa bỏ lao động trẻ em tại Việt Nam
10:27' - 17/05/2022
Việt Nam đang chung tay và tình nguyện thực hiện một nỗ lực đặc biệt nhằm xóa bỏ tình trạng lao động trẻ em.