Doanh nghiệp dệt may chủ động kịch bản ứng phó trước rủi ro thương mại
Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), các đơn vị trong Tập đoàn đã có đủ đơn hàng sản xuất tới hết quý II/2025 và đang tiếp tục đàm phán ký kết các đơn hàng trong quý III. Ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Vinatex cho biết, thị trường ngành may có những tín hiệu phục hồi của thị trường trong 6 tháng đầu năm, tuy nhiên từ quý III/2025 có dấu hiệu chững lại vì khách hàng còn đang nghe ngóng các tác động của các chính sách thuế của Mỹ đối với nền kinh tế.
Ông Cao Hữu Hiếu cho biết thêm, thời điểm 6 tháng đầu năm 2025 hầu hết các đơn hàng dịch chuyển sang Việt Nam đều là những đơn hàng có tính kỹ thuật cao, quy mô nhỏ, kể cả hàng dệt kim nhưng các yêu cầu về đặc tính kỹ thuật cao hơn so với dệt kim thông thường số lượng lớn. Do đó, các đơn vị đều tận dụng tối đa các cơ hội của thị trường để sản xuất hàng FOB (người bán phải có trách nhiệm mang hàng từ kho người bán ra cảng và xếp hàng lên tàu), gia tăng lợi nhuận.
Tuy nhiên, khách hàng còn thận trọng khi các chính sách về thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể ảnh hưởng nhiều tới chuỗi cung ứng, nhất là xu hướng tiêu dùng của người dân Mỹ. Nếu nửa cuối năm 2025, các tác động của chính sách thuế rõ ràng hơn, thì có thể sẽ phải chuẩn bị các phương án sản xuất CMT (khách hàng cung cấp toàn bộ đầu vào để sản xuất sản phẩm bao gồm nguyên liệu, vận chuyển, mẫu thiết kế) để giảm thiểu rủi ro về nguồn gốc xuất xứ khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Một số doanh nghiệp cho rằng, hiện tại các biện pháp thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Trump chưa nhắm vào Việt Nam và Việt Nam cũng là quốc gia ít tổn thương nhất trong khu vực ASEAN đối với thuế đối ứng; ngành dệt may cũng chưa thuộc diện bị đánh thuế bổ sung; năng lực sản xuất của ngành dệt may Mỹ rất nhỏ (hiện chỉ đáp ứng 3% nhu cầu nội địa) nên vẫn phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu.
Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 cho biết, đầu tháng 2, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký lệnh áp thuế lên hàng hóa Mexico, Canada và Trung Quốc. Theo đó, năng lượng nhập khẩu từ Canada sẽ bị áp thuế 10%, trong khi mặt hàng này từ Mexico vẫn chịu thuế 25%. Các mặt hàng khác từ Mexico và Canada chịu mức thuế 25% và toàn bộ hàng Trung Quốc bị áp thêm 10% từ ngày 4/2.
Trong lĩnh vực dệt may, thị trường Mỹ hiện chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp. Bên cạnh cơ hội lớn để có thể tăng trưởng xuất khẩu vào Mỹ thì để tránh các rủi ro doanh nghiệp cũng đã và đang nỗ lực mở rộng các thị trường xuất khẩu.
Ngoài các thị trường chính như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, trong nhiều năm qua, thông qua 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết đa phương và song phương, doanh nghiệp đã có nhiều có hội mở rộng thị trường. Đặc biệt, kể từ khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực thì lượng hàng xuất khẩu vào Canada là rất lớn.
May 10 xác định thị trường ASEAN và Trung Quốc là thị trường đầy tiềm năng thông qua các Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand.
Trước những diễn biến trên của thị trường, ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Vinatex nêu rõ, hiện các chính sách thuế của Tổng thống Mỹ chưa có sự định hình rõ ràng, các chính sách về thuế đối ứng có thể thay đổi liên tục và phải tới tháng 4/2025 mới “ngã ngũ” giống như trường hợp của Canada và Mexico.
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần nâng cao tính tuân thủ các quy định về nguồn gốc xuất xứ của đạo luật chống lao động cưỡng bức của Mỹ đối với Trung Quốc.
Do đó, có một số trọng tâm các đơn vị trong hệ thống cần tập trung triển khai, đó là: tận dụng tối đa cơ hội từ thị trường trong 6 tháng đầu năm để tăng trưởng doanh thu và kim ngạch xuất khẩu khi các chính sách bất ngờ của Mỹ chưa xảy ra từ đó hiện thực hóa kết quả sản xuất kinh doanh năm 2025 nhanh nhất khi thị trường còn dồi dào đơn hàng, tập trung vào việc đàm phán các đơn hàng có thời gian giao hàng nhanh, không xử lý đơn hàng theo nguyên tắc thông thường.
Có các biện pháp đàm phán đối với các đơn hàng FOB, làm rõ nguyên tắc trong các hợp đồng đàm phán đối với trường hợp giao hàng sau tháng 6/2025 về nguồn gốc xuất xứ của nguyên phụ liệu, cũng như cam kết đồng hành của các nhà mua hàng đối với nhà sản xuất.
Chính sách tỷ giá hối đoái năm 2025 được dự đoán sẽ có lợi đối với các đơn vị xuất khẩu, nhưng với các đơn vị có tỷ trọng nhập siêu nguồn nguyên phụ liệu hay đầu tư chiều sâu cho máy móc thiết bị… thì cần nghiên cứu kỹ khi có sự chênh lệch tỷ giá hối đoái để có phương án phù hợp.
Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam tháng 1/2025 đạt 3,68 tỷ USD, giảm 0,7% (do nghỉ 7 ngày Tết Nguyên đán, trong khi cùng kỳ không có kỳ nghỉ Tết đạt 3,71 tỷ USD).
Nếu xét về hiệu quả sản xuất theo giá trị xuất khẩu trung bình mỗi ngày làm việc tăng trên 20% so cùng kỳ; trong đó, một số thị trường có sự tăng trưởng như thị trường Mỹ đạt 1,44 tỷ USD tăng 5,6% so với cùng kỳ; thị trường EU đạt 366,1 triệu USD, tăng 4% so cùng kỳ; thị trường Hàn Quốc đạt 343,4 triệu USD, tăng 1,2% so cùng kỳ…
>>> Công ty dệt may lớn nhất Indonesia phá sản
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Công ty dệt may lớn nhất Indonesia phá sản
08:24' - 01/03/2025
Công ty dệt may lớn nhất Indonesia Sri Rejeki Isman (Sritex) sẽ ngừng mọi hoạt động của nhà máy ở Trung Java vào ngày 1/3 tới, sau khi Tòa tối cao đưa ra phán quyết phá sản do không trả được nợ.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà sản xuất dệt may quốc tế mở rộng hoạt động sang Việt Nam
15:43' - 27/02/2025
Vị trí chiến lược, với cam kết phát triển bền vững và đổi mới khiến Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất hấp dẫn cho các nhà sản xuất dệt may, thời trang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Doanh nghiệp
Khai mạc Triển lãm quốc tế ngành dệt may và công nghệ dệt may Việt Nam 2025
15:13' - 26/02/2025
Ngày 26/2, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Tp. Hồ Chí Minh đã khai mạc Triển lãm quốc tế ngành dệt may và công nghệ dệt may Việt Nam 2025 (VIATT 2025).
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Xây dựng chiến lược xuất khẩu hiệu quả cho các loại trái cây tiềm năng
17:20'
Ngành nông nghiệp cần định vị, nâng tầm giá trị và kim ngạch xuất khẩu cho các loại trái cây tiềm năng khác như chanh dây, chuối, dứa, dừa.
-
DN cần biết
Trung Quốc tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
11:02'
Trung Quốc tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Việt sẽ tiếp tục tham gia Hội chợ Thương mại điện tử toàn cầu lần thứ 4
18:59' - 16/07/2025
Bộ Công Thương Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia Hội chợ Thương mại điện tử toàn cầu lần thứ 4 (GDTE 2025), diễn ra từ ngày 23-29/9 tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc.
-
DN cần biết
Xúc tiến thương mại bài bản giúp hàng Việt chinh phục thị trường Hoa Kỳ
16:06' - 16/07/2025
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam trong nhiều năm qua, nhưng cũng là thị trường có hàng rào kỹ thuật, thuế quan và quy định nhập khẩu nghiêm ngặt bậc nhất thế giới.
-
DN cần biết
Nhà máy tại Việt Nam: "Cứ điểm" xuất khẩu quan trọng của Kumho Tire
15:11' - 16/07/2025
Đối với Kumho Tire, nhà máy tại Việt Nam là cơ sở tiên phong cho hoạt động xuất khẩu sang Bắc Mỹ và châu Âu.
-
DN cần biết
Bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại FPT Telecom về Bộ Công an
11:26' - 16/07/2025
Lễ bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về Bộ Công an đã diễn ra tại Hà Nội.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành bộ thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
17:06' - 15/07/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1845/QĐ-BCT về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành và sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ điều tra chống lẩn tránh thuế đồ đựng nhôm xuất xứ Việt Nam
16:53' - 15/07/2025
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm nói trên rà soát các hoạt động xuất khẩu các sản phẩm bị điều tra sang Hoa Kỳ.
-
DN cần biết
Chi phí vận chuyển container từ Hàn Quốc đến Mỹ tăng cao
10:47' - 15/07/2025
Theo Cục Hải quan Hàn Quốc ngày 15/7, chi phí vận chuyển container từ Hàn Quốc đến Mỹ đã tăng mạnh vào tháng trước, do khối lượng thương mại tăng bất chấp chính sách thuế quan toàn diện của Mỹ.